Tìm Kiếm điểm Mạnh Của Bản Thân - Trung Tâm Sinh Trắc Vân Tay UMIT
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì nhưng lại không thực sự hiểu và tìm kiếm điểm mạnh của bản thân. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình, chứ không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con người có ít nhu cầu biết về điểm mạnh của họ bởi một người khi sinh ra đã được sắp sẵn vào một vị trí và vị trí đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân; con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công và cứ thế tiếp diễn. Nhưng với sự thay đổi của thời đại ngày nay, con người ngày càng có nhiều cơ hội để tìm kiếm điểm mạnh bản thân và theo đuổi nơi chúng ta thuộc về. Cùng Umit tìm hiểu một số cách để tìm hiểu được điểm mạnh của chính mình nhé.
1. Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân bằng cách đặt câu hỏi
Thứ nhất, cách để khám phá sức mạnh của mình là qua cách đặt những câu hỏi và tìm cách trả lời nó.
– “Khi được nói về cảm giác phấn khích và hưng phấn khi làm việc, bạn nghĩ tới công việc gì đầu tiên?
– Những công việc gì mà bạn có thể tập trung làm việc trong một khoảng thời gian dài mà không hề cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng, áp lực?
– Công việc nào bạn làm tốt và có những kết quả được người khác ghi nhận và đánh giá cao?”
Bây giờ bạn hãy thử trả lời tất cả câu hỏi này đối với công việc mà bạn làm. Khi trả lời được những câu hỏi này là bạn đã khám phá ra phần lớn ưu điểm trong con người bạn rồi đó.
2. Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân bằng làm việc
Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những phân tích từ công việc hiện tại sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào chúng ta cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của chúng ta và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm.
Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm điểm mạnh của bản thân chỉ trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất mà chúng ta nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho chúng ta rằng ta đang làm cái gì và tại sao thất bại khi làm, cái gì đã ngăn cản họ có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra lĩnh vực mà chúng ta có tiềm năng hơn, lĩnh vực nào không có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó. Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi, đầu tiên và quan trọng nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những nơi có thể phát huy tối đa kết quả.
3. Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân ở những lĩnh vực khác chuyên ngành của bạn
Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người – đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình – coi thường những tri thức thuộc ngành khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kỹ sư hàng đầu có xu hướng xem nhẹ kiến thức về tài chính, kế toán. Một điều không đáng hoan nghênh khi “sự tự hào” này chỉ là cách lừa phỉnh cho sự thiếu hiểu biết của họ. Thực tế cũng cho thấy nếu chỉ giỏi và chuyên sâu ở một lĩnh vực duy nhất thì sẽ khó sống trong thế giới có xu hướng hội nhập như hiện nay. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức chúng ta cần đề nhận thức một cách đầy đủ nhất những điểm mạnh của mình.
4. Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân bằng cách sửa thói quen xấu
Thứ tư, phát hiện những thói quen xấu. Việc sửa chữa những thói quen xấu của mình – những việc làm hoặc làm nhưng thất bại dần ngăn cản sự hiệu quả và thành công của chúng ta – cũng quan trọng không kém. Việc tìm và khắc phục những điểm yếu cũng tựa như việc chèo thuyền, cần hành động ngay chứ không đợi đến lúc thuyền sắp chìm mới hốt hoảng tát nước hoặc nhảy ra khỏi nó.
Có những thói quen rất nhỏ nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng tới mức độ hài lòng, tinh thần làm việc của bạn dẫu có thể đó là công việc bạn rất thích. Có thể lấy ví dụ như nếu bạn gặp vấn đề về cách thức ứng xử – đơn giản như nói “làm ơn” và “cảm ơn” và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó – là điều kiện tâm lý nền tảng để họ tiếp tục làm việc. Những cá nhân xuất sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, bạn có thể xuất sắc, mạnh nhất ở việc bán hàng nhưng thất bại trong cách ứng xử cũng sẽ khiến bạn lãng phí một tiềm năng của bản thân một cách đáng tiếc.
Thật hạnh phúc khi có thể xác định được giá trị của bản thân, nó như một động lực, sự đánh dấu cho sự tồn tại của một người. Vì vậy bạn hãy thử một vài phương pháp ở trên để nhanh chóng tìm được năng lực, những điểm mạnh của mình. Sau khi áp dụng được điểm mạnh, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định mục tiêu lớn, hoạch định tương lai và công việc.
Bài viết cùng chủ đề:
➤ Khám phá những tài năng bên trong con người
➤ Cách xác định sứ mệnh của mỗi cá nhân
➤ Thấu hiểu bản thân nhờ Sinh trắc vân tay
Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!
Rate this postTừ khóa » Cách Tìm Ra ưu điểm Của Bản Thân
-
8 Cách đơn Giản Giúp Bạn Khám Phá Những điểm Mạnh Của Bản Thân
-
Cách Tìm Ra điểm Mạnh Của Bản Thân để Thành Công Trong Cuộc Sống
-
Cách để Xác định Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Của Bản Thân - WikiHow
-
Làm Thế Nào để Biết điểm Mạnh Của Bản Thân Mình? (P1)
-
Cách Viết ưu điểm Và Nhược điểm Của Bản Thân Trong CV Xin Việc ...
-
Tiết Lộ Cách Nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu Của Bản Thân Trong Phỏng Vấn
-
3 Bước Tìm Ra Thế Mạnh Bản Thân - Văn Writer
-
8 Cách đơn Giản Giúp Bạn Khám Phá Những điểm ... - Kênh Tuyển Sinh
-
Cách Viết ưu Nhược điểm Của Bản Thân Trong CV Xin Việc Hiệu Quả ...
-
Bí Kíp Trình Bày Các điểm Mạnh Của Bản Thân Trong CV đúng Chuẩn
-
Ví Dụ Về điểm Mạnh điểm Yếu Của Bản Thân - Luật Hoàng Phi
-
Điểm Mạnh & điểm Yếu Cá Nhân được Xác định Như Thế Nào (+ Danh ...
-
Cách Trả Lời: Điểm Mạnh Của Bản Thân, điểm Yếu Của Bản Thân!
-
Khám Phá điểm Mạnh Bản Thân Chỉ Với 5 Cách Sau đây