TÌM HỌ CỦA VUA HÙNG
Có thể bạn quan tâm
Từ bao đời nay, trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt, các Vua Hùng là người có công dựng nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam. Thờ cúng Hùng Vương đã trở thành tín ngưỡng của người Việt, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thế nhưng “Con người có tổ có tông; như cây có cội như sông có nguồn” nên lâu nay nhiều người vẫn băn khoăn đặt câu hỏi về họ của Vua Hùng là gì?
Có người cho rằng thời Hùng Vương người Việt theo chế độ mẫu hệ và khi đó chưa có họ. Cũng có người bảo rằng vua Hùng mang họ Hùng. Song tất cả những điều đó cũng chỉ là suy đoán nên không có tính thuyết phục. Bởi lẽ căn cứ vào thần phả, ngọc phả, đặc biệt là Ngọc phả Hùng Vương đều ghi rõ các đời Vua Hùng là cha truyền con nối nên không thể là chế độ mẫu hệ. Còn nếu các vua Hùng mang họ Hùng cũng không phải. Vì lẽ với tập quán và tín ngưỡng ngàn đời của người Việt luôn trân trọng và biết ơn tổ tiên gắn với việc duy trì phát triển nòi giống tiên rồng, phát triển họ tộc thì sẽ hết sức phi lý khi đến nay lại không còn một ai mang họ Hùng.
Mở trang đầu tiên của Ngọc phả Hùng Vương được lưu ở đền Hùng thấy đôi câu đối tương truyền của chúa Trịnh:
Vấn lai dĩ sự tu vi sử.
Tế nhận như đồ dục ngâm thi.
Dịch nôm na là muốn hiểu biết về quá khứ người Việt thì đọc cuốn “sử” này.
Các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử thời nay cũng khẳng định: Ngọc phả chính là “chìa khóa” về nguồn cội, là cuốn Thiên thư giúp phân định được không gian, thời gian và con người Việt ở thời xa xưa nhất.
Ngoài bản Ngọc phả Đền Hùng, Đền Vân Luông ở Việt Trì, Phú Thọ cách Đền Hùng không xa hiện còn lưu giữ được nhiều thư tịch tài liệu cổ, trong đó có: “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (năm 980, thời Vua Lê Đại Hành). Bản chữ Nho ghi chép 18 chi Hùng Vương gồm đầy đủ từ tên hiệu, tên truy phong, ngày sinh, ngày mất, số đời vua kế truyền, số cung phi, con trai, con gái, hoàng tôn và cháu chắt. Mở những trang sử trong "Đại Việt sử lược" có ghi: "Thời Trang Vương nhà Chu (năm 696 - 682 trước công nguyên) ở Bộ Gia Ninh có dị nhân dùng yêu thuật áp phục được các Bộ lạc tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang. Truyền 18 chi đời đều gọi là Hùng Vương".
Năm 1994 CLB Nghiên cứu Văn hóa Gia đình và Dòng họ Việt Nam (Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa Gia đình và dòng họ Việt Nam hiện nay) khởi xướng phong trào “Vấn Tổ - Tìm Tông” của các dòng họ. Ban liên lạc các dòng họ đã kết nối với nhau bằng nhiều hoạt động thiết thực sưu tầm, bảo tồn được nhiều tư liệu lịch sử quý giá về nguồn cội của các họ tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy họ của Vua Hùng người có công dựng nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã có thêm đôi điều sáng tỏ.
Theo Ngọc phả, thánh tích họ Đỗ thì họ Đỗ đã sinh tụ, phát tích cách đây khoảng 5000 năm, trước cả thời kỳ Vua Hùng đời thứ nhất. Còn cuốn “Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư” được ghi chép từ thời Tự Đức năm thứ nhất “Tự Đức nguyên niên chính nguyệt thập ngũ nhật” đang lưu giữ tại từ đường họ Nguyễn (Nguyễn tộc) thôn Vân Nội, xã Phú Lương, huyện Thanh Oai, Hà Nội do Hà Khắc Khoan phiên âm và dịch ngày 10 tháng 02 năm 2012 và “Bách Việt Tộc Phả”, có ghi cách đây gần 5000 năm, cụ Đỗ Thương kết duyên cùng cụ bà Vụ Tiên. Hai cụ sinh hạ được chín người con: một gái, tám trai. Người con cả là Đỗ Thị Đoan Trang, tên húy là Ngoan, được tôn danh là Đỗ Quý Thị (Tức Quý bà họ Đỗ). Cụ Đỗ Quý Thị được phong Phật hiệu là “Hương Vân Cái Bồ Tát”, “Đệ Nhất Tiên Thiên Thánh Mẫu’’ (Mẫu mẹ đầu tiên của Đạo Mẫu Việt Nam) vì bà là mẹ của Thủy tổ Việt Nam - Kinh Dương Vương, là bà nội của quốc tổ Lạc Long Quân - Vua Hùng. Tám người con trai đã có công giúp cháu là Kinh Dương Vương (Tức Lộc Tục) dựng nước nên được phong là Bát Bộ Kim Cương. Mộ Bát Bộ Kim Cương được táng ở Gò Thiềm Thừ (Gò Con Cóc), tại Ba La, Hà Đông, thành phố Hà Nội đã được Nhà nước cấp Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 2016.
Cụ Đỗ Quý Thị lấy chồng là Thái Khương Công Nguyễn Minh Khiết, hiệu là Đế Minh. Hai cụ sinh ra Lộc Tục. Sau khi được vua cha truyền ngôi, Lộc Tục tụ quân dẹp loạn, thu phục được 72 bộ lạc, lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Qủy. Mộ Thủy tổ Việt Nam Kinh Dương Vương ở làng Á Lữ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khu di tích đền thờ Kinh Dương Vương cũng ở gần đấy. Sùng Lãm là con trai thứ ba của Kinh Dương Vương, hiệu là Lạc Long Quân, lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, thay cha lập nên nhà nước Văn Lang, mở ra triều đại vua Hùng đầu tiên.
Mộ quốc tổ Lạc Long Quân ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nói rằng Thủy tổ Kinh Dương Vương là người họ Nguyễn tên là Nguyễn Quảng (Người dựng nên nước Xích Quỷ̉ thời tiền sử năm 2879 trước công nguyên (TCN) tiền thân của nước Việt ngày nay). Người có cha là Đế Minh - Nguyễn Minh Khiết. Ngoài cuốn “Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư” được ghi chép từ thời Tự Đức năm thứ nhất “Tự Đức nguyên niên chính nguyệt thập ngũ nhật” đang lưu giữ tại từ đường họ Nguyễn (Nguyễn tộc) thôn Vân Nội, xã Phú Lương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội do Hà Khắc Khoan phiên âm và dịch ngày 10 tháng 02 năm 2012, còn có các tác phẩm như “Nam bang thủy tổ Kinh Dương Vương” của Trần Quốc Thịnh do NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2012, cuốn “Việt Nam và cội nguồn trăm họ” của tác giả Bùi Văn Nguyên - NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 2000, cuốn “Trường ca tiền sử Việt Nam” của Đỗ Văn Bình do NXB Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 2014 và cuốn “Di sản văn hóa dòng họ - Những đền thờ, lăng và cung điện họ Nguyễn Việt Nam” do NXB Hồng Đức xuất bản năm 2016…
Ngọc phả Hùng Vương cũng nhắc đến Tám vị Bát bộ Kim cương là em của cụ Đỗ Qúy Thị bà nội của Lạc Long Quân: “Sau khi Lạc Long Quân (gọi là Hiền Vương) lấy nàng Âu Cơ đã sinh ra một bào ngọc, nở thành một trăm người con trai có Tứ đại Thiên vương hóa gió mưa sấm chớp tới bảo hộ. Khi các hoàng tử lớn lên lại được Bát bộ Kim cương các thần tướng tới giúp, tặng cho các bảo vật. Trăm hoàng tử đều có thần tài thánh trí”.
Như vậy, theo các thư tịch cổ và Ngọc phả thời đại Hùng Vương cho thấy các vua Hùng có xuất xứ từ dòng họ Nguyễn. Thời đại Hùng Vương có 18 chi đời với 180 vị đế vương, kéo dài 2.655 năm. Tính ra trung bình mỗi vị vua Hùng trị vì khoảng 15 năm, thọ khoảng 48 tuổi.
Theo một tài liệu thống kê cho biết họ Nguyễn của Việt Nam được xếp vị trí thứ 3 trong top 10 họ phổ biến nhất thế giới và là dòng họ phổ biến nhất Việt Nam. Tính đến năm 2005 thì họ Nguyễn chiếm tới trên 38% dân số Việt Nam cao nhất trong các dòng họ Việt Nam.
Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà tỉ lệ người mang họ Nguyễn lại cao như vậy.
Chúng ta cũng biết trong sử sách có ghi chép thời phong kiến Việt Nam, cứ mỗi khi một triều đại mới được thay thế thì tất cả những người mang họ của triều đại trước sẽ phải sửa thành họ Nguyễn.
Phải chăng từ ý thức hướng về nguồn cội mà các bậc vương muốn bảo tồn và phát huy dòng họ Nguyễn của các Vua Hùng./.
THĂNG LONG
Từ khóa » Dòng Họ Của Vua Hùng Là Gì
-
Vua Hùng Họ Gì? Vì Sao Giỗ Tổ Vào Ngày 10/3?
-
Vua Hùng Họ Gì Và Vì Sao Giỗ Ngày 10.3? - 1thegioi
-
Vua Hùng Họ Gì? - Tư Vấn - Zing News
-
Vua Hùng Vương Họ Gì? | Hung Vuong King: What's My Surname?
-
Hùng Vương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Họ Của Vua Hùng Là Gì - Thả Rông
-
Ngạc Nhiên Với Dòng Họ Có Từ Thời Vua Hùng
-
Vua Hùng Họ Gì? - Tintucvietnam
-
Truyền Thuyết Về Các Vua Hùng | Tiểu Học Nguyễn Trọng Tuyển
-
Vua Hùng Họ Gì - Hoc24
-
Ngạc Nhiên Với Dòng Họ Có Từ Thời Vua Hùng - VTC News
-
Tìm Về Nguồn Gốc Trăm Họ Người Việt Thời Hùng Vương
-
Họ Đầu Tiên Ở Nước Ta Là Gì ❤️️ Họ Đầu Tiên Ở Việt Nam