TÌM KHÁNG NGUYÊN HAY KHÁNG THỂ?-xet Nghiem Sars-cov-2

0967701313 -

  • Giới thiệu
    • Tổng quan về Bệnh viện
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các chuyên khoa
    • Các phòng chức năng
    • Cơ sở vật chất kỹ thuật
  • Hoạt động
    • Khám chữa bệnh
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Triển khai kỹ thuật mới
    • Quản lý chất lượng bệnh viện
    • Hợp tác quốc tế
    • Công tác xã hội
    • Hoạt động Đoàn thể
  • Dịch vụ
    • Khám và tầm soát sức khỏe
    • Khám bệnh
    • Điều trị ngoại trú
    • Điều trị nội trú
    • Bảng giá dịch vụ
    • Danh mục kỹ thuật
  • Tin tức
    • Tin tức Ngành
    • Tin tức Bệnh viện
    • Thông tin thuốc
    • Thông tin đấu thầu
    • Thông tin tuyển dụng
    • Thông tin từ báo chí
    • Thông tin phòng chống dịch bệnh
    • Góc tri ân
  • Văn bản
    • Bệnh viện
    • Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • UBND tỉnh
  • Thư viện
    • Truyền thông giáo dục sức khỏe
    • Thư viện hình ảnh
    • Thư viện video
    • Y học thường thức
    • Tài liệu chuyên ngành
    • Các biểu mẫu lưu hành nội bộ
  • Đặt lịch khám
  • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Qui trình khám bệnh
    • Qui trình khám sức khỏe
    • Qui trình điều trị ngoại trú
    • Qui trình điều trị nội trú
    • Quy trình kỹ thuật CLS
    • Hướng dẫn khách thăm bệnh
  • Góp ý
  • Ban biên tập
Triển khai kỹ thuật tiêu sợi huyết cứu sống bệnh nhân liệt nửa người Quảng Ngãi lần đầu tiếp nhận kỹ thuật thay khớp gối Triển khai kỹ thuật DSA (DIGITAL SUBTRACTION ANGIOGRAPHY) Phẩu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn Triển khai công nghệ HDF online trong điều trị cho người chạy thận nhân tạo Cấy ghép răng bằng phương pháp implant 1/5 2/5 3/5 4/5 5/5 ❮ ❯ Truyền thông giáo dục sức khỏe A A In bài (Đăng lúc: 09/07/2021 02:47:43 PM) XÉT NGHIỆM SARS-COV-2: TÌM KHÁNG NGUYÊN HAY KHÁNG THỂ? Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus và xét nghiệm tìm kháng thể của cơ thể chống lại virus đó.

1.Xét nghiệm tìm kháng thể

Xét nghiệm tìm kháng thể là tìm virus gián tiếp thông qua xác định kháng thể trong máu. Kháng thể là các protein đặc biệt (IgM, IgG) mà cơ thể sản sinh ra để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Thông thường, sau khi nhiễm bệnh, phải mất một thời gian để cơ thể sản sinh ra các kháng thể và có thể phát hiện được trong máu. Hiện nay có 2 kỹ thuật để tìm kháng thể: Kỹ thuật ELISA giúp định lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu, trung bình phải mất 1-5 giờ để có kết quả nồng độ kháng thể trong máu.; Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (xét nghiệm nhanh hay test nhanh): định tính kháng thể, tương tự như que thử thai. Kỹ thuật này đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh. Chỉ cần 15-20 phút đã có kết quả có hay không có kháng thể. Xét nghiệm kháng thể huyết thanh rất quan trọng khi sử dụng trong cộng đồng để hiểu được sự phát tán của COVID-19 và phát hiện những người có kháng thể và có khả năng tự bảo vệ trước virus. Xét nghiệm này quan trọng với cộng đồng, nhưng không dùng để chẩn đoán một người có đang nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Riêng test nhanh có giá trị điều tra dịch tễ xem tình hình dịch đã qua, hiện tại và dự báo tương lai. Test nhanh làm sớm quá thì cơ thể chưa có đủ kháng thể, sẽ cho kết quả test nhanh âm tính (âm tính giả). Test nhanh làm đúng lúc, cũng chưa đủ khẳng định được là hiện tại có sự hiện diện virus SARS-CoV-2 trong cơ thể hay không, mà cần phải làm thêm xét nghiệm RT-PCR để tìm virus SARS-CoV-2. Test nhanh làm muộn thì có thể cho kết quả dương tính (dương tính giả), nhất là sau 2 tuần phơi nhiễm virus SARS-CoV-2. 2. Xét nghiệm tìm kháng nguyên Do biết rõ cấu trúc bộ gen RNA của SARS-CoV-2, hiện nay người ta có thể làm xét nghiệm chẩn đoán một người đã bị lây nhiễm SARS-CoV-2 hay chưa. Đó là nhờ có kỹ thuật Real-time PCR. Xét nghiệm dùng kỹ thuật này hiện tại là phương pháp duy nhất để phát hiện chính xác sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể. Cơ chế của nó là tìm ra đoạn gen RNA của virus (kháng nguyên) có trong mẫu, lấy từ phết mũi họng hoặc những vùng khác của đường hô hấp như phết họng, dịch rửa phế quản, nước bọt. Xét nghiệm RT-PCR phát hiện được virus từ ngày 1 của triệu chứng và nhạy nhất trong vòng tuần đầu tiên sau khi có triệu chứng. Tỷ lệ dương tính giảm dần đến tuần thứ 3 và sau đó không thể phát hiện được, ngoại trừ ở một số bệnh nhân nặng. Có một vài trường hợp có thể phát hiện được RNA virus đến tuần thứ 6 sau lần xét nghiệm dương tính đầu tiên.RT-PCR hiện tại là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán một người hiện có đang nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Tuy nhiên, RT-PCR thực hiện có chậm, thường trong phòng thí nghiệm cần 4-6 giờ để cho ra kết quả.Độ nhạy của RT-PCR là 99% và độ đặc hiệu là 100%. Điều này gần đồng nghĩa với việc tỷ lệ dương tính giả (Xét nghiệm dương tính, nhưng không bệnh) gần như là không có. Âm tính giả (Xét nghiệm kết quả âm tính, nhưng có bệnh) chủ yếu là do thời gian lấy mẫu không phù hợp với diễn tiến bệnh hoặc thiếu sót trong kỹ thuật lấy mẫu, đặc biệt là phết mũi họng. Ai nên làm xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2? Những người có triệu chứng hay tiếp xúc gần với người được chẩn đoán nhiễm COVID-19 nên được xét ngiệm RT-PCR phết mũi họng để chẩn đoán. Kháng thể cần thời gian để sinh ra khi một người bị bệnh, vì thế xét nghiệm kháng thể sẽ không chính xác với những người mới vừa mắc bệnh. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm kháng thể là âm tính cũng không thể loại trừ một người không mắc bệnh và người đó vẫn phải cách ly 14 ngày kèm theo làm thêm xét nghiệm RT-PCR để chẩn đoán. Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/ Tin cùng danh mục:
  • Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc 25 - 31/5/2024 (30/5/2024)
  • ĐỘT QUỴ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA (22/11/2023)
  • BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NGÃI TĂNG CƯƠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ (30/9/2023)
  • 9 tiêu chí cơ sở đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin COVID-19 (21/7/2021)
  • CẢNH BÁO VỀ LỪA ĐẢO, GIẢ MẠO TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 (30/6/2021)
Xem các tin khác

Thông báo

Phổ biến, triển khai Quyết định 69/QĐ-BNV ngày 01/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Kế hoạch triển khai thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật Công văn về việc đăng ký danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh Thông báo về việc xin báo giá mua bảo hiểm nghề nghiệp cho nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi Thông báo về việc mời chào giá thuốc Quyết định về việc chỉ định đơn vị thực hiện cung cấp ống Tizo phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh tại các khoa trong Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

Tin xem nhiều

  • Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi tiêm vắc xin COVID – 19
  • HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC KHAI BÁO Y TẾ ĐIỆN TỬ ,TẢI VÀ ĐIỀN TỜ KHAI Y TẾ TRƯỚC KHI TỚI BỆNH VIỆN
  • SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC GIẢM ĐAU THƯỜNG DÙNG
  • SỬ DỤNG ALFUZOSIN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
  • SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC GIẢM ĐAU OPIOID CÓ TRONG DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN

Video

Xem tất cả >>

Video

Chỉ đường

Hình ảnh hoạt động

Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ngãi

Fanpage Facebook

Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không? Có, tôi hài lòng. Không được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng Thủ tục rườm rà, phức tạp Không hài lòng về thái độ giao tiếp của nhân viên y tế. Ý kiến khác

Từ khóa » Nguyên Lý Test Pcr