Tìm Kiếm Logo “Chuyển đổi Số Quốc Gia', Xây Dựng Hình ảnh Quốc ...
Có thể bạn quan tâm
Chiều 5/7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tổ chức phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) “Chuyển đổi số quốc gia”.
Cuộc thi này nhằm chọn ra mẫu logo để thống nhất sử dụng trong toàn bộ các hoạt động của chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Sự xuất hiện của mẫu logo sẽ góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia về chuyển đổi số, công nghệ số, đổi mới, công nghiệp sáng tạo.
Đối tượng tham gia cuộc thi sẽ bao gồm các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Bộ TT&TT cũng quy định rõ, thành viên ban tổ chức, hội đồng giám khảo sẽ không được gửi tác phẩm dự thi.
Chia sẻ tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, cuộc thi sáng tác biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia” tuy là sự kiện nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Chúng ta đang sống trong một bối cảnh đặc biệt. Môi trường số đã và đang hình thành, trở thành một môi trường sống của con người, như môi trường thực. Con người ngày càng chuyển đổi nhiều hơn hoạt động của mình từ môi trường thực lên môi trường số.
Trong quá trình chuyển đổi này, Việt Nam chỉ có thể thành công nếu thu hút được sự tham gia của toàn dân. Chuyển đổi số nếu diễn ra trong một bộ phận sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Chuyển đổi số chỉ thành công khi mọi người đều hiểu, thực hiện chuyển đổi và thụ hưởng được những giá trị của việc chuyển đổi này mang lại.
Chia sẻ về định nghĩa chuyển đổi số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết chuyển đổi số là chuyển đổi hoạt động từ môi trường thực trên môi trường số. Vào năm 2010, mỗi ngày trung bình người Việt giành 1 giờ trên môi tường số, đến nay, con số này đã tăng lên 6 giờ.
Bộ TT&TT muốn thúc đẩy hoạt động của người dân và doanh nghiệp trên môi trường số, đặc biệt là bằng các sản phẩm công nghệ số Việt Nam.
Khi chuyển đổi từ môi trường cũ sang môi trường mới, sự thay đổi đầu tiên chính là nhận thức. Để thay đổi nhận thức, nếu có một hình ảnh, từ đó truyền đi thông điệp để mọi người đều hiểu, chia sẻ và thôi thúc tham gia vào quá trình chuyển đổi số thì điều đó rất có ý nghĩa.
Bộ TT&TT kêu gọi sự chung tay sáng tạo của cả cộng đồng để có được một biểu trưng quốc gia về chuyển đổi số.
Theo bà Mai Thị Ngọc Oanh - Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam, logo “Chuyển đổi số quốc gia” thực sự khó vì chính bản thân tôi cũng thực sự hiểu. Do đây là đề tài khó, không nên chỉ giới hạn từ 1-5 tác phẩm của mỗi tác giả dự thi. Nên để thêm không gian cho nghệ sĩ phát triển sản phẩm.
Bà Oanh cho rằng, ban tổ chức có thể chia sẻ thông tin về cuộc thi đến các trường đào tạo mỹ thuật, đồ họa để thu hút thêm sự quan tâm của các bạn trẻ, những người am hiểu công nghệ.
Chia sẻ về cuộc thi, ông Nguyễn Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam cho biết, Hội hưởng ứng và nhất trí cao với Bộ TT&TT về việc phải có một biểu trưng chung cho “Chuyển đổi số quốc gia”.
Đại diện Hội tin học Việt Nam chia sẻ, ngày xưa, mọi người nói về tin học, máy tính thì biểu tượng là màn hình. Khi đến thời đại Internet, mọi biểu tượng sau đó đều có @. Với chuyển đổi số, nền tảng sẽ là máy tính, tin học, CNTT, tự động hóa,... Sau đó mở rộng ra là chuyển đổi số phải lan tỏa đến người dân, để họ là trung tâm của mọi hoạt động.
Việc cho ra đời bộ nhận diện này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cả các doanh nghiệp công nghệ và cho chính cả người dân Việt Nam, từ đó mang tới cơ hội hội nhập toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển nhanh.
“Cộng đồng CNTT chúng tôi sẽ cùng tham gia vào việc đóng góp ý tưởng, hình ảnh cho cuộc thi này”, đại diện Hội Tin học Việt Nam chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Công Quang - Trưởng phòng Tuyên truyền cổ động của Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch), đây là cuộc thi sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, sáng tác biểu trưng chuyển đổi số là một cuộc thi khó chứ không dễ dàng.
Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở sẽ gửi thông tin tới các địa phương để góp phần vào việc tuyên truyền cho cuộc thi.
Theo ban tổ chức, logo “Chuyển đổi số quốc gia” phải thể hiện được tầm nhìn của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Việt Nam sẽ tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Logo phải khái quát được mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, đó là phát triển 3 trụ cột gồm: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, phát triển chính phủ số để phục vụ người dân tốt hơn, phát triển kinh tế số giúp người dân giàu hơn và phát triển xã hội số làm cho người dân hạnh phúc hơn.
Cùng với đó, logo phải gắn với dòng chữ “Chuyển đổi số quốc gia”, phản ánh được quá trình chuyển đổi số có sự tham gia, vào cuộc và tác động tới tất cả các cơ quan, đơn vị và địa phương. Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Về yêu cầu kỹ thuật, theo ban tổ chức, logo “Chuyển đổi số quốc gia” có tính duy nhất, biểu tượng cao, sáng tạo, không trùng lặp, tương tự, gây nhầm lẫn với bất cứ logo nào khác, không vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ.
Màu sắc của logo không quá 4 màu, phù hợp in ấn, phóng to, thu nhỏ, chạm khắc, đắp nổi trên các vật phẩm, chất liệu khác nhau và đảm bảo độ phân giải cao, sắc nét, tương thích khi thể hiện dưới định dạng số và trên các môi trường số.
Logo cũng cần đạt được những yêu cầu về vẽ thiết kế như đơn giản, thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, ấn tượng với công chúng, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc.
Tác phẩm dự thi phải được thể hiện trên 1 trang giấy trắng khổ A4 (29,7cm x 21 cm). Mặt trước của trang giấy A4 là logo được in màu, kích cỡ mỗi chiều không quá 15cm đặt giữa trang giấy.
Phía dưới, bên phải của trang giấy là logo thu nhỏ được in đen trắng, kích cỡ mỗi chiều không quá 3cm. Mặt sau của trang giấy A4, tác giả ghi mã số tự chọn gồm 5 chữ số (ví dụ 01234).
Ngoài những nội dung trên, mặt trước và mặt sau trang giấy không được ký tên và không được sử dụng bất cứ ký hiệu nào khác.
Tác phẩm phải được cung cấp dưới dạng tệp ở định dạng JPEG, PNG, PDF, SVG có độ phân giải cao (ít nhất 300 pixel) với kích thước file không quá 10 MB, có thể chỉnh sửa và mở, được chứa trong 1 CD hoặc 1 USB.
Mỗi tác giả có thể gửi 1 đến 5 tác phẩm tham gia cuộc thi. Mỗi tác phẩm dự thi phải ghi rõ mã số riêng, không trùng mã số với tác phẩm khác.
Thời gian nhận hồ sơ dự thi sẽ bắt đầu từ ngày 5/7/2022 và kết thúc vào ngày 5/9/2022. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi là Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT).
Theo Bộ TT&TT, tác phẩm đoạt giải sẽ nhận được phần tiền thưởng là 100 triệu đồng. Tác giả, đơn vị đạt giải sẽ được cấp giấy chứng nhận của Bộ TT&TT. Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 9/2022 tại Hà Nội.
Trọng Đạt
Từ khóa » Gộp Nhiều File ảnh Thành Pdf
-
Cách Nhận Miễn Phí Bản Quyền Phần Mềm Xử Lý File PDF đa Năng, Giá 29 USD
-
Sách Lậu Bị Phát Tán Trên Mạng Dưới Nhiều Hình Thức
-
Học Ngay Cách Gộp Nhiều ảnh Thành File PDF Chỉ Với Vài Bước Cực đơn Giản
-
Bản Quyền Phần Mềm Xử Lý File PDF đa Năng Cho Windows Và Mac, Giá 60 USD
-
Thủ Thuật Nhận Bản Quyền Miễn Phí Loạt Phần Mềm Hữu ích, Trị Giá 203 USD
-
Công Cụ Hữu ích Giúp Cắt, Ghép, Mã Hóa… File PDF Một Cách Dễ Dàng
-
Cách Ghép File PDF Siêu Hay Trên IPhone Không Cần Phần Mềm
-
Nhận Miễn Phí Bản Quyền Phần Mềm Xử Lý File PDF đa Năng, Trị Giá ...
-
Miễn Phí Bản Quyền Phần Mềm Xử Lý File PDF đa Năng, Trị Giá 69,95 USD
-
Top 7 App Chỉnh ảnh Trung Quốc Giúp Bạn Có ảnh Lung Linh Nhất
-
Thủ Thuật Nhận Bản Quyền Phần Mềm Xử Lý File PDF đa Năng Nổi Bật ...
-
Một Số Công Cụ Ghép Nối File PDF Nhanh Chóng, Hoàn Toàn Miễn Phí
-
Thí Sinh Cần Lưu ý Gì Khi đăng Ký Dự Thi Tốt Nghiệp THPT ?
-
Cách Gộp Nhiều File PDF Thành Một File Duy Nhất Trên IPhone, IPad