Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương Chặng đường 10 Năm Bảo Tồn Và ...
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021 tại tỉnh Phú Thọ. |
Từ xa xưa, nhân dân ta với đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" luôn tôn kính và biết ơn Tổ tiên, biết ơn các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. Truyền thống đạo lý đó đã phát triển thành tín ngưỡng dân tộc độc đáo, đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Tổ tiên thiêng liêng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cómột vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được đầy đủ cả 5 tiêu chí với số phiếu tuyệt đối. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức ghi danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Từ khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh trong Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này. Tỉnh Phú Thọ đã cam kết thực hiện Chương trình hành động với những chính sách cụ thể nhằm bảo vệ sức sống, sự lan tỏa rộng rãi của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.
Theo các tư liệu lịch sử và thống kê của các nhà nghiên cứu, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện có 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Riêng tỉnh Phú Thọ hiện có 345 di tích thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương (trong đó có 96 phế tích). Tỉnh Phú Thọ đã kết hợp đầu tư của Nhà nước với việc tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ các tập quán xã hội, nghi lễ và quan tâm tu bổ, tôn tạo, phục hồi gần trăm di tích thờ Hùng Vương ở các xã vùng ven Khu di tích lịch sử Đền Hùng và trên địa bàn tỉnh.
Sự thành công lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là ý thức nguồn cội của hàng triệu người dân đất Việt. Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh, lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày càng tăng. Hàng năm, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức rất tốt Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng với sự tham gia từ 3 đến 5 tỉnh/thành trong cả nước. Ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch cùng thời điểm tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào cả nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, các địa phương ở Phú Thọ và các tỉnh, thành trong cả nước có đền thờ Hùng Vương và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương cũng đồng loạt làm lễ dâng hương. Đây là minh chứng cho sức sống và sự lan tỏa mạnh mẽ của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Cùng với lễ hội Đền Hùng, hàng trăm lễ hội có thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được nhân dân tổ chức thường xuyên tiêu biểu như: lễ hội Đình Hùng Lô (xã Hùng Lô - TP. Việt Trì); lễ hội Đình Cao Bang (xã Thanh Minh - Thị xã Phú Thọ); lễ hội làng He (Thị trấn Hùng Sơn - huyện Lâm Thao); lễ hội làng Hạ Bì Hạ (xã Xuân Lộc - huyện Thanh Thủy); Lễ hội đền Chu Hưng (Xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa); lễ hội Đình Ngọc Tân (Xã Ngọc Quan - huyện Đoan Hùng); Lễ hội đình Khổng Tước (xã Phượng Vĩ - huyện Cẩm Khê)…
Trò chơi Nấu cơm thi tạo nên không khí vui nhộn trong lễ hội đình Hạ Bì Hạ. |
Các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương thể hiện trong các lễ hội đều được tiến hành tổ chức làm hai phần rõ rệt: Phần lễ thành kính, nghiêm trang và phần hội thật vui tươi, đoàn kết, náo nhiệt. Sinh hoạt văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cơ bản vẫn giữ được những yếu tố văn hoá cổ xưa, thể hiện qua các nghi thức rước, tế, cúng, lễ và nhất là trong hình thức cũng như nội dung tiến hành phần hội bằng những diễn xướng, biểu tượng và trò chơi dân gian gắn với tín ngưỡng cổ.
Để bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trong thời gian qua, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hàng năm xây dựng kịch bản tổ chức lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương ngày mùng 10 tháng ba (âm lịch) thành lễ hội lớn của cả nước; kịch bản nghi lễ tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng của 13 huyện, thị, thành trong tỉnh nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương; hướng dẫn, nhắc nhở đồng bào, du khách thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương theo đúng phong tục truyền thống. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ văn hoá cơ sở cách thức hỗ trợ cộng đồng trao truyền thực hành nghi lễ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Ban quản lý các di tích và hàng trăm người là nhân dân các xã vùng ven Đền Hùng được nâng cao năng lực thực hành trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng và tại địa phương nơi có đền thờ liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Xây dựng 01 ngân hàng dữ liệu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thường xuyên cập nhật để lưu trữ các thông tin được sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ và Bảo tàng chuyên đề thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng thường xuyên tổ chức trưng bày chuyên đề về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương phục vụ đông đảo các đối tượng tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về di sản.
Bên cạnh đó, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách toàn diện. Đáng chú ý là Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảm bảo thực hiện quy hoạch không gian thờ cúng Hùng Vương theo pháp luật hiện hành. Các công trình trong Khu di tích ngày càng được mở rộng, tạo nên không gian cảnh quan rộng rãi, thoáng mát, trang nghiêm của thế giới tâm linh phục vụ cộng đồng hành hương về lễ Tổ, được đồng bào trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và Sở Giáo dục và Đào tạo, đưa giáo dục di sản vào chương trình trong các trường học, đặc biệt đổi mới và nâng cao nội dung chương trình học lịch sử, ngữ văn cho học sinh, chú trọng giáo dục phổ biến cho các em nhằm nâng cao nhận thức về giá trị và sự cần thiết bảo vệ di sản, về các truyền thuyết lịch sử, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Trong những năm qua, đã có hàng trăm đoàn học sinh đến dâng hương, tham quan và trải nghiệm các hoạt động thực tiễn tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thị, thành trong tỉnh cũng tích cực tham gia tuyên truyền, quảng bá những giá trị to lớn, độc đáo của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Công tác nghiên cứu, kiểm kê khoa học các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn Phú Thọ và cả nước được các hội Văn nghệ dân gian, Hội Di sản văn hóa và Hội Sử học quan tâm thực hiện. Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã phối hợp với Viện nghiên cứu Hán nôm điều tra, nghiên cứu nguồn thư tịch Hán Nôm như: sắc phong, ngọc phả, thần tích, văn bia... tại các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn các tỉnh, thành phía Bắc.
Từ năm 2020 đến nay, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tất cả các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Năm 2022, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ tổ chức phần lễ chính vào 2 ngày là mùng 6 và mùng 10/3 âm lịch, bao gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân; Lễ Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ và Lễ Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Ngoài ra còn có lễ dâng hương của các xã, phường, thị trấn; các huyện, thị, thành... Về phần hội, sẽ tổ chức một số hoạt động liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như: Đánh trống đồng; đâm đuống; trình diễn Hát Xoan làng cổ; múa rối nước; bơi chải truyền thống; Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia lễ hội Đền Vân Luông và Đình Hùng Lô; Hội thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy; chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa phục vụ Lễ hội Đền Hùng gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...
Sau 10 năm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ và các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã nỗ lực có nhiều biện pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự kết tinh và phát triển các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh cội nguồn, quy tụ được sự đoàn kết các thế hệ người dân Việt Nam sinh sống ở mọi miền đất nước, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị ấy góp phần bồi đắp lòng yêu nước thương nòi, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có trước có sau; xây dựng đời sống tinh thần phong phú trong thời đại mới. Chính từ những giá trị đó đã làm nên sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam trước bao biến cố của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước./.
Quách Thị Sinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ.
Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương Và Hát Xoan Phú Thọ Thuộc Loại Di Sản Văn Hóa Nào
-
Mối Liên Quan Giữa Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương Và Hát Xoan ...
-
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Di Tích Thờ Cúng Hùng Vương: Khẳng định Sức Sống Của Tín ...
-
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương ở Phú Thọ Sau 2 Năm được ...
-
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương Tại Phú Thọ
-
MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG ...
-
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương: Giá Trị Còn Mãi
-
Giỗ Tổ Hùng Vương Năm 2022 Có Gì Mới?
-
Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương
-
Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản độc đáo
-
Lan Tỏa Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương - Hànộimới
-
Hát Xoan – Thấm Tình đất Và Người Phú Thọ – Mega Story
-
Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương
-
14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể đại Diện Của Nhân Loại Tại Việt Nam