Tin Mừng Cho Game Thủ: Game Mode Của Windows 10 Có Khả Năng ...

Lời hứa về hiệu năng chơi game trong chế độ Game Mode của bản cập nhật Windows 10 Creators Update có vẻ đã được Microsoft thực hiện và nó hoàn toàn miễn phí. Chế độ này sẽ đặc biệt hữu dụng trên những chiếc PC có cấu hình vừa phải hơn là những cỗ máy hàng khủng. Vậy tính năng này hoạt động thực tế thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây.

Xin chào Game Mode

Chế độ chơi game Game Mode được thiết kế để cải thiện hiệu năng của các tựa game trên PC, cả về số lượng lẫn độ ổn định của FPS. Để làm được điều này, Game Mode sẽ ưu tiên dành phần lớn tài nguyên phần cứng của hệ thống để xử lý game mà bạn đang chơi, đặc biệt hạn chế các ứng dụng chạy nền chiếm dụng tài nguyên. Trong chế độ này, Game Mode sẽ dành riêng cho game của bạn một lượng phần cứng GPU cũng như số lượng luồng của CPU nhất định tuỳ thuộc vào cấu hình máy bạn sở hữu.

Một điều đáng khen là Game Mode hoạt động với tất cả các game, không bị bó buộc với các tựa game mua từ Windows Store. Hiện tại, để tự tay kích hoạt, bạn sẽ phải tìm tính năng này ở một góc khá khuất của Game Bar trên Windows. Theo Microsoft, Game Mode sẽ tự khởi động với một danh sách các game hỗ trợ nhưng có vẻ không gồm các sản phẩm cây nhà lá vườn như Gears of War 4 và Forza Horizon 3.

Để kích hoạt Game Mode, bạn sẽ phải khởi động game, bấm tổ hợp Windows G để mở Game Bar. Click vào bánh răng Settings ở bên phải của Game Bar để vào phần cài đặt. Tick vào dòng “Use Game Mode for this game” để kích hoạt Game Mode cho game bạn đang chơi. Sau khi xong, bạn có thể đóng Game Bar để tận hưởng game. Bạn thậm chí không cần phải khởi động lại game để Game Mode có tác dụng. Có điều bạn sẽ phải tự tay kích hoạt tính năng này cho mỗi game mình chơi.

Thử nghiệm Game Mode

Theo Microsoft, chế độ Game Mode có thể cải thiện từ 2 đến 5% hiệu năng chơi game. Về cơ bản nó vẫn chỉ là phân bổ lại tài nguyên phần cứng chứ không phải điều kì diệu. Với những hệ thống cấu hình cao để chơi game, hiệu năng gần như không đổi, thậm chí một số game như Hitman còn có hiệu năng giảm đôi chút khi bật Game Mode. Tính năng này sẽ chỉ thực sự có giá trị với những dàn máy tầm trung.

Để thử nghiệm sự “ổn định về FPS” mà Microsoft quảng cáo, bản cập nhật Creators Update đã được cài đặt trên một chiếc Surface Book. Chiếc laptop lai này được trang bị CPU Intel Core i7 lõi kép, RAM 16GB và SSD lên tới 1TB. Hạn chế duy nhất của nó là card đồ hoạ GTX 965M. Dù là một chiếc PC di động đáng mơ ước, Surface Book chỉ là hạng làng nhàng khi chơi game.

Dù chưa tự kích hoạt Game Mode, các tựa game của Microsoft được phát hành thông qua Windows Store có xu hướng tận dụng được tính năng này hơn các tựa game thông thường. Để đặt chiếc Surface Book vào điều kiện ngặt nghèo nhất, GPU Nvidia còn bị vô hiệu hoá để máy sử dụng đồ hoạ tích hợp.

Các tựa game đều được thử nghiệm bằng benchmark tích hợp với thiết lập Medium ở độ phân giải 1280x800. Với bài thử nghiệm đầu tiên, các tựa game được bench trong điều kiện không có một phần mềm nào chạy nền ngoài GeForce Experience.

Có thể thấy, Game Mode gần như không tạo ra sự khác biệt nào. Nếu không có ứng dụng nào chạy nền tranh tài nguyên với game đang chạy, Game Mode sẽ không có tác dụng.

Tiếp theo, ở điều kiện khắc nghiệt hơn, ngoài game, Surface Book sẽ chạy thêm các ứng dụng như Edge mở video YouTube, Spotify và AVG antivirus.

Đây chính là lúc Game Mode toả sáng. Dù BioShock và Tomb Raider chỉ tăng được khoảng 1 FPS, Gear of War cho hiệu năng tăng tới 25%. Dù tỉ lệ này chỉ tương đương với 6 fps, khác biệt giữa mức trên và dưới 30 FPS là cực kì dễ nhìn ra với mắt thường bởi đây là mức tối thiểu cho một tựa game để được coi là chơi được.

Với FPS tối thiểu, khi không có ứng dụng chạy nền, kịch bản khá tương tự với mức FPS trung bình, không có khác biệt giữa Game Mode khi bật và tắt.

Trong khi đó, nếu có nhiều ứng dụng chạy nền, Game Mode lại toả sáng khi cải thiện được số FPS tối thiểu lên đến gần gấp đôi.

Thực tế, sẽ chẳng ai lấy Surface Book ra để chơi các game khủng như 3 tựa game được thử nghiệm ở trên. Tuy nhiên, hiệu quả của Game Mode trên các cấu hình trung bình thấp là rất đáng kể. Giờ đây những game thủ có PC không được mạnh mẽ lắm có thể vươn tới những mốc 30 hay 60 FPS.

Game Mode không mang lại phép màu, trừ khi đặt đúng hoàn cảnh

Dù mạnh mẽ, Game Mode cũng không hẳn hiệu quả trong mọi trường hợp. Những cấu hình mạnh hơn chiếc Surface Book được thử nghiệm có thể được coi là điều kiện lý tưởng để Game Mode phát huy khả năng của mình. Các cấu hình tầm trung với CPU tầm i5 và GPU tầm GTX 1050 sẽ thấy hiệu quả của Game Mode ở những game ăn CPU như Fallout 4, GTA V hay CS:GO, nhất là khi các game thủ thường có xu hướng mở nhiều ứng dụng khác khi chơi game. Hiệu quả của Game Mode trên Ryzen cũng là một dấu hỏi lớn bởi các CPU mới của AMD được trang bị số lượng nhân và luồng vượt trội, chắc chắn sẽ còn khá thừa thãi để tận dụng.

Cuối cùng, một điều cần lưu ý là Game Mode sẽ hạn chế khá nhiều tài nguyên cho các ứng dụng chạy nền và về lý thuyết sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của các ứng dụng này. Ví dụ, dù tăng hiệu năng của game, video YouTube chạy song song sẽ xuất hiện giật lag. Đặc biệt, nếu định stream, bạn nên đảm bảo chắc chắn là mình đã tắt Game Mode. Các ứng dụng render hay mã hoá video đều sẽ không ưa Game Mode khi có thể tăng thời gian xử lý file lên gấp đôi hoặc hơn. Có lẽ chúng ta nên “làm ra làm, chơi ra chơi” nếu cấu hình máy của mình chưa đạt mức hàng khủng.

“Game Mode” trên Windows 10 sẽ khiến game thủ "sướng" như thế nào

Từ khóa » Có Nên Bật Game Mode Win 10