Tìm Thêm Một Số Truyện Cổ Tích Thần Kì Về Nhân Vật Dũng Sĩ Cứu ...

YOMEDIA NONE Trang chủ Hỏi đáp lớp 6 ADMICRO Tìm thêm một số truyện cổ tích thần kì về nhân vật dũng sĩ cứu người bị hại

1.Tìm thêm một số truyện cổ tích thần kì về nhân vật dũng sĩ cứu người bị hại.Kết thúc các truyện đó có đặc điểm chung gì?

-Truyện cổ tích thần kì về nhân vật dũng sĩ:

...........................................................................................

-Đặc điểm chung của kết thúc truyện:

..........................................................................................

Theo dõi Vi phạm ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Nguyễn Thị  Phước Hồng

    ruyện cổ tích là loại truyện truyền miệng dân gian, có nguồn gốc xa xưa nhưng chủ yếu ra đời trong xã hội có áp bức, bóc lột. Đó là những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh những nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh và nhân vật bất hạnh… Tuỳ theo đặc điểm nội dung và nghệ thuật, truyện cổ tích có thể được chia thành các loại truyện chính: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích thế tục.

    Trước hết, truyện cổ tích về loài vật thường có nội dung giải thích nguồn gốc của những đặc điểm riêng của từng con vật. Chẳng hạn tại sao con trâu có cái nốt ở cổ, tại sao con quạ có lông đen, con lươn cứ rúc trong bùn. Ngoài ra, một nhóm truyện khác tập trung kể về một con thú khôn ranh. Chẳng hạn các truyện về con thỏ khôn ranh thường dùng mẹo lừa để thắng cuộc hoặc để trốn thoát nanh vuôt của các con thú hung bạo và khoẻ hơn nó. Trí thông minh của thỏ là một loại vũ khí quan trọng của kẻ yếu trong cuộc cạnh tranh sinh tồn với các lực lượng hung bạo hơn.

    Loại truyện cổ tích thứ hai là loại truyện cổ tích thần kì kể lại những sự kiện xảy ra trong đời sống gia đình và xá hội. Truyện cổ tích thần kì không chí có thể giới trần tục của con người mà còn có cả những thế giới có tính chất siêu nhiên như thượng giới, thuỷ cung, âm phủ, các hang động sâu thẳm, các khu rừng âm u, nơi ở của các con quái vật, yêu tinh, của những mụ phù thuỷ. Con người có thể xâm nhập vào thế giới siêu nhiên ấy; ngược lại những ông bụt, bà tiên, những yêu tinh, phù thuỷ lại cũng có thể xâm nhập vào thế giới trần tục của con người. Như vậy, trong truyện cổ tích thần kì, thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên, nhân vật trần tục và nhân vật siêu nhiên quan hệ qua lại với nhau, tạo thành một thế giới cổ tích huyền bí, thơ mộng và đôi khi thật diễm ảo.

    truyen-co-tich-1

    Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội

    Loại truyện cổ tích thần kì có những nhân vật tài giỏi, khả năng đặc biệt, đôi khi phi thường và mang tính chất siêu nhiên. Sư Không Lộ có một cây gậy sắt trăm người xúm lại cũng không khiêng nổi. Cẩu Khây (truyện của người Tày), gặp trâu bò sụp hố, sa lầy có thể kéo lên và vác qua cánh đồng lầy một cách dễ dàng. Nội dung phần lớn các truyện kể lại những cuộc phiêu lưu li kì của nhân vật. Chàng Ná (truyện của người Hơ Rê) đi tìm cứu công chúa bị quái vật bắt giam. Thạch Sanh diệt chằn tinh cứu công chúa, và con vua Thuỷ Tề… Kể lại những chiến công của các nhân vật tài giỏi trong các cuộc phiêu lưu li kì ấy, truyện cổ tích thần kì đã khơi dậy trong lòng ta niềm vui thích trẻ thơ trước tinh thần dũng cảm diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống yên lành cho mọi người.

    Loại truyện cổ tích thần kì có những nhân vật bất hạnh nêu ra những số phận bất hạnh, đôi khi bỉ thảm của những con người thấp cổ bé miệng. Đó là những kẻ mồ côi, bơ vơ không nơi nương tựa, bị hất ra lề đường kiểu Thạch Sanh mình trần khố có một manh nơi gốc cây đa. Đó là những người con riêng hiền lành bị dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ ngược đãi, hành hạ đến chết đi sống lại nhiều lần mà vẫn chưa hết khổ kiểu cô Tấm. Đó là những người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại như người em trong truyện Cây khế. Có khi đó là ngưởi nghèo khổ suốt đời làm thân trâu ngựa, bị bọn nhà giàu bóc lột kiểu anh trai cày trong truyện Chàng gù, ghẻ lở đầy người như truyện Chàng ghẻ, có thân hình dị dạng như truyện Sọ Dừa, hoặc người đội lốt vật trong các chuyện Lấy chồng dê, Lấy vợ cóc, … Các nhân vật có hình dạng xấu xí như vậy thường xuất thân từ nhưng gia đình nghèo hèn, bị mọi người khinh rẻ, hắt hủi. Các nhân vật bất hạnh trên đây thường được miêu tả là những con người hiền lành, thật thà, tốt bụng, có tài năng. Bị hắt hủi, ngược đãi, họ thường chỉ cam lòng chịu đựng, gợi lòng thương cảm xót xa của ta.

    Loại truyện cổ tích thứ ba là truyện cổ tích thế tục: chỉ kể về những con người và sự việc xảy ra trong thế giới trần tục với hai nhân vật chính là nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.

    Truyện về nhân vật thông minh thường ca ngợi sự nhanh trí, cách xử lí tài tình của các nhân vật này trong những tình huống phức tạp. Chẳng hạn phải trả lời một câu hỏi khó: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Làm việc khó (xỏ được một sợi chỉ mảnh qua một vỏ ốc vặn dài, rỗng hai đầu); xử một vụ án khó (hai người đàn bà vu cho nhau ăn cắp vải của nhau mà không có chứng cớ). Đặc biệt nhân vật thông minh hay dùng đến mẹo lừa: Truyện Thằng Cuội, truyện Trạng Quỳnh. Loại truyện này nhằm ca ngợi trí thông minh của người bình dân.

    Nhân vật ngốc nghếch cũng tạo nên một nhóm truyện riêng. Có loại nhân vật ngốc thực sự. Những hành vi ngốc nghếch này chủ yếu là do thực hiện lời khuyên của người khác một cách máy móc, không hề nhận thức được hoàn cảnh thực tế, nên tất yếu đưa đến thất bại: truyện Làm theo vợ dặn. Đôi khi do ngẫu nhiên mà những hành vi của nhân vật ngốc lại hợp với hoàn cảnh, do đó lại có hiệu quả: truyện Trạng Lợn. Những truyện Ngốc gặp may, Nói khoác gặp thời như vậy gợi lên những suy nghĩ về cách đánh giá thực tài của con người.

    Bên cạnh nhân vật ngốc thực sự còn có nhân vật giả ngốc, ví dụ như nhân vật trong truyện Làm cho công chúa nói. Nhân vật giả ngốc còn xuất hiện trong nhiều truyện cười dân gian: Đầy tớ lù khù. Đây cũng là một dạng của nhân vật thông minh trong truyện dân gian. Như vậy, truyện cổ tích về nhân vật ngốc nghếch là những bài học vui, đã kích nhẹ nhàng về sự thất bại của những người chỉ biết suy nghĩ và hành động một cách máy móc, cứng nhắc trong khi cuộc sống thì vô cùng phong phú đa dạng.

    Về nội dung, truyện cổ tích nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Tuy phần nhiều truyện cổ tích thần kì và thế tục cũng như trong một số truyện cổ tích và loài vật, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất quyết liệt, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng. Cô Tấm mò cua bắt tép cuối cùng trở thành hoàng hậu. Anh Thạch Sanh kiếm củi, kết thúc là một vị hoàng đế. Chàng Sọ Dừa dị dạng cuối cùng trở thành phò mã. Còn những kẻ tham lam, nham hiểm, tàn ác nhất thời có thể hưởng vinh hoa phú quý nhưng rốt cuộc sẽ bị trừng phạt. Những tiên, bụt có xuất hiện không phải để thuyết minh cho lí tưởng tôn giáo mà chính là để phù trợ cho cái thiện thắng cái ác. Lòng tin ở hiển gặp lành là một niềm tin chất phác nhưng tốt đẹp biết bao, nuôi dưỡng trong tâm hồn ta những cảm xúc trong sáng, những ý nghĩ tốt lành đối với con người và cuộc đời. Hơn nữa, truyện cổ tích còn là tiếng nói ca ngợi tình yêu tha thiết và thuỷ chung của con người. Hòn Vọng Phu, Tháp Bà Rầu là những đài kỉ niệm tinh thần về những người phụ nữ sắt son, trung hậu. Cuộc hôn nhân Tiên Dung, Chử Đồng Tử phản ánh truyền thống nhân đạo và khổt vọng dân chủ của nhân dân ta.

    Tóm lại, với các loại truyện và những nội dung đã trình bày, truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Đây là kho báu về trí tuệ tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân ta.

    Tóm lại, với các loại truyện và những nội dung đã trình bày, truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Đây là kho báu về trí tuệ tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân ta.

    Chúc bạn học tốtvui

    bởi Nguyễn Thị Phước Hồng 19/10/2018 Like (0) Báo cáo sai phạm
Cách tích điểm HP

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời. Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy NONE

Các câu hỏi mới

  • Nêu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật bài Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)

    Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)

    Thu về lành lạnh trời mây

    Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ

    Ánh trăng vừa thực vừa hư

    Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào

    27/11/2022 | 0 Trả lời

  • Câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì?

    câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì

    01/12/2022 | 0 Trả lời

  • Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu

    đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu

    09/12/2022 | 0 Trả lời

  • Từ trái nghĩa với đẹp là gì?

    TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J

    23/12/2022 | 0 Trả lời

  • Việc trải nghiệm và ghi chép lại những kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người

    “Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”

    27/12/2022 | 0 Trả lời

  • Viết đoạn văn về người mẹ

    viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ

    31/01/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu một số chi tiết tiêu biểu của văn bản Chiếc lá cuối cùng

    một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?

    01/02/2023 | 0 Trả lời

  • Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em

    Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )

    03/02/2023 | 0 Trả lời

  • Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì?

    Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì

    07/02/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu tác dụng của ngôi kể thứ ba của bài thơ Đêm nay bác không ngủ

    tác dung ngôi kể

    16/02/2023 | 0 Trả lời

  • Tìm từ đồng âm trong câu sau: "Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông / Cánh tay áo này rộng quá"

    Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông

    Cánh tay áo này rộng quá

    Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa

    Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay

    Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển

    22/02/2023 | 1 Trả lời

  • Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?

    Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?

    14/03/2023 | 0 Trả lời

  • Trình bày ý kiên của em về vấn đề bạo lực học đường

    Trình bày về vấn đề bạo lực học đường

    15/03/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Lượm

    viết lại cảm nghĩ về bài Lượm

    15/03/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích

    Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích

    Dàn ý

    - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

    - Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

    + Xuất thân của các nhân vật.

    + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

    + Diễn biến chính:

    - Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.

    - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

    19/03/2023 | 0 Trả lời

  • Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào?

    Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?

    Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?

    22/03/2023 | 0 Trả lời

  • Từ nào sau đây không phải là từ mượn ?

    A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn

    01/04/2023 | 5 Trả lời

  • Nghị luận về hiện tượng: Chỉ có học mới thành tài

    Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"

    12/04/2023 | 0 Trả lời

  • Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình

    Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình

    13/04/2023 | 0 Trả lời

  • Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng

    Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng

    13/04/2023 | 0 Trả lời

  • Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em

    Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em

    18/04/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy viết biên bản Tổng kết Chi đội cuối học kỳ 2

    17/05/2023 | 0 Trả lời

  • Theo em, những người không biết trân trọng khoảnh khắc là người như thế nào?

    25/07/2023 | 0 Trả lời

  • Viết đoạn văn miêu tả giờ học mà em yêu thích và chỉ ra 2 từ láy, 2 từ ghép trong đoạn văn ấy

    14/08/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy nêu khái niệm của từ đơn và từ phức

    15/10/2023 | 2 Trả lời

ADSENSE ADMICRO UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6

Toán 6

Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 6 Kết Nối Tri Thức

Toán 6 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 6 CTST

Giải bài tập Toán 6 KNTT

Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 6

Đề thi giữa HK1 môn Toán 6

Ngữ văn 6

Ngữ Văn 6 CTST

Ngữ Văn 6 KNTT

Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Soạn Văn 6 CTST

Soạn Văn 6 KNTT

Soạn Văn 6 Cánh Diều

Văn mẫu 6

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 6

Tiếng Anh 6

Giải Tiếng Anh 6 CTST

Giải Tiếng Anh 6 KNTT

Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 6

Khoa học tự nhiên 6

Khoa học tự nhiên 6 CTST

Khoa học tự nhiên 6 KNTT

Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 6 CTST

Giải bài tập KHTN 6 KNTT

Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6

Đề thi giữa HK1 môn KHTN 6

Tin học 6

Tin học 6 CTST

Tin học 6 KNTT

Tin học 6 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 6 CTST

Giải bài tập Tin học 6 KNTT

Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 6

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 6

Lịch sử và Địa lý 6

Lịch sử & Địa lí 6 CTST

Lịch sử & Địa lí 6 KNTT

Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6

Đề thi giữa HK1 môn LS và ĐL 6

Công nghệ 6

Công Nghệ 6 CTST

Công Nghệ 6 KNTT

Công Nghệ 6 Cánh Diều

Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 6

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 6

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 6

Tư liệu lớp 6

Đề thi

Đề thi giữa HK1 lớp 6

Đề thi giữa HK2 lớp 6

Đề thi HK1 lớp 6

Đề thi HK2 lớp 6

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 6

Đề cương giữa HK1 lớp 6

Văn mẫu về Bức tranh của em gái tôi

Văn mẫu về Bánh chưng, bánh giầy

Văn mẫu về Cô bé bán diêm

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất

Tin học 6 Kết nối tri thức Bài 1: Thông tin và dữ liệu

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Nhân Vật Dũng Sĩ Là Gì