Tìm Nghĩa Một Câu Thơ, Thấy Thêm Một Phương Ngữ Truyện Kiều

Nghiên cứu Hán Nôm >> Tác giả >> T >> Đào Thái Tôn
66. Tìm nghĩa một câu thơ, thấy thêm một phương ngữ Truyện Kiều (TBHNH 2000)

Cập nhật lúc 12h02, ngày 07/04/2007

TÌM NGHĨA MỘT CÂU THƠ, THẤY THÊM MỘT PHƯƠNG NGỮ TRUYỆN KIỀU

ĐÀO THÁI TÔN

PGS.TS.Viện Nghiên cứu Hán Nôm

A. TÌM NGHĨA MỘT CÂU THƠ

Từ lâu nay, câu thơ 254 trong các bản Kiều quốc ngữ vẫn được đọc là:

Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan

mà theo đó, ngọn thỏ được hiểu là ngọn bút lông. Kim Trọng tương tư Kiều đến nỗi bỏ cả học hành, đàn không thèm gảy, bút lông không dùng đến, để “se” khô!

Nhưng, trong thời gian hoàn chỉnh việc phiên âm, chú giải bản Kim Vân Kiều tân truyện do nhà Liễu Văn đường in năm Tự Đức 24 (1871), chúng tôi đã nhận ra rằng câu thơ này là do Kiều Oánh Mậu sửa chữa vào năm 1902.

1. Trong bản in chữ Nôm sớm nhất (năm 1871) câu thơ được viết khắc hẳn.

@ @ @ @ @

@ @ @ @ @

“Trúc si ngón thỏ, tơ chùng phím loan”

Trong bản phiên âm Truyện Kiều ra tiếng Việt sớm nhất (1875), có lẽ, từ văn bản này, Trương Vĩnh Ký phiên là:

Trước se ngón thỏ tơ dùn phiếm loan

Chú thích: “trước” (trúc) là “quyển sáo” (ống sáo); “tơ” là “đờn” (đàn). Dù đã hiểu “trúc tơ” là nhạc cụ, nhưng Trương Vĩnh Ký cũng chưa rõ ngón thỏ là gì, se ngón thỏ là gì, nên ông đã bỏ lửng, không chú thích.

Năm 1897, tuy không chú thích, nhưng Nordemann cũng đã phiên: “Chúc si ngón thỏ, tơ chùng phím loan”. (Trong bản của Nordomann, dạng thức “chính tả” tiếng Việt vẫn giữ được cái hồn nhiên của thứ chính tảnhững năm cuối thế kỷ XIX, nghĩa là thứ chữ Việt chưa “chính tả” một cách rạch ròi ch/tr, gi/d, s/x…) Vậy là, chi đến năm 1897, câu thơ trên đây vẫn không hề có hình ảnh chiếc bút lông

2. Năm 1902 câu thơ này đến tay Kiều Oánh Mậu - chủ bút tờ Đồng văn nhật báo tại Hà Nội. Qua tay ông, hai chữ “ngón thỏ” khó hiểu kia đã trở thành “ngọn thỏ”, tức là ngọn bút lông trong phòng văn Kim Trọng!

Duyên do là vào năm 1898, Phó bảng Kiều Oánh Mậu được bạn là Tiến sĩ Đào Nguyên Phổ tặng một bản Truyện Kiều mang từ Huế ra. Ông “mừng cuống lên, nhân gia công kiểm duyệt tinh tường rồi cho khắc in” bản Truyện Kiều chữ Nôm mang tên Đoạn trường tân thanh vào năm 1902 “cho nhiều người thưởng thức” (lời Đào Nguyên Phổ).

Se ngón thỏ là gì? Khó hiểu thật! Hẳn là Kiều Oánh Mậu thấy được điều đó, và hẳn là chữ SE mà Trương Vĩnh Ký phiên lầm(1) đã gợi ý cho Kiều Oánh Mậu để ông chữa cho câu thơ có nghĩa, bằng cách:

a/ Để giữ lại âm se mà Trương Vĩnh Ký phiên lầm, Kiều Oánh Mậu bèn thay chữ si @ bằng chữ se @ (dùng chữ “xa” để ghi âm);

b/ Muốn “se” có nghĩa, ông liền sửa chữ Nôm ngón thành ngòi @ “Se ngón thỏ” thì khó hiểu. Nhưng nếu chữa là “se ngòi thỏ” thì ngòi được hiểu là bút lông bị “se” khô mực!

c/ Chưa hết, ông còn thay chữ “dùn” trong bản phiên âm quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký bằng chữ @ để đọc là chùng. Thế là, sau khi sửa chữa, câu thơ 254 trong bản Kiều Oánh Mậu chỉ còn một cách đọc:

Trúc se ngòi thỏ, tơ chùng phím loan.

@ @ @ @ @ @

Từ đo, các bản Kiều quốc ngữ đều phiên theo sự sửa chữa của Kiều Oánh Mậu.

4. “Thuyết” Kiều Oánh Mậu đưa ra xem chừng dễ “xuôi tai” nên nhiều bản Nôm khắc sau như bản Kim Vân Kiều quảng tập truyện in năm Khải Định thứ tư (1919) và một số bản khác đã khắc theo sự sửa chữa đó. Nhưng, những người theo cách sửa câu thơ của Kiều

@ @ @ @ @ @

Oánh Mậu lại thấy rằng chữ “ngòi” @ của Kiều Oánh Mậu dễ khiến người ta liên hệ tới “ngòi bút sắt”, “bút máy” chăng, nên họ đã sửa chữ “ngòi” ra chữ “ngọn” @ cho ra cái chữ chỉ “bút lông”?

Nhưng, không phải tất cả các bản Nôm khắc sau đều chịu theo Kiều Oán Mậu. Nhiều bản vẫn để theo bản 1871. Chẳng hạn như Kim Vân Kiều tân truyện của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (1906)…? Việc nhiều bản Nôm không đồng ý sự sửa chữa của Kiều Oán Mậu, vẫn để theo bản 1871 chứng tỏ câu thơ của bản 1871 là có nghĩa. Vậy ý nghĩa của câu thơ này là thế nào?

Như trên đã nói, chữ thứ hai của câu thơ chỉ có thể đọc là “si” hoặc “ngây” thì mới có nghĩa. Vì “si” là chữ Hán, nhưng đã Việt hóa trong các từ si độn, si tình, ngu si, si ngốc…, nên chữ Nôm còn đọc là “ngây”. Nếu câu thơ được phiên là “Trúc si (hoặc ngây) ngón thỏ, tơ chùng phím loan” thì theo mặt chữ, câu thơ sẽ được hiểu: “Trúc, tơ” là sáo và đàn, “ngón” là ngón tay. Kim Trọng tương tư Thúy Kiều đến nỗi “ngây” cả ngón tay, sáo không buồn thổi, đàn không biết gảy.

Cách hiểu trên đây của chúng tôi đã tìm được sự liên tưởng từ chú thích của Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim(2): Tuy để là “trúc se ngọn thỏ”, nhưng vì thấy có bản chép là “trúc si ngón thỏ”, nên các ông cũng giải thích: ngón thỏ là “ngón tay không để vào ống sáo” (sáo in lầm là sáu). Vậy ngón tay không để vào ống sáo là ngón tay gì? Phải chăng khi thổi sáo, các ngón tay của nghệ nhân phải hoạt động nhanh, nhịp nhàng, liên tục theo nốt nhạc, khi để vào [lỗ] ống sáo, khi “không để vào [lỗ] ống sáo”. Sự lanh lẹn của ngón tay chẳng khác gì sự lanh lẹn của hai chân trước con thỏ. Vậy ngón thỏcác ngón tay dẻo dang, lanh lẹn của nghệ nhân sáo trúc chăng? Chúng tôi đã tìm hỏi các nghệ nhân sáo trúc, nhưng chưa tìm được thuật ngữ “ngón thỏ” trong loại nhạc cụ này.

Còn chữ chùng? Trong văn bản này, khi thấy chữ Nôm dùng mã chữ “dụng” @ để ghi âm, ta không khỏi băn khoăn, vì theo ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu ngữ âm, “dờ” /d/ không chuyển thành “chờ” /ch/ được.

Cho đến nay, ta không rõ vào năm 1875, Trương Vĩnh Ký đã căn cứ vào bản Nôm nào để phiên chữ “Dùn”. Nhưng khi đi tìm chữ dùn của ông, ta bắt gặp mã này trong tự điển Huỳnh Tịnh Của (1895) và Génibrel (1898). Nó chính là mã chữ “dụng” @, được đọc là dùn. Tự điển giải thích: dùn nghĩa là co thâu lại. Dây dùn là dây dun lại không săn, dây không thẳng: dùn mìnhbắt dựt mình, dùng mình. Vậy dun lại, không săn, không thẳng, tức là chùng chứ gì?

Có lý! Vấn đề ở đây lại là: thiếu gì mã chữ để biểu thị âm chùng mà bản 1871 này lại phải dùng mã chữ có phần biểu âm /d/ (dụng) có vẻ như xa lạ với quy tắc biến âm của chữ Nôm như thế? Nhưng, chữ Nôm, ngoài vấn đề “nguồn gốc, cấu tạo”, còn có vấn đề “diễn biến(3). Thế thì có phải là trong trường hợp này, chữ chùng chính là kết quả của một sự “diễn biến”, tức là đã có một thời người ta dùng chữ Hán - chữ dụng để ghi âm Nôm là dùn, dun, chùn; lại do nắm được văn mạch, hiểu được nghĩa của chữ dùn, dunchùn, là không căng, là chùng, nên người ta cứ để mã chữ “dụng” @ này mà hiểu và đọc thẳng là chùng chăng? Chúng tôi còn nhận ra rằng: có lẽ, khi viết chữ cho bản khắc ván năm 1871, vì đọc và hiểu mã chữ “dụng” là ghi âm chùng, nhưng sợ rằng mã chữ này khó cho người đọc, nên người ta đã làm một cuộc “chuẩn hóa chữ Nôm” nho nhỏ, bằng cách cho thêm bộ “chấm thủy” vào chữ “dụng” @ để biểu ý chăng?

Là chúng tôi suy đoán theo thực tế văn bản mà đặt giả thiết để hình dung ra con đường đi tới chữ “chùng” như vậy, chứ không dám xem đây là ý kiến lạm bàn gì về mặt ngữ âm lịch sử vốn là bộ môn mà chúng tôi không am tường một cách có gốc có ngọn. Mong các chuyên gia xem xét cho.

Dù sao thì trong văn cảnh này, trên văn bản 1871, câu thơ chữ Nôm vẫn chỉ cho một cách đọc là:

Trúc si ngón thỏ, tơ chùng phím loan

Tôi tin là đúng còn vì, ngẫm cho kỹ: do phải “chữa cháy”, câu thơ do Kiều Oánh Mậu tạo ra đã lộ rõ sự ngượng ngập, bất thông, vì chữ “trúc” trong câu thơ này là bị thừa, bị ép. Bởi vì hai chữ “ngọn thỏ” đã là bút lông rồi. Để chỉ ngọn bút lông, tiếng Việt hay tiếng Hán cũng chỉ dùng hai chữ, không phải thêm chữ “trúc” để chỉ quản của nó làm bằng nguyên liệu gì. Lại nữa, thế tiểu đối trong câu thơ buộc ta phải xem trúc là các chữ nằm trong hai vế đối, chữ “trúc” không ăn nhập vào chữ “ngọn thỏ” được; từ xưa, trong thơ, “trúc tơ” (trúc ti) vẫn là từ chỉ nhạc cụ (Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti - Tỳ bà hành). “Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày” (Kiều), “Trúc tơ nổi trước kiệu vàng kéo sau” (Kiều).

Trên đây là những lý do mà chúng tôi tin rằng câu thơ “Trúc si ngón thỏ tơ chùng phím loan” dù nghe có vẻ lạ ai, vẫn có cái lẽ tồn tại, vẫn có cái “ẩn số” của nó về mặt ngôn ngữ trong câu thơ Kiều.

Vì e có bạn cho rằng việc bàn về một câu thơ như thế này là “nhiễu sự văn chương”, nên chúng tôi phải viết cho có tằng thứ, có ngành có ngọn chứ tự trong thâm tâm, chúng tôi vẫn biết rằng sửa một chữ sai trong câu thơ từ lâu đã đi vào tiềm thức mọi người không phải chuyện đơn giản.

Nhưng ở đây là vấn đề về văn bản học, về ngôn ngữ cổ. Do ngôn ngữ đã thay đổi, do cách chữa khôn khéo của người sau, nhiều khi mất công tìm ra cái “đúng” - nếu như người ta không nắm được ngôn ngữ xưa, chữ Nôm xưa.

Vì thế, đưa ra những tư liệu khách quan để cùng nhau xem xét quá trình biến đỏi chữ nghĩa trong câu thơ từ văn bản chữ Nôm sang văn bản chữ Quốc ngữ, chúng tôi chỉ dám xem như một sự trình bày quá trình nghiên cứu về sự “bí mật” trong văn bản một câu thơ, mong các nhà Ngôn ngữ và bạn đọc chỉ bảo thêm.

B. THẤY THÊM MỘT PHƯƠNG NGỮ TRUYỆN KIỀU

Sau một thời gian dài cân đi nhắc lại, chúng tôi đã mạnh dạn cho đăng những trang viết đang còn phân vân này trên Tuần báo Văn nghệ mong thăm dò dư luận, may chi sáng tỏ được cái bước đi từ chữ dùn đến chữ chùng. Chẳng dè, khi báo vừa phát hành, tôi nhận ngay được cú điện thoại của bạn Nguyễn Hùng Vĩ, người NGHỆ, cán bộ giảng dạy khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bạn Hùng Vĩ bảo: Anh đúng rồi đấy. Không phải băn khoăn gì nữa. Vì ở Nghệ - Tĩnh, không ai nói chữ “chùng” đâu. Người ta nói “dùng”. Cái dây phơi bị “dùng”, phải căng lại. “Dùn”, “dùng” là đấy. Di vết của nó còn ở chữ “dùng dằng”. Dùng dằng là làm việc gì đó không căng…

Tôi điện thoại hỏi thêm ông Phan Văn Các - một người TĨNH mà vào tháng 4-2000, tôi đã có dịp trao đổi về câu thơ khó hiểu này về ý kiến của Nguyễn Hùng Vĩ. Ông Phan Văn Các thú vị bảo: “dân Nghệ - Tĩnh chúng mình làm ngôn ngữ là có lợi thế đấy!

Tôi quay về Truyện Kiều để thống kê các chữ “dùng – dùn”, thì thấy nó được nằm rải rác trong các câu 133, 559, 1161, 2257, 2781.

Cụ thể như sau(4):

- 1 Dùng @ dằng nửa ở nửa về (C.133)

- 2 Dùng @ dằng chưa nỡ rời tay (C.559)

- 3 Những là e ấp dùng @ dằng (C.1579)

- 4 Còn đương dùng @ dằng ngẩn ngơ (C.2257)

- 5 Dùng @ dằng khi bước chân ra (C.2781)

- 6 Đà đao lập sẵn chước dùng @ (C.1161)

Vấn đề đặt ra ở đây là: tại sao “dùng dằng”, “dùng dằng”, “chước dùng”, được dùng mã chữ “dụng” @, mà ở câu thơ chúng ta đang bàn “Trúc si ngón thỏ tơ dùng phím loan” (C.254) thì chữ “dụng” này lại có bộ “chấm thủy” @ ? Phải chăng là vì trong trường hợp để biểu ý cái dây đàn bị dùng (chùng), thì người viết chữ Nôm xưa đã ý nhị thêm bộ “chấm thủy @ cho nó ra cái vẻ “mềm-như-nước”, “không căng”? Nếu quả như thế, không hiểu đây là sự tinh tế của chữ Nôm, tinh tế của người cho khắc bản 1871, hay tinh tế của chính tác giả Truyện Kiều? Là tôi cứ nghĩ vẩn vơ như vậy chứ chưa dám đoan chắc bề nào.

Được biết “sư phụ” về ngữ âm lịch sử là Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn vừa về nước để nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và danh hiệu 50 năm tuổi Đảng, tôi tìm đến chúc mừng và không quên tặng ông bài báo. Giáo su nói ngay: “Mình đã đọc bài này của ông rồi. Tốt đấy”. Chỉ chờ có thế, tôi hỏi luận về cái âm d/ch kia và trình bày những suy nghĩ của mình. Cuối cùng, tôi chốt lại bằng câu hỏi:

- Thế thì, xin Giáo sư cho biết, có thể coi chữ dụng có chấm thủy @ là một phương ngữ Truyện Kiều – cái mà Cụ Hoàng Xuân Hãn gọi là “tiếng Nghệ instinctivement, cái tiếng Nghệ “tựnhiên, thuộc về bản năng” được không?

Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn bảo: - Được.

Rồi, như đã “vào mạch”. Cụ say sưa giảng cho nhiều chữ thuộc về phương ngữ, về ngữ âm lịch sử. Vì chưa chuẩn bị đủ cái nền ngữ âm cho vững để nghe giảng, tôi nghe mà cứ chữ được chữ mất…

Nhưng cũng mừng rằng: kì cục hàng năm trời, tôi đã nhận thêm được một phương ngữ Truyện Kiều. Và cũng đã tìm thêm được một âm mới của mã chữ @; bởi vì, trong các Từ điển chữ Nôm - từ Huỳnh Tịnh Của, Génibrel cho tới các Từ điển chữ Nôm hiện nay, chữ @ đều chỉ được các nhà Từ điển cho một âm đọc là “dòng” (dòng nước, dòng sông).

Chú thích:

1. Có ý kiến cho rằng chữ Nôm viết chữ “si” @ đọc là “se” như Trương Vĩnh Ký cũng được; vì trong chữ Nôm, /i/ chuyển thành /e/, như “sĩ” chuyển thành “sẽ”. Nhưng, chúng tôi thấy trong các tự điển chữ Nôm từ Huỳnh Tịnh Của, Génibrel đến các tự điển gần đây, chữ Nôm đó chỉ được đọc là “si” hoặc “ngây”. Vẫn biết rằng nhiều khi tự điển vẫn bỏ sót một vài âm của một chữ nào đó; nhưng dù thế đi chăng nữa thì, trong trường hợp này, đọc là “se”, câu thơ vẫn cứ bất thông.

2. Truyện Thúy Kiều (Đoạn Trường tân thanh). In lần thứ ba, Tân Việt, 1950.

3. Mượn chữ tên tác phẩm của GS Đào Duy Anh: Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, KHXH, H, 1975.

4. Không tính câu 884 “Khi vào dùng dắng khi ra vội vàng” trong văn bản Đào Duy Anh. Vì bản 1871 mà chúng tôi đang dùng cho bài viết này được khắc là:

@ @ @ @ @ @ @ @

Thông báo Hán Nôm học 2000, tr.514-521

In
Lượt truy cập:

Từ khóa » Thúy Kiều Kim Trọng 2000