Tìm Lại Chỗ đứng Cho Tác Giả 'Giận Mà Thương' - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đánh giá, tác giả Nguyễn Trung Phong là một trong những tác giả sáng tác về kịch bản chèo và dân ca xứ Nghệ có danh tiếng. Những tác phẩm của ông như “Cô gái sông Lam” của ông cùng với một số kịch bản của tác giả như Trần Đình Ngôn đã tạo ra được hình tượng người con gái thời kỳ cách mạn.
“Năm 1962, ngay Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp đầu tiên của miền Bắc khi đó còn gọi là Hội diễn chống Mỹ cứu nước, vở chèo “Cô gái Sông Lam” đã gây tiếng vang khi giành được 3 HCV, 4 HCB. Điều đặc biệt là chèo vốn không phải là thế mạnh của Nghệ An nhưng tác giả Nguyễn Trung Phong lại làm được điều phi thường này khiến tiếng tăm ông nổi lên trong làng sân khấu hồi bấy giờ”, NSND Lê Tiến Thọ nói. Cuốn sách mới làm rõ thêm giá trị của nhà viết kịch Nguyễn Trung PhongNhà báo Nguyễn Minh Đức nêu, đích thân Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho nghệ sĩ đoàn chèo Nghệ An trong đêm biểu diễn 27/5/1962 tại Phủ Chủ tịch nhân dịp sinh nhật Bác. Một phần thưởng vô giá mà nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong và các nghệ sĩ xứ Nghệ vinh dự có được trong cuộc đời làm nghệ thuật. Vở chèo “Cô gái Sông Lam” sau này đã phát triển thành ca kịch, thậm chí cả kịch nói và vân được công chúng đón nhận với nhiều triết lý sống cùng năm tháng.
Tác giả Nguyễn Trung Phong theo đánh giá của GS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc VOV là “một tài năng đáng nể trọng, người mở đầu và mở đường cho việc đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh từ hình thức trình diễn, đối đáp truyền thống thành tác phẩm kịch hát với dung lượng nội dung tư tưởng, nghệ thuật mở rộng, sâu sắc và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Nguyễn Trung Phong cũng là một điển hình về thắp sáng ngọn lửa đam mê, sáng tạo, cống hiến trọn đời vì sự nghiệp văn học, nghệ thuật của xứ Nghệ và của đất nước ta”.
Xứng đáng nhận giải thưởng cao quý Nhà thơ Nguyễn Trung Hợi nói, làn điệu “Giận mà thương”, vốn là một trích đoạn trong vở kịch dân ca “Khi ban đội đi vắng” của Nguyễn Trung Phong, thế nhưng lại không nhiều người biết đến. Bài ví “Giận mà thương” thành công tới mức một thời gian dài nó được coi như dân ca cổ (không biết tác giả). Thực tế, đây nỗi niềm tâm sự, phân trần, thanh minh của người vợ với người chồng của mình trong vở kịch.
Điệu ví bắt nguồn từ câu chuyện có thật. Nhà báo Nguyễn Minh Đức đã nghe chính người bác ruột Nguyễn Trung Phong kể lại hoàn cảnh ra đời. Khi đó ông chủ nhiệm một hợp tác xã đã ngược sông Lam lên chợ Lường (Đô Lương) để buôn lậu chè xanh- mặt hàng lúc đó thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Nên mới có chuyện có nhiều ca sĩ không sinh ra và lớn lên ở xứ Nghệ đã hát nhầm “ngược đường” trong khi chuẩn xác là “Chính thương anh, em bàn với mẹ/Phải ngăn anh đi chuyến ngược Lường”. TS Nguyễn Anh Vũ (từ trái qua), NSND Lê Tiến Thọ, nhà báo Nguyễn Minh Đức đánh giá những đóng góp của tác giả Nguyễn Trung PhongKhoảng đầu năm 1969, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, lúc đó là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đi công tác vào tuyến lửa. Trong chuyến đi, ông đã nhiều lần nghe bà con hát bài Giận mà thương, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tưởng là một làn điệu dân ca nguyên gốc nên năm 1969 viết “Trông cây lại nhớ đến Người”. Nhạc sĩ đa tự chép tay rồi gởi ngay cho tỉnh Nghệ An bài đó. Khi biết tin bài Giận mà thương là của Nguyễn Trung Phong, nhạc sĩ Đỗ Nhuận gởi tặng ông Nguyễn Trung Phong một cuốn lịch tay, bìa ni lông. Tờ đầu cuốn lịch tự tay Đỗ Nhuận viết: “Thân tặng anh Nguyễn Trung Phong - người bạn cộng tác tình cờ”. TS. Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc NXB Văn Học nêu, nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong là người con ưu tú của xứ Nghệ. Nhắc đến Nguyễn Trung Phong là nhắc đến một người con cả cuộc đười dành tâm huyết, tận hiến sức lực, trí tuệ cho dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh nói riêng, cho văn hóa Nghệ Tính nói chung. Ông đã góp phần rất lớn để đưa dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày 27/11/2014. Vì vậy cuốn sách mới này giúp giới nghiên cứu, dư luận thêm hiểu biết về sự nghiệp và vị thế của ông. “Chúng tôi tin rằng trong thời gian tới, Nhà nước đang phát động hoặc cho các cơ quan chức năng, ban ngành để đánh giá những tác phẩm giá trị. Tôi tin rằng những đóng góp có giá trị của Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong sẽ được ghi nhận những giải thưởng cao quý của nhà nước”, NSND Lê Tiến Thọ lắm.
Hôm nay Sơ khảo phía Nam HHVN 2020: Thí sinh nổi trội, áp lực càng lớn 26/09/2020 Nghệ sĩ hội ngộ Ngày giỗ tổ nghề sân khấu, NSND Tự Long hát chèo trình tổ 25/09/2020 Khởi động kích cầu du lịch nội địa: An toàn rồi, du lịch thôi 24/09/2020 ‘Thuyền hoa’ đạt giải Nhất cuộc thi Ảnh nghệ thuật Du lịch toàn quốc lần thứ 9 24/09/2020 Nguyên KhánhTừ khóa » Bài Hát Giận Mà Thương Dân Ca Xứ Nghệ
-
Dân Ca Xứ Nghệ KHÔNG QUẢNG CÁO Hay Nhất 2022 - YouTube
-
Giận Mà Thương - Dân Ca Nghệ Tĩnh Thu Hiền [Official Full]
-
LK Giận Mà Thương, Câu Đợi Câu Chờ | Nhạc Xứ Nghệ Để Đời
-
Giận Mà Thương - Phương Thanh | Dân Ca Nghệ Tĩnh - YouTube
-
LK Giận Mà Thương KHÔNG QUẢNG CÁO - 99 Bài Hát Dân Ca Xứ ...
-
Giận Mà Thương(Dân Ca Nghệ Tĩnh) - Zing MP3
-
Lời Bài Hát Giận Mà Thương (Dân Ca Nghệ Tĩnh) [có Nhạc Nghe]
-
Lời Bài Hát Phát Triển Ví Dặm (Giận Mà Thương)
-
Giận Mà Thương (Ví Xứ Nghệ) - Dân Ca - NhacCuaTui
-
Tải Bài Hát Giận Mà Thương (Ví Xứ Nghệ) MP3 - Download Miễn Phí
-
Giận Mà Thương Anh ơi, Chớ... - Dân Ca Ví, Giặm Xứ Nghệ | Facebook
-
Giận Mà Thương - Việt Hoàn,Lê Mận
-
Hợp âm Giận Mà Thương - Dân Ca Nghệ Tĩnh