Tim Rắn Hổ Mang Còn đập Vào Top Món ăn Kinh Dị Nhất Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
- Podcast
- YouTube
- Cần biết
- Rao vặt
- Cài đặt tài khoản
- Tin đã lưu
- Bình luận của bạn
- Lịch sử giao dịch
- Dành cho bạn
- Vào Tuổi Trẻ Sao
- Thoát Tuổi Trẻ Sao
- Đăng xuất
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Nhà đất
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
TTO - Tim rắn hổ mang còn đập dùng kèm với rượu mạnh pha tiết rắn là một món ăn ở Việt Nam được xếp vào hàng 'kinh dị' cùng nhiều món ăn truyền thống khác trên thế giới.
Người Nhật nổi tiếng thích hải sản sống, nhiều món trong đó khá ghê đối với ai không quen - ảnh: Pop Japan
Mỗi quốc gia và nền văn hóa đều có những món ăn được xem là "đặc sản". Nhiều món ngon và dễ ăn đến mức chúng lan tỏa ra khắp thế giới, vào tận thực đơn nhà hàng và bếp ăn gia đình. Món phở của Việt Nam là một ví dụ.
Và ngược lại, cũng có những món ăn dân địa phương thấy ngon, nhưng khách nước ngoài nhìn vào chỉ biết lắc đầu hoặc thậm chí... lùi vài bước. Đó là những món ăn được diễn tả bằng những từ như "gây sốc", "có vị kinh kinh", "có mùi ghê ghê"... và cả "bất hợp pháp".
Cùng điểm qua một số "đặc sản ẩm thực" của thế giới qua thống kê của báo South China Morning Post:
Món bạch tuộc nhảy múa của người Nhật
1. Còn sống và cựa quậy.
Hàu và nhím biển (cầu gai, con nhum) thường được dùng sống, nhưng ít ra chúng không "chống cự". Đối với nhiều người, nuốt một thứ gì đó còn ngọ nguậy hoặc tìm cách bỏ chạy khá là rùng rợn. Nhưng với một số người thì đó là một cách thưởng thức tốt nhất để giữ nguyên vị tươi.
Ikizukuri
Ikizukuri sashimi nói chung là một kiểu thưởng thức hải sản sống. Phần thịt được thái ra từ những sinh vật còn sống và cử động, bao gồm cá, tôm và bạch tuộc.
Món ăn được trình bày sao cho sinh vật vẫn còn cựa quậy trên đĩa. Cách chế biến này là bất hợp pháp ở Đức và Úc.
Món Ikizukuri sashimi của người Nhật - ảnh: YOUTUBE
Odorigui và sannakji
Ẩm thực Nhật Bản còn có odorigui (ăn nhảy múa), đơn giản là gắp nguyên con bạch tuộc hoặc mực còn sống cho vào miệng.
Odorigui trông ghê hơn Ikizukuri, dù đôi khi người ta cũng giết sinh vật trước khi dọn bên bàn.
Ở Hàn Quốc, ăn bạch tuộc sống gọi là sannakji.
Quả tim rắn còn đập
Món này có thể được tìm thấy ở Việt Nam. Không hiểu từ đâu mà nhiều người tin rằng ăn quả tim rắn hổ mang còn đập, thêm một shot rượu mạnh pha tiết rắn có thể giúp "tăng cường sinh lực" cho phái mạnh.
Món tim rắn hổ mang ở Việt Nam - ảnh: YOUTUBE
Côn trùng và ấu trùng
Món ăn từ côn trùng và ấu trùng được dùng ở nhiều nơi trên thế giới, đôi khi chúng vẫn còn sống và cựa quậy khi dọn lên đĩa.
Ấu trùng bướm là một trong những đặc sản của Úc. Chúng được mô tả là "chứa đầy protein" và có vị giống trứng chiên pha chút quả hạch.
Kiến cũng là một nguồn protein. Nó được chế biến thành thức uống và để trộn salad. Trứng của loài kiến đen khổng lồ (và có độc) có vị giống "bơ và quả hạch".
Món ấu trùng bướm nổi tiếng của Úc - ảnh: Food & Wine Magazine
2. Lên men hoặc thối
Các quốc gia Bắc Âu và châu Mỹ dường như có chung một tình yêu dành cho cá lên men và thối.
Đầu cá thối Canada
Món này là đầu cá hồi được chôn dưới lòng đất trong vài tuần. Khi người ta đào lên thì thịt cá đã thối rữa và nhão nhoẹt.
Đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn món này.
Đầu cá hồi Canada - ảnh: SCMP
Hakarl
Thay vì đầu cá hồi thì người Iceland dùng cá mập Greenland. Thịt cá lúc còn tươi có độc, người ta rút hết ruột, chặt đầu rồi chôn cá xuống cát từ 6-12 tuần. Trước đó họ dằn đá lên để ép chất lỏng trong thịt chảy ra.
Tiếp theo cá được moi lên, cắt thành từng khúc rồi phơi khô thêm vài tháng nữa. Mùi amoniac của món này sẽ khiến ai không quen cảm thấy khó chịu.
Đặc sản thịt cá mập của người Iceland - ảnh: Wiki
Surstromming
Đây là món đặc sản của Thụy Điển. Cá trích biển Baltic được lên men trong một hộp thiếc, ướp vửa đủ muối để nó không bị rữa.
Món này người ta thường ăn ngoài trời để tránh... tai nạn. Một số người thậm chí nghĩ ra cách khui hộp dưới nước để tránh nước cá văng tung tóe lên người.
Món cá thần thánh của người Thụy Điển - ảnh: Mediamatic
3. Nấm mốc, bọ ve và giòi
Thực phẩm lên mốc thường bị vất đi vì trông ghê và nguy hiểm. Nhưng thỉnh thoảng đó lại là đặc sản.
Có hàng ngàn loại phô mai dùng nấm mốc như một thành phần quan trọng. Trong khi đa số được chấp nhận rộng rãi, vẫn có những loại gây sốc đối với người không quen.
Phô mai Mimolette của Pháp - ảnh: Waterloo Region Eats
Phô mai Mimolette của Pháp chẳng hạn, loại này không thể làm nếu không có đám bọ ve.
Rồi thêm phô mai Casu marzu - món này bị Liên minh châu Âu cấm tiệt vì những quan ngại về sức khỏe. Đây là phô mai làm từ sữa cừu, lên men nhờ một loại ấu trùng ruồi để cho ra kết quả là một mớ nhầy nhụa.
Được biết, khi một người ăn phô mai Casu marzu, những con ấu trùng sẽ bò lúc nhúc trong miệng để... tẩu thoát.
Phô mai Casu marzu - một món ăn bất hợp pháp ở các nước thuộc EU - ảnh: Wiki
Huitlacoche
Món đặc sản Mexico này người ăn chay cũng dùng được. Huitlacoche là sản phẩm của quả bắp bị nhiễm nấm, biến nó thành một màu xanh đen.
Món này có vị của mốc và đất.
Đặc sản Mexico Huitlacoche - ảnh: Wiki
4. Thú cưng và một số động vật hoang dã
"Ăn con này, không ăn con kia" phần lớn là lập luận chủ quan. Nhưng có một số động vật rất độc để làm thức ăn - cá nóc là một ví dụ, trong gan của một số động vật như gấu bắc cực, hải mã, nai sừng tấm... chứa hàm lượng vitamin A cao đến mức có thể gây chết người.
Nhiều người ghê sợ ý tưởng ăn thịt thú cưng, nhưng chó, mèo, chuột lang... xuất hiện trong thực đơn ở nhiều nơi trên thế giới. Thịt thỏ cũng khá phổ biến. Còn một số động vật khác bị giết thịt vì yếu tố "món lạ".
Món chuột lang nướng ở Ecuador - ảnh: Pinterest
Dơi
Người đã ăn nói món này có vị giống... thịt gà. Thịt dơi có hàm lượng chất béo thấp và protein cao. Dơi ăn quả được dùng để nấu súp, hầm và cà ri ở vành đai Thái Bình Dương.
Trong lúc nấu, một số loài dơi phát ra mùi nặng giống như nước tiểu. Ở Thái Lan, người ta luộc dơi sống trong nước, thêm gia vị và giã nhừ để làm thành món ăn.
Món súp dơi - ảnh: Wiki
Rượu chuột con
Ai đó tin rằng món này chữa được bệnh suyễn. Cách làm cũng đơn giản: ngâm chuột con còn sống trong rượu mạnh.
À quên, chuột không được già quá 3 ngày tuổi, mắt chưa mở và không được có lông. Thức uống này có vị giống như... xăng.
Món rượu ngâm chuột con có vị giống như xăng - ảnh: Gizmodo
Cá voi
Muktuk là món ăn Greenland làm từ da và mỡ cá voi. Nó cực kỳ dai.
Thịt cá voi được cho là chứa hàm lượng thủy ngân cao cùng với nhiều chất độc khác.
5. Nội tạng và bộ phận lạ
Nội tạng động vật không được ưa chuộng bằng thịt. Ở nhiều nước, đây chỉ là phương án thay thế thịt rẻ tiền.
Bộ phận sinh dục bò
Đây là món ngon được thưởng thức ở nhiều nơi. Đầu bếp có thể nướng, chiên hoặc nấu súp.
Nhiều người tin món này có tính "gây hưng phấn tình dục". Vị của nó giống như mỡ, hoặc đôi khi được so sánh với con mực bị nấu quá chín.
Ngoài bò thì người ta cũng dùng cả trâu hoặc bò rừng.
Bộ phận sinh dục bò được bày bán ở chợ Peru - ảnh: Our Travels
Dái bò
Thổ dân Mỹ gọi đây là món "hàu vùng núi" hay "hàu đồng cỏ". Dân Mỹ Latin gọi là huevos de toro (cặp trứng của bò).
Dân Trung Quốc gọi là "báu vật của bò", còn ở Hy Lạp bạn phải gọi món này bằng cách nói "cho tôi cái món không thể gọi tên".
Mũi nai sừng tấm đông
Đây là món ăn ở Bắc Mỹ, chế biến bằng cách xẻo mũi của con nai sừng tấm rồi đem luộc cho cô đặc lại. Sau đó cho hỗn hợp này vào một cái khuôn rồi đem đi làm mát.
Ai muốn thử mũi nai sừng tấm - ảnh: Daily Meal
Món óc sóc Kentucky
Món này bị nhiều người Mỹ tảy chay sau khi các bác sĩ cảnh báo ăn óc của con sóc có thể dính căn bệnh giống bệnh bò điên.
Sóc sinh trưởng phổ biến tại Mỹ và thường được chế biến theo 2 cách: Thịt mang đi hầm trong một món gọi là burgoo, hoặc móc bộ óc ra và ăn.
6. Món ăn từ huyết
Món huyết pudding kiểu Pháp ăn với khoai tây nghiền - ảnh: Epicurean Group
Huyết động vật là loại thực phẩm cấm kỵ ở nhiều nơi, nhưng ở chỗ khác bạn có thể ăn thoải mái các loại xúc xích làm từ món này như blutwurst, kishka, moronga, boudin, mustamakkara...
Huyết có thể được trộn với ngũ cốc và gia vị để làm món pudding đen, trong khi đó Blodplattar là loại bánh làm từ huyết ở xứ Scandinavia.
Huyết đông là món ăn phổ biến ở Việt Nam, Hungary, Tây Tạng, Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Món ăn nào ngon nhất thế gian?TTO - Tôi bèn quyết định mình phải làm một thứ gì đó thật vui, thật vất, thật chất và thật nhất (cái chữ thật cuối cùng hiểu theo nghĩ của sự thật thà)…Thế là tôi nấu ăn - Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp kể với Tuổi Trẻ Online.
PHÚC LONGBÌNH LUẬN HAY
Tin liên quan
Ý nghĩa các món ăn được chiêu đãi tại thượng đỉnh liên Triều
Món ăn Việt: ai cũng nên thử qua một lần!
"Người nước ngoài rất thích món ăn Việt Nam"
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻTặng sao
Chuyển sao tặng cho thành viên
- x1
- x5
- x10
Hoặc nhập số sao
Bạn đang có: 0 sao
Tặng sao Tặng sao Tặng saoTặng sao thành công
Bạn đã tặng 0 Cho tác giả
Hoàn thànhTặng sao không thành công
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Quay lại bài viết Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Chủ đề: thức ăn món ăn ẩm thực tim rắn dái bò bạch tuộc sốngTin cùng chuyên mục
'Thị Nở' Đức Lưu nói sau phim Làng Vũ Đại ngày ấy, bà sợ nhất ăn cháo hành
Lặng lẽ quán ăn người Hoa Tân Sanh Hoạt gần 90 năm tại Sài Gòn
Tướng Phạm Văn Trà, Nguyễn Quốc Thước, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh là ‘tấm gương bình dị mà cao quý’
Tổng tập Nhà văn quân đội, một 'bộ sử bằng văn'
Khi Truyện Kiều lên sân khấu kịch Idecaf bằng cái tên Dưới bóng giai nhân
Về Gò Công tìm vị khách quý hiếm: rẽ mỏ thìa đến từ nước Nga
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Số sao có thêm 0
Thanh toán Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước Xem thêmTối đa: 1500 ký tự
Hủy Gửi bình luận- Trang chủ
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Khoa học
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
Tổng biên tập: Lê Thế Chữ
Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.
Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCMĐịa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn
Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848
Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSSĐăng ký email - Mở cổng thông tin
Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất
Đăng ký tại đây© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tênVui lòng nhập Họ & Tên.
Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công- Bình luận
- Đăng nhập
- Tạo tài khoản
Vui lòng nhập Tên hiển thị
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mã xác nhậnVui lòng nhập mã xác nhận.
Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạnVui lòng nhập Tên của bạn.
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩuXác nhận mật khẩu không khớp.
Mã xác nhậnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook Hoàn tấtMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Email (*)Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tên (*)Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ý kiến của bạn (*)Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Gửi ý kiếnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Đăng ký Tuổi Trẻ SaoNhập mã xác nhận
Mã capcha Hủy bỏ Hoàn tấtTừ khóa » Tim Rắn Hổ Mang Chúa
-
Tim Rắn Hổ Mang Chúa Của Việt Nam Lọt Top 10 Món ăn Kinh Dị Nhất ...
-
Mật Rắn Hổ Mang Có Tác Dụng Gì - Thảo Dược An Quốc Thái
-
Rắn Hổ Mang Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tag: Tim Rắn Hổ Mang Chúa - Dân Việt
-
Clip Người đàn ông Cho Rắn Hổ Mang Chúa Uống Nước ... - Dân Trí
-
Thả Rắn Hổ Mang Chúa 21 Kg Vào Rừng - YouTube
-
Truy Tìm Dấu Vết Rắn Hổ Mang Chúa Có Mào Trong Hầm Trú Bom ...
-
10 Loài Rắn độc Nhất Việt Nam Và Cách Nhận Biết Chúng
-
Rắn Hổ Mang - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Truy Tìm Hang Ổ Rắn Hổ Mang Chúa Hung Dữ Tóm Gọn Cả Đàn ...
-
Ăn Tim Rắn Sống Có Tác Dụng Gì ? Liệt Tứ Chi Vì Nuốt Tim Rắn ...
-
Món ăn Này Của Người Việt Khiến Cả Thế Giới Khiếp Sợ - Kiến Thức
-
Mơ Thấy Rắn Hổ Mang Chúa