Tin Học 8 Bài 6: Câu Lệnh điều Kiện

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 8 Tin học Lớp 8 SGK Cũ Lập Trình Đơn Giản Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện

Lập Trình Đơn Giản

Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu

Tin học 8 Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình

Tin học 8 Bài 5: Từ bài toán đến chương trình

Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện

Tin học 8 Bài 7: Câu lệnh lặp

Tin học 8 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước

Tin học 8 Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal

Tin học 8 Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán

Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến

Tin học 8 Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If…Then

Tin học 8 Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For…Do

Tin học 8 Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While…Do

Tin học 8 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình

Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện

1.2. Tính đúng hoặc sai của điều kiện

1.3. Điều kiện và các phép so sánh

1.4. Cấu trúc rẽ nhánh

1.5. Câu lệnh điều kiện

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập Bài 6 Tin học 8

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK

4. Hỏi đáp Bài 6 Tin học 8

Tóm tắt bài

1.1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện

Ví dụ về hoạt động phụ thuộc điều kiện:

  • Nếu chiều nay trời không mưa, Long sẽ đi đá bóng
  • Nếu em bị ốm, em sẽ không tập thể dục buổi sáng

Từ "nếu" trong  các câu trên được dùng để chỉ một "điều kiện" và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó

  • Các điều kiện: chiều nay trời không mưa, em bị ốm
  • Các hoạt động phụ thuộc điều kiện: em sẽ đi chơi bóng, em sẽ không tập thể dục buổi sáng

Tóm lại: Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra.

1.2. Tính đúng hoặc sai của điều kiện

Xét tính đúng hoặc sai của điều kiện trong các ví dụ về hoạt động phụ thuộc điều kiện ở phần 1:

Điều kiện

Kiểm tra

Kết quả

Hoạt động tiếp theo

Trời mưa?

Long nhìn ra ngoài và thấy trời mưa

Đúng

Long ở nhà (không đi đá bóng)

Em bị ốm?

Buổi sáng thức dậy, em thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh

Sai Em tập thể dục buổi sáng như thường lệ

Bảng 1. Minh họa tính đúng hoặc sai của điều kiện

  • Khi đưa ra câu điều kiện, kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn; còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn
  • Kết quả kiểm tra điều kiện chỉ có thể là đúng hoặc sai

Ví dụ trong Tin học:

Hình 1. Ví dụ trong Tin học về tính đúng hoặc sai của điều kiện

Nếu chọn đúng thì chương trình dừng lại, chọn sai chương trình chạy tiếp.

1.3. Điều kiện và các phép so sánh

Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: <, >, =, <>, <=, >=.

Ví dụ 1: Nếu a > b, phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn hình; ngược lại, in giá trị của b ra màn hình (có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai).

1.4. Cấu trúc rẽ nhánh

Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.

Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:

  • Bước 1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách
  • Bước 2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là \(70\% \times T\)
  • Bước 3. In hoá đơn

Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng.

Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:

  • Bước 1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
  • Bước 2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là \(70\% \times T\); ngược lại, số tiền phải thanh toán là \(90\% \times T\)
  • Bước 3. In hoá đơn

LƯU Ý:

  • Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thoã mãn hay không
  • Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ

Hình 2. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

Hình 3. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

​1.5. Câu lệnh điều kiện

a. Dạng thiếu

Cú pháp:

If < Điều kiện > then

            < Câu lệnh >;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.

b. Dạng đủ

Cú pháp:

If < Điều kiện > then

            < Câu lệnh 1 >

Else

      < Câu lệnh 2 >;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.

Bài tập 1

Giả sử cần viết chương trình nhập một số tự nhiên vào máy tính và ghi ra màn hình kết quả số đã nhập là số chẵn hay lẻ, chẳng hạn "5 là số lẻ", "8 là số chẵn". Hãy mô tả các bước của thuật toán để giải quyết bài toán trên và viết chương trình Pascal để thực hiện thuật toán đó.

Gợi ý giải chi tiết:

Xác định bài toán:

  • INPUT: Số tự nhiên n
  • OUTPUT: n là số chẵn hoặc n là số lẻ

Mô tả thuật toán:

  • Bước 1. Nhập số n
  • Bước 2. Nếu n chia hết cho 2, ghi ra màn hình "n là số chẵn"; ngược lại, ghi ra màn hình "n là số lẻ"
  • Bước 3. Kết thúc thuật toán

Bài tập 2

Hãy mô tả thuật toán nhập ba số thực A, B và C từ bàn phím vào máy tính, sau đó kiểm tra ba số đó có thể là các cạnh của tam giác đều, tam giác cân hoặc tam giác vuông hay không và ghi kết quả ra màn hình.

Gợi ý giải chi tiết:

Xác định bài toán:

  • INPUT: Số thực A, B và C
  • OUTPUT: A, B và C là ba cạnh của một tam giác vuông hoặc A, B và C là ba cạnh của một tam giác đều hoặc A, B và C là ba cạnh của một tam giác cân

Mô tả thuật toán:

  • Bước 1. Nhập ba số A, B và C
  • Bước 2. Nếu A + B < C hoặc B + C < A hoặc C + A < B, thông báo A, B và C không phải là ba cạnh của một tam giác và chuyển tới Bước 5
  • Bước 3. Nếu A2 + B2 = C hoặc B2 + C2 = A2 hoặc C2 + A2 = B, thông báo A, B và C là ba cạnh của một tam giác vuông và chuyển tới Bước 5
  • Bước 4. Nếu A = B và B = C, thông báo A, B và C là ba cạnh của một tam giác đều; ngược lại, nếu A = B hoặc B = C hoặc A = C, thông báo A, B và C là ba cạnh của một tam giác cân
  • Bước 5. Kết thúc thuật toán

3. Luyện tập Bài 6 Tin học 8

Sau khi học xong Bài 6: Câu lệnh điều kiện, các em cần ghi nhớ:

  • Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không. Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đầy đủ
  • Trong lập trình, điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh thường được biểu diễn bằng các phép so sánh
  • Mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh điều kiện để thể hiện các cấu trúc rẽ nhánh

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Trong Pascal, câu lệnh điều kiện nào sau đây được viết đúng?

    • A. if  a := 1 then a := a + 1;
    • B. if  a > b else write(a);
    • C.  if  (a mod 2) = 0 then write('So khong hop le');
    • D. if  x = y; then writeln(y);
  • Câu 2:

    Câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ là:

    • A. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >; Else < Câu lệnh 2 >;
    • B. If < Điều kiện> then < Câu lệnh  >;
    • C. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >, < Câu lệnh 2 >;
    • D. If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 >  Else < Câu lệnh 2 >;
  • Câu 3:

    Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:    if  (45 mod 3 ) = 0  then X :=X+2;

    ( Biết rằng trước đó giá trị của biến X = 5)

    • A. 5
    • B. 9
    • C. 7
    • D. 11

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 8 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 50 SGK Tin học 8

Bài tập 2 trang 50 SGK Tin học 8

Bài tập 3 trang 51 SGK Tin học 8

Bài tập 4 trang 51 SGK Tin học 8

Bài tập 5 trang 51 SGK Tin học 8

Bài tập 6 trang 51 SGK Tin học 8

4. Hỏi đáp Bài 6 Tin học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

-- Mod Tin Học 8 HOCTAP247

Bài học cùng chương

Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal Tin học 8 Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán Tin học 8 Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình Tin học 8 Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến Bài 5: Từ bài toán đến chương trình Tin học 8 Bài 5: Từ bài toán đến chương trình Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If…Then Tin học 8 Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If…Then Bài 7: Câu lệnh lặp Tin học 8 Bài 7: Câu lệnh lặp Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For…Do Tin học 8 Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For…Do Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước Tin học 8 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While…Do Tin học 8 Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While…Do Bài 9: Làm việc với dãy số Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình Tin học 8 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Cấu Trúc Rẽ Nhánh Dạng Thiếu Có Dạng Tin 8