Tin Học 8 Bài 9: Làm Việc Với Dãy Số
Có thể bạn quan tâm
1.1. Dãy số và biến mảng
Dữ liệu kiểu mảng:
Là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu, được sắp xếp thứ tự bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số.
Hình 1. Minh họa dữ liệu kiểu mảng
Trong đó:
- Tên mảng: A
- Chỉ số: i
- Số phần tử của mảng: 6
- Kiểu dữ liệu của các phần tử: Kiểu số nguyên
- Khi tham chiếu đến phần tử thứ i, ta viết A[i]. Ví dụ: A[5]=17
Biến mảng:
- Là biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng
- Giá trị của biến mảng là một mảng, tức là một dãy số (số nguyên hoặc số thực)
- Mỗi số là giá trị của các phần tử tương ứng
Hình 2. Minh họa biến mảng và giá trị của biến mảng
1.2. Ví dụ về biến mảng
a. Cách khai báo mảng trong Pascal
Cách khai báo mảng trong Pascal như sau:
Tên mảng: array [ < Chỉ số đầu > .. < Chỉ số cuối > ] of < Kiểu dữ liệu >;
Trong đó:
- Tên mảng: Do người lập trình đặt
- array, of: Là từ khóa của chương trình
- Chỉ số đầu, chỉ số cuối: Là 2 số nguyên, thỏa mãn: chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối giữa hai chỉ số là dấu ..
- Kiểu dữ liệu: Là kiểu của các phần tử, là Integer hoặc Real
- Số phần tử = chỉ số cuối - chỉ số đầu + 1
Ví dụ 1: Khai báo mảng sau:
Hình 3. Mảng Tuoi
var Tuoi: array[1..40] of integer;
Trong đó:
- Tên mảng: Tuoi
- Chỉ số đầu: 1
- chỉ số cuối: 40
- Kiểu dữ liệu: Integer
- Số phần tử: 40
Lưu ý:
Kích thước của mảng phải được khai báo bằng một con số cụ thể.
b. Truy cập đến giá trị phần tử trong mảng
Cú pháp: Tên mảng [ Chỉ số ]
Ví dụ 2: Tuoi[4]=9
Tham chiếu tới phần tử thứ tư của mảng Tuoi
c. Nhập giá trị cho mảng
Sử dụng lệnh Read (hoặc Readln) kết hợp với For ... do để nhập giá trị cho mảng.
Các bước nhập giá trị cho mảng:
- Bước 1. Nhập số phần tử của mảng;
- Bước 2. Nhập vào giá trị từng phần tử của mảng (A[i]).
Ví dụ 3: Thể hiện bằng pascal
Write('Nhap vao so HS: ');
Readln(n);
For i:=1 to n do
Begin
write('Diem cho HS thu ',i, ' : ');
readln(A[i]);
end;
d. In giá trị các phần tử của mảng
Sử dụng lệnh Write (hoặc Writeln) kết hợp với For ... do để in giá trị các phần tử của mảng.
Các bước in giá trị của mảng:
- Bước 1. Thông báo;
- Bước 2. In giá trị của từng phần tử.
Ví dụ 4: Thể hiện bằng pascal
Writeln('Điểm của lớp: ');
For i:=1 to n do
Write(A[i]:5);
e. Xử lí dữ liệu (tính toán, so sánh, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất …)
Ví dụ 5: Tìm những học sinh có điểm Tin đạt loại giỏi
For t := 1 to 40 do if DiemTin[t] > 8.0 then writeln('Loai Gioi');
Sử dụng biến mảng và câu lệnh lặp (thường là For…do) giúp cho việc viết chương trình được ngắn ngọn và dễ dàng hơn.
1.3. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số
Ví dụ 6: Viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất. N cũng được nhập từ bàn phím.
Ý tưởng: Trước hết ta khai báo biến N để nhập số các số nguyên sẽ được nhập vào. Sau đó khai báo N biến lưu các số được nhập vào như là các phần tử của một biến mảng A. Ngoài ra, cần khai báo một biến i làm biến đếm cho các lệnh lặp và biến Max để lưu số lớn nhất, Min để lưu số nhỏ nhất.
Chương trình mẫu:
program MaxMin;
uses crt;
Var
i, n, Max, Min: integer;
A: array[1..100] of integer;
{Phần thân chương trình sẽ tương tự dưới đây}
Begin
clrscr;
write('Hay nhap do dai cua day so, = ');
readln(n);
writeln('Nhap cac phan tu cua day so: ');
For i:=1 to n do
Begin
write('a[',i,']='); readln(a[i]);
End;
Max:=a[1];
Min:=a[1];
For i:=2 to n do
Begin
if Max
Max:=a[i];
if Min>a[i] then
Min:=a[i]
End;
write('So lon nhat la Max = ',Max);
write('; So nho nhat la Min = ',Min);
readln;
End.
Trong chương trình này, chúng ta hãy lưu ý một số điểm sau: Số tối đa các phần tử của mảng phải được khai báo bằng một số cụ thể (Ở đây là 100).
Từ khóa » Dãy Biến Là Gì
-
Lý Thuyết: Tính Chất Của Dãy Tỉ Số Bằng Nhau
-
Lý Thuyết Tin Học 8: Bài 9. Làm Việc Với Dãy Số - Chi Tiết, Hay Nhất
-
Biểu Diễn Thông Tin Trên Máy Tính
-
Dãy Số Và Biến Mảng: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thế Nào Là Dãy Số, Biến Mảng ? Hãy Cho Ví Dụ Về Khai Báo Biến ...
-
Máy Tính Sử Dụng Dãy Bit để Làm Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[Hóa 8]Dãy Biến Hóa | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
-
Bài 9. Làm Việc Với Dãy Số - Hoc24
-
SGK Tin Học 8 - Bài 9. LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
-
Lý Thuyết Tin Học 8 Bài 9: Làm Việc Với Dãy Số (hay, Chi Tiết)
-
Tin Học 8: Các Khai Báo Biến Mảng Sau đây Trong Pascal đúng Hay Sai
-
Giải Bài Tập Tin Học 8 - Bài 9: Làm Việc Với Dãy Số
-
Tin Học 8 Bài 9: Làm Việc Với Dãy Số - Học Hỏi Net
-
Bài 9: Làm Việc Với Dãy Số - Câu Trang SGK Tin Học - Học Tốt
-
Bit Là Gì? Byte Là Gì? Phân Biệt Hai Khái Niệm Bit Và Byte