Tin Học 7 Bài Thực Hành 1: Làm Quen Với Chương Trình Bảng Tính Excel

YOMEDIA NONE Trang chủ Tin Học 7 Bảng Tính Điện Tử Tin học 7 Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel ADMICRO Lý thuyết5 Trắc nghiệm 45 FAQ

Nội dung của Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel dưới đây nhằm giúp các em tập thực hành khởi độngkết thúc Excel; nhận biết được các ô, hàng, cột, hộp tên, thanh công thức trên trang tính; biết cách di chuyển con trỏ chuột trên trang tính; thực hiện được cách chọn khối ô, cách di chuyển đến từng trang tính và đặc biệt hơn cả là vận dụng lí thuyết đã học để thực hành trên máy nhập chỉnh sửa dữ liệu trên ô tính của trang tính. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài thực hành.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

1.2. Nội dung

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập Bài thực hành 1 Tin học 7

3.1. Trắc nghiệm

4. Hỏi đáp Bài thực hành 1 Tin học 7

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

  • Khởi động và kết thúc Excel
  • Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính.
  • Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.

1.2. Nội dung

1. Khởi động Excel

Các bước thực hiện:

  • Bước 1. Nháy chuột vào Start;
  • Bước 2. Trỏ chuột vào Programs;
  • Bước 3. Nháy chuột chọn Microsoft Excel.

Hình 1. Khởi động Excel

2. Lưu kết quả và thoát khỏi Excel

a. Lưu kết quả làm việc
  • Cách thực hiện: Chọn File \(\rightarrow\) Save (hoặc nháy nút lệnh Save ).
  • Tệp do bảng tính tạo ra và ghi lại có phần đuôi là .xls
b. Thoát khỏi Excel

Chọn File \(\rightarrow\) Exit (hoặc nháy nút trên thanh tiêu đề).

Bài tập minh họa

Bài tập 1. Khởi động Excel

  • Liệt kê sự giống và khác nhau giữa màn hình Word và Excel.
  • Mở các bảng chọn và quan sát các lệnh.
  • Kích hoạt một ô tính và thực hiện di chuyển trên trang tính bằng chuột và bằng bàn phím.
  • Quan sát sự thay đổi các nút tên hàng và tên cột.

Gợi ý làm bài:

​Sự giống và khác nhau giữa màn hình Word và Excel:

Màn hình Word Màn hình Excel

Giống nhau:

  • Thao tác khởi động, kết thúc, lưu kết quả trong Excel giống với Word.
  • Đều có thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, các thanh công cụ, thanh trạng thái, thanh cuốn dọc, thanh cuốn ngang, vùng nhập liệu.
Khác nhau:
  • Vùng nhập dữ liệu của Word có dạng trang giấy.
  • Tên tệp mặc định của Word là Document.
  • Word không có thanh công thức.
  • Word không có bảng chọn Data.
  • Word quản lí dữ liệu bằng kí tự, dòng, đoạn, trang,...
  • Vùng nhập dữ liệu của Excel có dạng trang tính
  • Tên tệp mặc định của Excel là Book (Một Book có nhiều trang tính (Sheet)).
  • Excel có thanh công thức
  • Excel có bảng chọn Data.
  • Excel quản lí dữ liệu bằng bảng (cột, hàng, cột)

Trong thanh bảng chọn:

Hình 2. Thanh bảng chọn

Trong đó:

  • Bảng chọn Edit có các lệnh sửa chữa dữ liệu.
  • Bảng chọn View gồm các lệnh quan sát bảng tính.
  • Bảng chọn Insert bao gồm các lệnh chèn đối tượng vào bảng tính.
  • Bảng chọn Format gồm các lệnh định dạng bảng tính.
  • Bảng chọn Tool gồm các công cụ cài đặt, chỉnh sửa các thông số
  • Bảng chọn Data thao tác với dữ liệu.
  • Bảng chọn Windows làm việc với cửa sổ.
  • Bảng chọn Help gồm các lệnh trợ giúp.

Kích hoạt một ô tính và thực hiện di chuyển trên trang tính bằng chuột và bằng bàn phím:

  • Muốn kích hoạt ô tính nào thì nháy chuột vào ô tính đó.
  • Di chuyển trên trang tính:
    • Bằng chuột: sử dụng thanh cuốn ngang và thanh cuốn dọc;
    • Bằng bàn phím: sử dụng 4 phím lên, xuống, trái, phải, Enter,... để di chuyển qua lại giữa các ô.
  • Khi di chuyển từ ô này sang ô khác: Các nút tiêu đề cột và tiêu đề hàng tương ứng với ô chuyển đến có màu khác biệt.

Bài tập 2:

  • Nhập dữ liệu vào một ô trên trang tính. Dùng phím Enter để kết thúc.
  • Nhập dữ liệu vào một ô trên trang tính. Dùng phím mũi tên để kết thúc.
  • Thoát khỏi Excel mà không lưu.

Gợi ý làm bài:

  • Khi nhập dữ liệu và dùng phím Enter để kết thúc việc nhập dữ liệu cho một ô trên trang tính, ta thấy trong ô kề dưới (cùng cột và kế hàng) được kích hoạt.
  • Khi nhập dữ liệu vào các ô trên bảng tính, nhưng sử dụng một trong các phím mũi tên để kết thúc việc nhập dữ liệu, ta thấy ô được kích hoạt tiếp theo tùy vào hướng mũi tên.
    • Ví dụ: Khi ta dùng mũi tên phải để kết thúc việc nhập dữ liệu thì ô liền kề phải tiếp theo được kích hoạt.
  • Khi chọn ô tính có dữ liệu và nhấn phím Delete: Dữ liệu trong ô sẽ bị xóa.
  • Khi chọn một ô tính khác có dữ liệu và gõ nội dung mới: Dữ liệu mới sẽ thay thế giá trị cũ.
  • Nhận xét về hai kết quả:
    • Khi chọn ô và ấn phím Delete thì dữ liệu bị xóa và không có dữ liệu mới thay thế.
    • Khi chọn ô và nhập dữ liệu mới thì dữ liệu cũ bị xóa và dữ liệu mới được thay thế.
  • Các bước thực hiện thoát khỏi Excel mà không lưu lại kết quả nhập dữ liệu: Vào bảng chọn File, chọn Exit (nếu máy hỏi có lưu lại tệp hay không thì ta chọn No).

Bài tập 3:

  • Khởi động lại Excel và nhập dữ liệu ở bảng dưới đây:

Hình 3. Bảng điểm lớp 7A

  • Lưu bảng tính với tên Danh sach lop em và thoát khỏi Excel.

Gợi ý làm bài:

  • Nhập dữ liệu cho 15 hàng với họ tên, điểm các môn;
  • Tập di chuyển con trỏ chuột trên trang tính;
  • Lưu tên tệp với tên "BAI_TH1" vào ổ đĩa D;
  • Tập chỉnh sửa tên, điểm;
  • Lưu dữ liệu vừa chỉnh sửa vào máy (nháy chọn nút lệnh Save trên thanh công cụ);
  • Thoát khỏi cửa sổ Excel (File → Exit);
  • Thoát khỏi CPU (Start → Turn off computer → Turn off).

3. Luyện tập Bài thực hành 1 Tin học 7

Sau khi học xong Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel, các em cần nắm vững các thao tác:

  • Khởi động Excel;
  • Lưu kết quả và thoát khỏi Excel;

  • Di chuyển con trỏ chuột trên trang tính;

  • Nhập và chỉnh sửa dữ liệu trên ô tính của trang tính.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 7 Bài thực hành 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Nêu cách khởi động Excel?

    • A. Nháy chuột trên nút Start, trỏ vào All Programs và chọn Microsoft Excel
    • B. Nháy chuột vào biểu tượng Word trên màn hình Desktop
    • C. Nháy chuột trên nút Start, trỏ vào All Programs và chọn Microsoft Word
    • D. Nháy chuột trên nút Start, trỏ vào Setting và chọn Microsoft Excel
  • Câu 2:

    Em có thể lưu bảng tính trên máy tính bằng cách sử dụng tổ hợp phím:

    • A. Ctrl + S
    • B. Shift + S
    • C. Ctrl + O
    • D. Shift + O

Câu 3- 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4. Hỏi đáp Bài thực hành 1 Tin học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 1: Chương trình bảng tính là gì? Tin học 7 Bài 1: Chương trình bảng tính là gì? Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính Tin học 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính Bài thực hành 2: Làm quen với các dữ liệu trên trang tính Tin học 7 Bài thực hành 2: Làm quen với các dữ liệu trên trang tính Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính Tin học 7 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính Bài thực hành 3: Bảng điểm của em Tin học 7 Bài thực hành 3: Bảng điểm của em Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán Tin học 7 Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Đề thi giữa HK1 môn Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Đề thi giữa HK1 môn KHTN 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

Đề thi giữa HK1 môn LS và ĐL 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Excel Tin Học 7