Tín Ngưỡng Là Gì ? Tôn Giáo Là Gì ? Mê Tín Dị đoan Là Gì ? Những điều

Để phân biệt được tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan không phải là đơn giản, không phải ai cũng biết. Nhất là mối quan hệ của tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Để tìm câu trả lời, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của đồ đồng Lê Gia.

1. Tín ngưỡng là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nói rõ: Tín ngưỡng là niềm tin của con người thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

2. Tôn giáo là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

3. Mê tín dị đoan là gì?

Mê tín dị đoan là niềm tin vào những thứ mơ hồ, không có thật, nhảm nhí và không phù hợp quy luật tự nhiên, chủ yếu trong lĩnh vực tâm linh gây hậu quả xấu với cá nhân, gia đình và cộng đồng về cả tài sản, sức khỏe, thời gian thậm chí nguy hiểm tới tính mạng con người.

Mê tín dị đoan gồm một số hành vi như niềm tin thái quá vào bói, coi tay xem tướng, ngày lành tháng dữ, kiêng kỵ đủ thứ, tin vào số sang hèn, tin cúng sao giải hạn, cúng sẽ tai qua nạn khỏi, chữa bệnh, thầy bùa thầy chú, v.v …

4. Tôn giáo và tín ngưỡng giống nhau và khác nhau như thế nào?

Sự giống nhau
  • Một là, tôn giáo (Thiên chúa giáo, Phật giáo, đạo Tin lành,…) và tín ngưỡng (thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,…) đều là tin vào điều mà tôn giáo, tín ngưỡng đó truyền dạy. Cho dù không được thấy Chúa Trời, đức Phật bằng xương bằng thịt và không được nghe giọng nói của đấng linh thiêng đó.
  • Hai là, tôn giáo và tín ngưỡng đều là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng, có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của các cá thể với nhau, cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết mối quan hệ trên cơ sở giáo lý tôn giáo, noi gương sáng của đấng bậc được tôn thờ.
Sự khác nhau
  • Một là, tôn giáo phải có giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, còn tín ngưỡng dân gian không có. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo, giáo lý là lời dạy của giáo chủ với tín đồ; giáo luật là điều luật do giáo hội soạn thảo; tín đồ là người tự nguyện theo tôn giáo đó.
  • Hai là, một người dân có thể sinh hoạt đồng thời ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Có thể vừa có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nhưng mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, vẫn ra đình lễ Thánh, ra miếu, ra chùa lễ Mẫu,…
  • Ba là, tôn giáo có hệ thống kinh điển, đồ sộ thì tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế, bài khấn, hát văn.
  • Bốn là, tôn giáo có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp, theo nghề suốt đời, còn tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc chuyên nghiệp cả.

5. Tín ngưỡng với mê tín dị đoan giống nhau và khác nhau như thế nào?

Sự giống nhau

Giống nhau là đều tin vào điều mắt không trông rõ, tai mình không nghe thấy thân hình và giọng nói của các đấng thiêng liêng cũng như đối tượng thờ cúng.

Tín đồ của tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan có tác dụng điều chỉnh ứng xử của con người với con người, con người với xã hội, điều chỉnh hành vi trong gia đình trên cơ sở các tín điều người ta tin theo và noi theo tấm gương của những bậc tôn thờ trong oại hình tín ngưỡng và mê tín dị đoan.

Sự khác nhau
  • Một là, mục đích tín ngưỡng thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh. Còn mục đích của hoạt động mê tín dị đoan là kiếm tiền.
  • Hai là, tín ngưỡng không có ai làm việc chuyên nghiệp nhưng hoạt động mê tín dị đoan khá chuyên nghiệp.
  • Ba là, tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng còn mê tín dị đoan chỉ lợi dụng một không gian nào đó để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
  • Bốn là, người có tín ngưỡng sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự còn người hoạt động mê tín dị đoan hoạt động không định kỳ.
  • Năm là, tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, xã hội thừa nhận còn hoạt động mê tín dị đoan xã hội không đồng tình mà lên án gay gắt.

6. Giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan có mối quan hệ như thế nào?

  • Một là, nhà truyền giáo của các tôn giáo dựa vào tín ngưỡng bản địa để tuyên truyền. Cộng đồng cũng học hỏi được điểm phù hợp về nghi thức hành lễ, về cách bài trí nơi thờ tự,…
  • Hai là, Hoạt động mê tín dị đoan, không có cơ sở thờ tự chính thức, mượn cơ sở thờ tự của tôn giáo và cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian. Nhờ đó “độ tin cậy” với khách hàng được nâng cao.
  • Ba là, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian do người dân thiếu hiểu biết đã sử dụng thủ thuật của mê tín dị đoan để tăng sự huyền bí đối với một số lễ thức ngoài tôn giáo và tín ngưỡng vay mượn. Người hành nghề mê tín dị đoan có thể học được các pháp sư một số thế tay bắt quyết để hành nghề trừ tà ma,…
  • Bốn là, người hành nghề mê tín dị đoan hoạt động trong các cơ sở thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng dân gian dễ dàng tiếp cận số đông khách hàng, nguồn lợi sẽ nhiều hơn.

Trên đây là những chia sẻ về những băn khoăn, tín ngưỡng là gì ? tôn giáo là gì ? mê tín dị đoan là gì ? Hy vọng đồ đồng Lê Gia đã thỏa mãn toàn bộ những thắc mắc, băn khoăn của các bạn, chúc các bạn có những lựa chọn chính xác cho tôn giáo và tín ngưỡng.

>> Mời quý khách tham khảo thêm Các mẫu bộ đồ thờ bằng đồng

Từ khóa » Tín Ngưỡng Là Gì Tôn Giáo Là Gì Mê Tín Dị đoan Là Gì