Tìm Số Tự Nhiên Bé Nhất Có 5 Chữ Số Mà Số Này đem Chia Cho 8 Thì ...

Câu hỏi: Tìm số tự nhiên bé nhất có 5 chữ số mà số này đem chia cho 8 thì dư 5?

Trả lời:

Số bé nhất có 5 chữ số chia hết cho 8 là 10000 . 

Vậy số bé nhất chia cho 8 dư 5 là : 10000 + 5 = 10005 .

[CHUẨN NHẤT] Tìm số tự nhiên bé nhất có 5 chữ số mà số này đem chia cho 8 thì dư 5?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về phép chia có dư nhé:

Mục lục nội dung 1. Định nghĩa:2. Dạng bài tập:

1. Định nghĩa:

Phép chia có dư:

Số bị chia: Số chia = Thương + Số dư (Số dư < Số chia)

Số bị chia = Thương x Số chia + Số dư

Số chia = (Số bị chia – Số dư) : Thương

2. Dạng bài tập:

Dạng 1: Cách xác định số dư trong phép chia có dư.

Ví dụ 1: Hãy chia lần lượt các số 20; 21; 22; 23; 24; 25 cho 5. Em có nhận xét gì về quan hệ của số dư và số chia ?

Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia và ghi kết quả ra giấy để dễ so sánh.

Giải : Ta có : 20 : 5 = 4

21 : 5 = 4 (dư 1)

22 : 5 = 4 (dư 2)

23 : 5 = 4 (dư 3)

24 : 5 = 4 (dư 4)

25 : 5 = 5

Nhận xét : Số dư luôn luôn bé hơn số chia.

Ví dụ 2: Tìm số dư lớn nhất, bé nhất trong phép chia có số chia là 9. So sánh số dư lớn nhất với số chia .

Hướng dẫn : Học sinh suy nghĩ xem chia cho 9 có thể có những số dư nào. So sánh các số dư với nhau, so sánh các số dư với số chia để rút ra kết luận.

Giải : Ta biết trong phép chia có dư, số dư luôn luôn bé hơn số chia.

Vì số chia là 9 nên số dư có thể là một trong các số sau :

0 ( phép chia hết) ; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8.

+ Số dư lớn nhất là 8; số dư bé nhất là 1.

+ Số dư lớn nhất bé hơn số chia 1 đơn vị.

Ví dụ 3 : Trong một phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi tích của số chia  và số thương thì được 6 đơn vị. Tìm số dư trong phép chia đó.

Hướng dẫn : Cách tìm số bị chia trong phép chia có dư như thế nào ? Từ đó sẽ xác định được cách tìm số dư.

Giải : Ta có : Số bị chia = số chia x thương + số dư

Số bị chia – số chia x thương = số dư

6                     = số dư

Vậy số dư bằng 6.

Ví dụ 4. Trong phép chia dưới đây, những phép chia nào có cùng số dư?

a) 37 : 2;

b) 64 : 5;

c) 45 : 6;

d) 73 : 8;

e) 76 : 6;

g) 453 : 9.

Phân tích. Muốn biết những phép chia nào có cùng số dư, ta phải thực hiện từng phép chia rồi dựa vào kết quả tìm được để kết luận. Đây là bài toán nhằm kiểm tra kĩ năng của học sinh.

Bài giải:

Ta có 37 : 2 = 18 (dư 1); 64 : 5 = 12 (dư 4); 45 : 6 = 7 (dư 3); 73 : 8 = 9 (dư 1); 76 : 9 = 8 (dư 4); 453 : 9 = 50 (dư 3).

Vậy phép chia: 37 : 2 và 73 : 9 cùng số dư là 1; phép chia 64 : 5 và 76 : 9 có cùng số dư là 4; phép chia 45 : 6 và 453 : 9 cùng số dư là 3.

* Đối với dạng  này cần lưu ý học sinh nắm được : Số dư luôn luôn bé hơn số chia, số dư lớn nhất bé hơn số chia 1 đơn vị, cách tìm số dư trong phép chia có dư.

Dạng 2: Dựa vào tính chất của số dư trong phép chia để tìm số bị chia và số chia.

Ví dụ 1: Trong một phép chia có số chia bằng 8, thương bằng 5 và số dư là số dư lớn nhất có thể có. Tìm số bị chia.

Hướng dẫn: Xác định số dư của phép chia, áp dụng công thức để tìm số bị chia.

Giải : Trong phép chia có số chia bằng 8, số dư lớn nhất là 7.

Vậy số bị chia bằng:

5 x 8 + 7 = 47

Đáp số : 47

Ví dụ 2: Tìm số bị chia và số chia bé nhất sao cho phép chia có thương bằng 15 và có số dư là 7.

Hướng dẫn: Dựa vào số dư xác định số chia bé nhất, áp dụng công thức để tính số bị chia.

Giải : Vì phép chia có số dư là 7 nên số chia bộ nhất phải là 8.

Vậy số bị chia bé nhất là :

15 x 8 + 7 = 127

Đáp số : 127

Ví dụ 3: Tìm số bé nhất chia cho 2 dư 1, chia cho 3 dư 2, chia cho 4 dư 3.

Hướng dẫn: Nhận xét số dư trong cả 3 phép chia so với số chia. Nếu thêm một đơn vị vào số bị chia thì cả ba phép chia thay đổi như thế nào ? Từ đó tìm số bị chia bé nhất.

Giải : Gọi số cần tìm là x. Ta có :

x chia cho 2 dư 1 nên x + 1 chia hết cho 2

x chia cho 3 dư 2 nên x + 1 chia hết cho 3

x chia cho 4 dư 3 nên x + 1 chia hết cho 4

Số bé nhất vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho3, vừa chia hết cho 4 là số 12.

Ta có : x + 1 = 12

x = 12 – 1

x = 11

Vậy số cần tìm là 11.

Ví dụ 4 : Một số tự nhiên chia cho 8 được thương là 25 và dư 6. Hỏi lấy số đó chia cho 9 thì được thương bằng bao nhiêu? Số dư bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn : Số tự nhiên chia cho 8 được thương là 25 dư 6 là:

25 x 8 + 6 = 206

Số đó chia cho 9 thì được thương và số dư là:

206 : 9 = 22 (dư 8)

Đáp số : thương 22, số dư 8

Ví dụ 5: Khi lấy một số lớn hơn 0 chia cho 5 ta được số dư gấp 3 lần số thương. Tìm số bị chia trong phép chia đó?

Hướng dẫn : Ta có: số chia là 5 nên số dư có thể có là 1,2, 3,4.

Do số dư gấp 3 lần thương mà thương cũng là một số tự nhiên khác 0 và số dư phải chia hết cho 3. Vậy số dư là 3.

Thương là 3 : 3 = 1

Số bị chia là : 1 x 5 + 3 = 8

Ví dụ 6: Một lớp học có 33 học sinh. Phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ ngồi. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế?

Bài giải:

Thực hiện phép chia ta có: 33 : 2 = 16 (dư 1). Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh chưa có chỗ ngồi nên cần có thêm 1 bàn nữa.

Vậy cần số bàn ít nhất là:

16 + 1 = 17 (cái bàn)

Đáp số: 17 cái bàn.

Trong bài giải này ngoài phép tính chia có dư, còn có phép cộng kết quả phép chia đó với 1 (cần lưu ý học sinh: số 1 này không phải là số dư).

Ví dụ 7. Đoàn khách du lịch có 50 người, muốn thuê xe loại 4 chỗ ngồi. Hỏi cần thuê ít nhất bao nhiêu xe để chở hết số khách đó?

Bài giải:

Thực hiện phép chia ta có: 50 : 4 = 12 (dư 2). Có 12 xe mỗi xe chở 4 người khách, còn 2 người khách chưa có chỗ nên cần có thêm 1 xe nữa.

Vậy số xe cần ít nhất là:

12 + 1 = 13 (xe).

Đáp số: 13 xe ô tô.

* Đối với dạng toán này cần lưu ý học sinh: Nắm chắc cách xác định số dư trong phép chia có dư; thực hiện tìm thành phần chưa biết của phép chia.

Từ khóa » Số Bị Chia Là Số Nhỏ Nhất Có 2 Chữ Số