Tìm Tọa độ điểm Bằng Phép đối Xứng Tâm
Có thể bạn quan tâm
by HOCTOAN24H · 10/09/2015
Tìm tọa độ điểm bằng phép đối xứng tâm là một dạng bài tập cơ bản nhất trong phép đối xứng. Là cơ sở giúp chúng ta giải các bài toán về tìm phương trình đường thẳng và phương trình đường tròn thông qua phép đối xứng. Trước tiên chúng ta cần điểm qua một số khái niệm và tính chất cơ bản của phép đối xứng tâm.
1. Định nghĩa phép đối xứng tâm
Cho điểm I. Phép biến hình biến điểm I thành chính nó, biến mỗi điểm M khác I thành điểm M’ sao cho I là trung điểm của đoạn thẳng MM’ được gọi là phép đối xứng tâm I.
Điểm I được gọi là tâm đối xứng
Phép đối xứng tâm I thường được kí hiệu là Đ$_I$
Từ định nghĩa ta suy ra:
- $M’=$Đ$_I(M) \Leftrightarrow \vec{IM’} =-\vec{IM}$ hay $\vec{IM} + \vec{IM’} = \vec{0}$
Từ đó ta có:
- Nếu $M \equiv I$ thì $M’ \equiv I$
- Nếu $M \not\equiv I$ thì $M’=$Đ$_I(M) \Leftrightarrow $ I là trung điểm của MM’
2. Tính chất của phép đối xứng tâm
Tính chất 1: Nếu Đ$_I(M)=M’ $ và Đ$_I(N)=N’$ thì $\vec{M’N’} =-\vec{MN}$, từ đó suy ra M’N’=MN
Tính chất 2: Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
3. Biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm
a. Trường hợp tổng quát:
Tâm đối xứng là điểm $I(x_0;y_0)$. Gọi M(x;y) và M'(x’;y’) là ảnh của điểm M qua phép đối xứng tâm I. Khi đó ta có: $\left\{\begin{array}{ll}x’=2x_0-x\\y’=2y_0-y\end{array}\right.$
b. Trường hợp đặc biệt
Tâm đối xứng là gốc tọa độ O(0;0). Gọi M(x;y) và M'(x’;y’) là ảnh của điểm M qua phép đối xứng tâm O. Khi đó ta có: $\left\{\begin{array}{ll}x’=-x\\y’=-y\end{array}\right.$
4. Bài tập tìm tọa độ điểm bằng phép đối xứng tâm
Bài 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm I(1;-2). Tìm tọa độ của điểm I’ là ảnh của điểm I qua phép đối xứng tâm O.
Hướng dẫn giải:
Bài tập trên các bạn thấy khá là dễ dàng bởi tâm đối xứng của chúng ta chính là gốc tọa độ. Do đó ta gọi tọa độ của điểm I’ là I'(x’;y’) thì $\left\{\begin{array}{ll}x’=-x\\y’=-y\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=-1\\y’=2\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm I’ là: I'(-1;2)
Xem thêm bài giảng: Tìm tọa độ điểm bằng phép tịnh tiến
Bài 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A(2;3). Tìm tọa độ của điểm A’ là ảnh của điểm A qua phép đối xứng tâm I(2;4).
Hướng dẫn giải:
Với bài toán số 2 này các bạn thấy tâm đối xứng của chúng ta không phải là điểm đặc biệt như trong bài toán 1. Do vậy các bạn sẽ áp dụng biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm trong trường hợp tổng quát.
Gọi tọa độ của điểm A’ là: A'(x’;y’)
Theo biểu thức tọa độ ta có: $\left\{\begin{array}{ll}x’=2x_0-x\\y’=2y_0-y\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=2.2-2\\y’=2.4-3\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=2\\y’=5\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm A’ là: A'(2;5)
Bài 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A'(2;3). Tìm tọa độ của điểm A biết A’ là ảnh của điểm A qua phép đối xứng tâm I(2;4).
Hướng dẫn giải:
Với bài toán này các bạn đọc qua sẽ thấy giống với bài toán 2 ở trên, nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy nó hoàn toàn khác nhau. Bài toán 2 yêu cầu tìm tọa độ của điểm ảnh, còn bài toán này yêu cầu tìm tọa độ của điểm vật. Tuy nhiên cách làm của chúng ta thì vẫn sử dụng biểu thức tọa độ để giải. Các bạn cần chú ý giữa x và x’; y và y’ nhé.
Gọi tọa độ của điểm A là: A(x;y)
Áp dụng biểu thức tọa độ ta có: $\left\{\begin{array}{ll}x’=2x_0-x\\y’=2y_0-y\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x=2x_0-x’\\y=2y_0-y’\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x=2.2-2\\y=2.4-3\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x=2\\y=5\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm A là: A(2;5)
Trên đây là toàn bộ lý thuyết của phép đối xứng tâm cùng bài tập tìm tọa độ điểm bằng phép đối xứng tâm. Thầy đã tách thành 3 dạng bài tập như trên giúp chúng ta tiếp thu bài thuận lợi hơn. Trong bài giảng tiếp theo thầy sẽ hướng dẫn chúng ta viết phương trình đường thẳng và phương trình đường tròn qua phép đối xứng tâm. Các bạn hãy đón đọc.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Chia sẻ lên mạng xã hội:- Share
- Tweet
- Share
BẠN CÓ THỂ XEM THÊM: Phép biến hìnhphép đối xứng tâmtìm tọa độ điểmtìm tọa độ điểm bằng phép đối xứng tâm
HOCTOAN24H
Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"
- Bài giảng tiếp theo Tìm phương trình đường thẳng bằng phép đối xứng tâm
- Bài giảng trước Tìm phương trình đường tròn bằng phép tịnh tiến
Có thể bạn sẽ thích...
- 25
50 Câu hỏi trắc nghiệm phép biến hình – phép dời hình
8 Nov, 2016
- 0
Tìm ảnh của một điểm qua phép vị tự
15 Nov, 2019
- 1
Tìm phương trình đường thẳng bằng phép đối xứng tâm
13 Sep, 2015
Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!
Leave a Reply Cancel reply
You have to agree to the comment policy.Comment *
Name *
Email *
Website
Từ khóa » Tọa độ Phép đối Xứng Tâm
-
Phép đối Xứng Tâm - Lý Thuyết Toán 11
-
Hình Học 11 Bài 4: Phép đối Xứng Tâm - HOC247
-
Bài 4: Phép đối Xứng Tâm - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Bài 4. Phép đối Xứng Tâm - Củng Cố Kiến Thức
-
Phép Đối Xứng Tâm: Lý Thuyết, Công Thức Và Bài Tập (Có Đáp Án)
-
Lý Thuyết Phép đối Xứng Tâm Toán 11
-
Công Thức Về Phép đối Xứng Tâm Hay Nhất | Toán Lớp 11
-
Bài 4: Phép đối Xứng Tâm - Hoc24
-
Lý Thuyết Phép đối Xứng Tâm | SGK Toán Lớp 11
-
Lý Thuyết, Các Dạng Toán Và Bài Tập Phép đối Xứng Tâm
-
Phép đối Xứng Tâm
-
Phép Đối Xứng Tâm
-
Tìm ảnh Của Một điểm Qua Phép đối Xứng Tâm Cực Hay - Toán Lớp 11
-
Đối Xứng Tâm – Wikipedia Tiếng Việt