Tìm Thấy 7 Tác Dụng Của Mè đen, Loại Hạt Bé Xíu Nhưng 'có Võ'

Mục lục
  1. Tìm hiểu về hạt mè đen
  2. Tác dụng của mè đen
    1. Hỗ trợ tiêu hóa
    2. Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch
    3. Cải thiện huyết áp
    4. Giảm cholesterol và chất béo trung tính
    5. Cung cấp protein cho cơ thể
    6. Có thể có đặc tính chống ung thư
    7. Thúc đẩy tóc và da khỏe mạnh
  3. Bà bầu ăn mè đen có tốt không?
  4. Tác dụng phụ của mè đen
  5. Một số cách chế biến mè đen tốt cho sức khỏe
  6. Giá trị dinh dưỡng của mè đen

Mè đen là nguyên liệu quen thuộc với người Việt, bởi nó có mặt trong rất nhiều món ăn ngon, ví dụ như cháo, bánh đa hay hay kẹo.... Đây là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cũng là vị thuốc chữa bệnh cực tốt.

1. Tìm hiểu về hạt mè đen

Mè đen (hay còn gọi là hồ ma, du tử miêu, vừng đen) là loại hạt nhỏ, dẹt, có dầu, có tên khoa học là Sesamum indicum, thuộc họ Vừng.

Hạt mè vốn phát triển với nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm các màu nâu, nâu vàng, xám, vàng, trắng và màu đen.

tac-dung-cua-me-den-voh-0
Mè đen chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Hạt mè đen được trồng từ hàng nghìn năm trước, ngày nay loại hạt này chủ yếu được sản xuất ở châu Á, mặc dù chúng cũng rất phổ biến trên khắp thế giới.

2. Tác dụng của mè đen

Theo y học cổ truyền, mè đen có tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, đại tràng. Có tác dụng bổ gan, bổ thận, bổ huyết, nhuận tràng. Dùng trong trường hợp đau đầu, hoa mắt, ù, lãng tai, tóc bạc sớm, da khô, huyết hư, phế âm hư tổn.

Trong y học hiện đại, hạt mè đen cũng được đánh giá là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường xuyên ăn hạt mè đen có thể nhận về các lợi ích sức khỏe như:

2.1 Hỗ trợ tiêu hóa

Mè đen chứa nhiều chất xơ, có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ các hoạt động đường tiêu hóa. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn, từ đó ngăn ngừa được một số vấn đề chẳng hạn như tình trạng táo bón.

2.2 Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch

Chất chống oxy hóa là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hoặc làm chậm các loại tổn thương tế bào khác nhau trong cơ thể. Và mè đen là một trong những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là hạt mè đen đã nảy mầm.

Hạn chế được tình trạng stress oxy hóa là bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc phải rất nhiều căn bệnh mãn tính như: bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

2.3 Cải thiện huyết áp

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim và đột quỵ. Nhiều nghiên cứu ghi nhận, hạt mè đen có tác dụng hạ huyết áp nhờ chứa thành phần magie dồi dào. (1) (2)

Ngoài ra, các chất lignans, vitamin E và các chất chống oxy trong hạt mè đem có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám hình thành trong động mạch, có khả năng duy trì huyết áp khỏe mạnh.

2.4 Giảm cholesterol và chất béo trung tính

Một trong những tác dụng của mè đen là có thể giúp làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính trong cơ thể.

Hạt mè chứa nhiều chất béo, trong đó có 15% chất béo bão hòa, 41% chất béo không bão hòa đa (chất béo không no đa nguyên) và 39% chất béo không bão hòa đơn. Nghiên cứu ghi nhận, chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2.5 Cung cấp protein cho cơ thể

Protein rất cần thiết cho sức khỏe của con người vì nó giúp xây dựng mọi thứ từ cơ bắp đến hormone. Thật may khi hạt mè là một nguồn cung cấp protein từ thực vật tương đối cao.

tac-dung-cua-me-den-voh-1
Ăn mè đen có thể giúp bổ sung protein cho cơ thể (Nguồn: Internet)

2.6 Có thể có đặc tính chống ung thư

Một vài nghiên cứu trên động vật ghi nhận, hạt mè đen có thể có đặc tính chống ung thư (3). Nguyên nhân là do trong hạt mè đen có chứa sesamol và sesamin, đây là những chất được cho là có góp phần vào đặc tính chống ung thư của mè đen.

2.7 Thúc đẩy tóc và da khỏe mạnh

Dầu mè đen thường được sử dụng trong các sản phẩm dành cho tóc và da, chẳng hạn như xà phòng, dầu gội đầu và kem dưỡng ẩm. Lý do là vì loại hạt này có chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể khuyến khích tóc và da khỏe mạnh.

Xem thêm: 11 tác dụng của dầu mè đối với sức khỏe, làn da và cách dùng dầu mè đúng cách

3. Bà bầu ăn mè đen có tốt không?

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ thường gặp một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Hạt mè đen chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt, giảm táo bón thai kỳ.

Ngoài ra, bà bầu ăn và uống hạt mè còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống tốt các bệnh cảm cúm. Hàm lượng canxi trong hạt mè đen còn đóng góp vai trò trong việc cải thiện tốt tình trạng xương và răng miệng cho cả mẹ và bé.

Chính vì thế, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng mè đen trong thai kỳ của mình để được hỗ trợ tốt về sức khỏe, tăng cường năng lượng giảm căng thẳng, lợi sữa.

Xem thêm: 7 tác dụng của mè đen với bà bầu và thời điểm ăn tốt nhất

4. Tác dụng phụ của mè đen

Hạt mè đen lành tính và không gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể nếu như bạn đảm bảo liều lượng sử dụng chúng nằm trong giới hạn cho phép.

tac-dung-cua-me-den-voh-2
Không nên lạm dụng quá nhiều mè đen để tránh gặp phải những tác hại không mong muốn (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều hạt mè đen trong các bữa ăn hàng ngày thì bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với một số vấn đề như:

  • Giảm hấp thu dưỡng chất trong cơ thể
  • Khó kiểm soát cân nặng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Hạ huyết áp
  • Tăng nguy cơ cơ viêm túi thừa đại tràng

Đặc biệt, dù hạt mè đen thường được coi là an toàn đối với hầu hết mọi người, nhưng một số người có thể bị phản ứng dị ứng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên thận trọng nếu đây là lần đầu tiên bạn ăn hạt mè đen.

Xem thêm: 6 tác hại của mè đen bạn có thể gặp phải khi dùng sai cách hoặc quá nhiều

5. Một số cách chế biến mè đen tốt cho sức khỏe

Mè đen được sử dụng rất đa dạng trong ẩm thực. Bạn có thể dùng mè đen rắc lên các món salad, rau, bún và cơm, thậm chí có thể được sử dụng trong các món nướng.

Ngoài ra, hạt mè đen có thể dễ dàng được nấu thành nước mè đen, chè mè đen, sữa mè đen, bánh mè đen và chế biến thành dầu hạt mè đen - sử dụng giống như bất kỳ loại dầu ăn nào khác.

Xem thêm: Mách bạn cách nấu mè đen thành những món ăn, thức uống chỉ có ngon và ngon hơn

Bên cạnh đó, chiết xuất hạt mè đen còn được điều chế dưới dạng dầu hoặc chất bổ sung ở dạng viên nang. Tuy nhiên, hiện tại không có khuyến nghị nào liên quan đến việc uống bao nhiêu chiết xuất hạt mè đen, vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo ý bác sĩ trước dùng các chất bổ sung này.

6. Giá trị dinh dưỡng của mè đen

Hạt mè đen rất giàu dinh dưỡng. Chỉ 2 muỗng canh (14g) hạt mè đen đã chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng sau đây:

  • Lượng calo: 100
  • Chất đạm: 3g
  • Chất béo: 9g
  • Carb: 4g
  • Chất xơ: 2 g
  • Canxi: 18% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magiê: 16% DV
  • Phốt pho: 11% DV
  • Đồng: 83% DV
  • Mangan: 22% DV
  • Sắt: 15% DV
  • Kẽm: 9% DV
  • Chất béo bão hòa: 1g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 3g
  • Chất béo không bão hòa đa: 4g

Nhìn chung, hạt mè đen là một loại hạt có dầu giàu chất dinh dưỡng, những tác dụng của mè đen đã được ghi nhận cả trong Đông y lẫn y học hiện đại. Đặc biệt hơn, loại hạt này khá an toàn để bạn có thể bổ sung vào các bữa ăn hàng để giúp món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn.

Từ khóa » Chè Mè đen Có Tác Dụng Gì