Tín Dụng Tập Trung Hỗ Trợ Tăng Trưởng - Saigonbank
Có thể bạn quan tâm
- Sơ đồ trang
- Tuyển dụng
- Tra cứu hóa đơn điện tử
- English
SAIGONBANK - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM
Trang chủTin tứcNgân hàng - Chứng khoánTín dụng tập trung hỗ trợ tăng trưởng Tín dụng tập trung hỗ trợ tăng trưởng Ngày nhập : 20/01/2022 14:33 Năm 2022 NHNN định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, tập trung vào sản xuất kinh doanh và những lĩnh vực ưu tiên Hỗ trợ tích cực mục tiêu tăng trưởng Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng tín dụng toàn nền kinh tế vẫn tiếp tục giữ nhịp và kết thúc năm 2021, tổng dư nợ nền kinh tế đạt khoảng 10,38 triệu tỷ đồng, tăng 12,97% so với cuối năm 2020 cao hơn so với mức 12,17% của năm 2020. Như vậy, tín dụng đã tăng trưởng tích cực hơn kỳ vọng, khi đã tăng gần 470.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 3 tháng sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. Có được kết quả tích cực trên, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, trong năm 2021, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Vào những thời điểm dịch bệnh được kiểm soát, NHNN đã điều chỉnh linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với TCTD có khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, những TCTD thực hiện tốt việc giảm lãi suất cho vay để kịp thời cung ứng vốn cho doanh nghiệp, người dân. Tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng kinh tế như lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro… Bên cạnh đó, NHNN đã chỉ đạo các TCTD triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, như đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay; đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp để hỗ trợ tích cực hơn với các đối tượng, ngành kinh tế… Theo đánh giá của SSI Research, nhờ tăng trưởng tín dụng tích cực hỗ trợ cho nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP tương đối khả quan trong quý IV ở mức 5,22% cao hơn mức tăng trưởng 4,6% vào quý IV năm trước. Trên cơ sở kết quả năm 2021, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% trong năm 2022 nhưng linh hoạt điều chỉnh tuỳ thuộc vào tình hình thực tế cho thấy ngành Ngân hàng đang mở rộng khả năng cung ứng vốn hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 14% là khả thi Mục tiêu trên trùng với kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2022 của các TCTD và các NHTM đều lạc quan với tình hình tăng trưởng tín dụng trong quý tới. Tại kỳ điều tra này, các TCTD đã điều chỉnh tăng kỳ vọng đối với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng trong quý I/2022 và cả năm 2022 (64-79% TCTD kỳ vọng “tăng” so với 57 - 77% có cùng kỳ vọng ở quý trước), trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng tăng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 5,3% trong quý I/2022 và tăng 14,1% trong năm 2022… Yếu tố hỗ trợ nữa là nhu cầu đầu tư mới cả 3 khu vực là đầu tư tư nhân, đầu tư công, đầu tư nước ngoài dự báo tăng. Thực tế đến thời điểm hiện tại dòng vốn FDI vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam. Với việc triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế tạo đòn bẩy để mở rộng dự án đầu tư công, hoàn thiện cơ sở hạ tầng… Khu vực đầu tư tư nhân bắt đầu sôi động hơn trong việc mở rộng đầu tư các lĩnh vực khác nhau đón sóng hồi phục kinh tế. Theo đó, nhu cầu vốn xã hội chắc chắn sẽ tăng. Cộng thêm định hướng của NHNN về điều hành chính sách tiền tệ tuy kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát nhưng vẫn duy trì sự linh hoạt theo hướng ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế qua giải pháp duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tạo thanh khoản cao. Ngoài ra, các ngân hàng cũng nỗ lực kích cầu tín dụng qua các chương trình tín dụng ưu đãi. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng đã và đang tập trung hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giải pháp cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và giảm lãi suất cho vay… Tuy nhiên theo đánh giá một CEO ngân hàng, năm 2022 mức độ cạnh tranh khách hàng khốc liệt hơn năm trước nên cũng sẽ có sự phân hoá mạnh hơn trong tăng trưởng tín dụng. “Khi thị trường hồi phục có doanh nghiệp phục hồi nhanh, có doanh nghiệp phục hồi chậm, nên các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh để thu hút doanh nghiệp tốt để cho vay”, vị lãnh đạo này chia sẻ thêm. Trước lo ngại dòng vốn sẽ chảy vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro khi sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp khó vì dịch bệnh, một chuyên gia ngân hàng cho biết, NHNN thường xuyên nhắc nhở các TCTD kiểm soát chặt tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán... Bản thân các ngân hàng cũng luôn ý thức rõ bài học nợ xấu của giai đoạn trước nên cũng rất quan tâm tới vấn đề chất lượng tín dụng. Về phía cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, năm 2022, định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, nhưng sẽ điều hành linh hoạt các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. “Với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và đang có biểu hiện không lành mạnh như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, NHNN sẽ tăng cường kiểm soát. Thậm chí đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, NHNN có thể sẽ tiến hành thanh, kiểm tra. Tuy nhiên, riêng với bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực của người dân, NHNN vẫn khuyến khích”, Phó Thống đốc lưu ý thêm. (Nguồn: Thời báo Ngân hàng)Tin khác
-
Tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng
(27/11/2024) -
Cân đối ngân sách nhà nước trong quý I/2024 được đảm bảo
(10/04/2024) -
Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024
(09/04/2024) -
Phát huy sức mạnh tổng thể trong công tác truyền thông ngành Ngân hàng
(12/03/2024) -
Đẩy mạnh tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế là mục tiêu xuyên suốt của ngành Ngân hàng trong năm 2024
(21/02/2024) -
8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024
(22/01/2024) -
Năm 2024 NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả
(09/01/2024) -
Chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
(04/01/2024) -
Quản lý tốt nguồn lực của nền kinh tế
(26/12/2023) -
Chung tay nỗ lực cao nhất đẩy vốn ra nền kinh tế
(01/12/2023) -
Hiệp hội Ngân hàng đề xuất tháo gỡ vướng mắc thuế GTGT đối với hoạt động L/C
(16/11/2023) -
TP.HCM đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp bình ổn thị trường dịp Tết
(13/11/2023) -
Nỗ lực triển khai nhiều giải pháp góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế
(01/11/2023) -
Nỗ lực cải thiện tín dụng những tháng cuối năm
(05/10/2023) -
Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất
(02/10/2023) -
Ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay
(27/09/2023) -
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Agustín Carstens
(25/09/2023) -
Phó Thống đốc: NHNN sẽ duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ và có thể mạnh mẽ hơn trong thời gian tới
(20/09/2023) -
Ngành Ngân hàng nỗ lực thúc đẩy tín dụng xanh
(11/09/2023) -
Điều hành chính sách tiền tệ tạo niềm tin cho người dân
(07/09/2023) -
FTSE Russell đánh giá thị trường Việt Nam là điểm sáng của chứng khoán châu Á
(06/09/2023) -
Sắp xác thực sinh trắc học để chặn tài khoản ngân hàng không chính chủ
(29/08/2023) -
Đổi mới hoạt động công đoàn để làm chỗ dựa vững chắc cho người lao động ngành Ngân hàng
(25/08/2023) -
Top 6 ngành tiềm năng có nhiều cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất trong năm 2023
(10/08/2023) -
Khỏi cần thẻ, từ nay có thể quét mã QR rút tiền trong ATM
(07/08/2023) -
10 cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất tháng 7
(02/08/2023) -
Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030
(28/07/2023) -
Đa dạng nguồn vốn cho các dự án “xanh” để giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu
(26/07/2023) -
Chính thức triển khai gói tín dụng quy mô 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản và thủy sản
(24/07/2023) -
Chính sách tiền tệ đã tác động tích cực đến thị trường
(20/07/2023) -
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước
(18/07/2023) -
TPHCM: Dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm tăng 3,5%
(14/07/2023) -
Điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và các giải pháp điều hành CSTT
(11/07/2023) -
Ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp để hỗ trợ DNNVV
(07/07/2023) -
Tỷ giá ổn định giúp doanh nghiệp vơi nỗi lo
(29/06/2023) -
[INFOGRAPHIC] - 6 tháng đầu năm 2023: Ngành Ngân hàng dành nhiều nguồn lực phục hồi kinh tế
(28/06/2023) -
Chứng khoán Việt Nam: Sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới
(27/06/2023) -
Chứng khoán phái sinh: Thanh khoản thị trường cải thiện tích cực
(26/06/2023) -
Lãnh đạo NHNN nói gì về khả năng FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất ?
(23/06/2023) -
Tăng trưởng tín dụng gần nửa đầu năm 2023 đạt khoảng 3,36%
(22/06/2023) -
Chứng khoán Việt Nam phục hồi vượt trội so với các thị trường khác trong khu vực
(20/06/2023) -
Chính sách tài khóa tiền tệ có nhiều giải pháp để ổn định
(19/06/2023) -
Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn phục hồi
(16/06/2023) -
VN-Index bắt đầu bước vào chu kỳ tăng
(12/06/2023) -
Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt
(09/06/2023) -
Nhiều yếu tố tích cực trên thị trường chứng khoán quý III và quý IV/2023
(09/06/2023) -
5 giải pháp phát triển, ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam
(07/06/2023) -
Chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
(05/06/2023) -
Khơi dòng vốn vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán
(30/05/2023) -
NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
(29/05/2023)
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
Giải Pháp Tài Chính Thông Minh
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG Địa chỉ: 2C Phó Đức Chính, Quận 1, TPHCM Tel:(84-28) 39-143-183 Fax:(84-28) 39-143-193 Email: web_admin@saigonbank.com.vn © 2022 SAIGONBANK Tổng đài CSKH(24/7) : 1900 5555 11 Danh sách đầu mối ứng cứu sự cố ANTT Lượt đang truy cập : 128 MOBILE BANKING- SAIGONBANK Smart Banking
- SAIGONBANK Pay
- Hướng dẫn sử dụng
- Internet Banking
- Dịch vụ thẻ
- SMS Banking
- Mua hàng trực tuyến
- Phone Banking
- Điểm giao dịch/ATM
- Biểu phí dịch vụ
- Tỷ giá ngoại tệ
- Lãi suất
- Lãi suất cho vay bình quân
- Đăng ký mở thẻ
- Phòng chống rửa tiền
- Ngân Hàng tham gia IBFT
- Địa điểm giao dịch ngoại tệ
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Từ khóa » Mục Tiêu Tăng Trưởng Tín Dụng 2020
-
Tăng Trưởng Tín Dụng Năm 2021 Sẽ Khả Quan Hơn Với Con Số 12%?
-
Mục Tiêu Tăng Trưởng Tín Dụng 14% Liệu Có Thấp? – NFSC
-
Mục Tiêu Tăng Trưởng Tín Dụng Năm 2022 Khoảng 14% - Báo Công Lý
-
Năm 2022 Ngân Hàng Nhà Nước đặt Mục Tiêu Tăng Trưởng Tín Dụng ...
-
Mục Tiêu Tăng Trưởng Tín Dụng 2021 Khoảng 12% - VnEconomy
-
Tăng Trưởng Tín Dụng Năm 2020: Mục Tiêu Nhiều Thách Thức
-
Giải Pháp điều Hành Tín Dụng Ngành, Lĩnh Vực ... - Tạp Chí Ngân Hàng
-
Giải Pháp điều Hành Tín Dụng Ngành, Lĩnh Vực Góp Phần Hỗ Trợ Tăng ...
-
Chính Sách Tín Dụng Ngành, Lĩnh Vực Góp Phần Thúc đẩy Phát Triển ...
-
9 Tháng Năm 2020, Tăng Trưởng Tín Dụng Mới đạt 5,12%
-
Tăng Trưởng Tín Dụng đạt 7,26%, Mục Tiêu 8-10% Cả Năm
-
Tăng Trưởng Tín Dụng Ngân Hàng: Tùy Thuộc Diễn Biến Dịch Covid-19
-
Mở Rộng Tín Dụng Có Hiệu Quả để Hỗ Trợ Tăng Trưởng Kinh Tế