Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Tày, Nùng - Bạn Nên Biết

Từ quan niệm con người chịu sự chi phối của hai cõi Trời – Đất, người Tày, Nùng từ xa xưa đã thờ nhiều thế lực siêu nhiên, tức nhiều loại thần, được gọi là Phàng, Phi, Ma. Ban thờ được bố trí đặt tại vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà.

Tùy gia cảnh từng gia đình có thể đặt bàn thờ to hay nhỏ nhưng trên bàn thờ thưòng có ba hoặc bốn bát hương với quan niệm:

Bát thứ nhất để thờ tổ tiên cội nguồn, gọi là thờ Đầm, tức bát chủ. Bát hương này to hơn những bát khác và thưòng đặt ỏ chính giữa. Khi làm được nhà mới hoặc cần di chuyển tới một nhà mới thì gia chủ chọn ngày tốt để đưa bát hương vào nhà. Việc này phải nhờ đến cần tha chủng, tức người có mắt sáng, biết hành nghề Pụt, Tào, Mo, Then. Theo quan niệm của đồng bào đây là những người có khả năng giao tiếp với người cõi âm. Theo phong tục, trong gia đinh có người quá cố thì phận con cháu phải nhớ ngày tháng mất, thậm chí phải nhớ vài đời để còn làm giỗ; đồng thời những ngày này gia đình tránh làm những việc lớn, việc trọng đại như cưới gả, trông cấy, phạt mộc, dựng nhà… Dân gian Tày, Nùng truyền tụng câu thành ngữ: Tụm Đẳm bấu đảy lọa / Tụm Phạ bấu đảy kin (Trùng tổ tiên không được làm / Trùng trời không được ăn), ý nói: Trùng vào ngày ông bà mất thì con cháu tránh mọi việc, nếu không tránh thì sẽ động; ngày đầu năm mới có sấm dù có tham việc thì cũng không được ăn, làm việc nào hỏng việc nấy, từ cấy trồng cho đến cưới hỏi. Hay câu nói vần để răn dạy, nhắc nhở con cháu không được bỏ bễ việc thờ cúng: Tả pỏ mẻ bấu ngòi / Tả dựa dòi bấu slớ (Bỏ cha mẹ không trông / Bỏ tổ tiên không thờ); hoặc như câu tục ngữ: Ruổi bân ruổi phạ ruổi mừa lăng / Ruổi pỏ ruổi mẻ ruổi tha hăn (Phạm trời phạm đất nạn về sau / Phạm cha mẹ thì nạn trước mặt). Cho nên nếu không chăm lo đến việc thờ cúng tổ tiên, ông bà là vi phạm đạo đức nghiêm trọng.

Lễ bát hương bàn thờ này được đồng bào tiến hành như sau: Lễ vật gồm một con gà giò, đĩa xôi, hoa quả, bánh trái … đồng thời nhất thiết phải có hai tấm  vải, một tấm màu đen và một tấm màu trắng tượng trưng cho cây cầu âm dương với ý nghĩa để chuyển đồ lễ sang cõi âm cho ông bà tổ tiên và các vị thần. Còn bát hương thì được chuyển từ nhà cũ về. Trường hợp con cháu làm nhà mới thì lập bát hương mới nhưng phải lấy ba chân hương từ bát hương cũ vốn đã thờ tổ tiên sang. Các bát hương phải được rửa bằng nưóc lá bưởi rồi lau khô. Tro để trong bát hương được đốt từ rơm của lúa nếp, thu hái bằng cách ngắt từng bông, bó lại thành từng cum. Trường hợp ở xa, không kịp trở về lấy chân hương cũ thì viết tên ông bà, cha mẹ đã khuất của con trai vào tờ giấy rồi đặt dưới đáy bát hương. Dùng giấy điều và lá bưởi cắt hình tròn làm tiền xu, tượng trưng tiền dưối âm phủ. Đồng bào cho rằng lá bưởi có hương thơm nên có tác dụng tẩy uế. Khi mọi thủ tục đã chuẩn bị xong, gia chủ quỳ gối trước mâm lễ. Tiếp đến thầy cúng thỉnh báo lên các vị thần thánh xin được lập bát hương mới cho gia chủ. Trong khi thầy cúng tiếp tục cầu khấn thì gia chủ đổ tro vào bát hương. Khi bát hương đầy tro thì thắp ba nén hương cắm lên. Thầy cúng rải hai tấm vải đen và trắng lên bàn thò. Bên mâm lễ và bát hương, còn có thêm một con gà, một con vịt sông và một chậu nước, với quan niệm chậu nước tượng trưng cho biển cả, còn vịt thì đưa gà đi lấy vía. Gia chủ giúp thầy cúng đưa bát hương lên bàn thò. Thầy cúng đọc bài ca dâng lễ vật lên tổ tiên và các thánh thần. Trong khi thầy cúng đọc thì một ngươi câm lồng gà và vịt từ từ di chuyển từ dưới lên bàn thờ. Một người khác nâng đĩa xôi, con gà đã mổ, luộc chín theo sau. Kế tiếp gia chủ cầm bát hương và ngọn đèn đang cháy đặt lên bàn thờ. Cần lưu ý là bát hương ngọn đèn phải luôn cháy trong ba ngày tiếp theo. Trong trường hợp không có nhân lực trông coi nhà cửa thì cũng phải thắp hương, thắp đèn vào các buổi sáng, trưa, tối.

Bát thứ hai thờ ma chức sắc, tiếng Tày – Nùng gọi là phi ham. Nếu gia đình từng có người hành nghề Pụt, Tào, hoặc đang có ngưòi hành nghề thì ban thờ ma chức sắc phải đăt riêng. Còn nếu đặt chung trên bàn thờ thì dùng một tấm ván ngăn cách ban thờ tổ tiên và ban thờ ma chức sắc. Bên ban thờ ma chức sắc (phi ham) đặt hoặc treo các dụng cụ của người hành nghề. Những nhà thờ ma chức Sắc, khi có lễ cúng, hay Tết Rằm tháng Bảy và Tết Nguyên đán bao giờ cũng phải chuẩn bị một hũ rượu ngọt để dâng phi Tổ sư của mình. Hũ rượu cúng được ủ bằng gạp nêó ngon. Người ủ rượu không được nếm, không được cho trẻ ăn. Xôi đã rắc men cho vào hũ, bịt miệng hũ thật kín. Phía ngoài hũ bị thêm giấy hoặc vải điều, gài thêm lá bưởi, theo quan niệm của đồng bào, để rượu không bị ô uế. Bên cạnh ban thờ dựng hai cây mía tươi, gọi là tậu bà Vương (gậy bà Thánh), tượng trưng cho cây gậy thần để Tổ sư chống khi đi về cõi âm. Khi mở hũ rượu dâng thánh, thầy cúng dùng phần ngọn mía đã được vót nhọn chọc xuống hũ rượu quệt vào chén dâng lên ban thờ rồi mời Tổ sư và các thánh thần hưởng. Nhà nào thờ phi ham thi con cháu không được giết chó, mổ bò và cũng không được mang thịt từ nơi khác về nhà nấu ăn. Dân gian cho rằng, nếu phạm phải quy ước này, người nhà có thể bị ốm đau, tai nạn, tai họa bất chợt, hay người hành nghề có thể bị truất mất quyền hành nghề. Mỗi kỳ hạn ba năm, người hành nghề Pụt, Tào phải làm lễ khao binh mã, gọi là lẩu khẩu slảo dâng lễ vật cho Tổ sư phi ham để Tổ sư chăm nuôi binh mã. Làm như thế thì người hành nghề cũng được nâng bậc. Khi người hành nghề Pụt, Tào qua đời, nếu trong gia đình không có người nối nghề thì gia đình phải làm lễ thu hồi binh mã vì cho rằng làm như vậy, phi ham sẽ không còn về quấy nhiễu gầy ốm đau, bệnh dịch hay làm ăn thất bát cho gia đình.

Bát thứ ba thờ thần bản mệnh, gọi là thờ minh. Người Tày, Nùng quan niệm mệnh của con người do hai ông Nam Tào và Bắc Đẩu quản lý. Thần Bắc Đẩu quản lý, trông coi số sinh. Thần Nam Tào trông coi, quản lý số tử. Do đó khi trong gia đình có người ốm đau, người Tày, Nùng thường làm lễ cầu yên, còn gọi là kỳ yên, thực chất là lễ giải hạn.

Bát thứ tư thờ Mẹ Hoa, tiếng Tày gọi là Dả Va, Mẻ Bioóc, người Nùng còn gọi là Mẻ slam rẩu cẩu nồm, tức mẹ có chín vú, hay là bà Cửu thiên huyền nữ Hoa Vương Thánh Mẫu, còn gọi nôm na là Bà Mụ. Mẹ Hoa có trách nhiệm trông coi vườn hoa muôn sắc trên thế gian, đồng thời ban hoa, hiểu theo nghĩa rộng tức là những gì tốt đẹp, thuần khiết cho con người và muôn loài dưới trần gian. Vậy nếu cặp vợ chồng nào sinh con khỏe mạnh là do gia đình đó chăm lo thờ phụng Mẹ Hoa, nên được Mẹ ban cho bông hoa đẹp, to, khỏe khoắn. Gia đinh nào trễ nải thờ phụng Mẹ thì sẽ chỉ nhận được những bông hoa yếu ớt, ủ rũ. Bát hương thờ Mẹ Hoa thường được lập khi người phụ nữ sinh con đầu lòng, khi đứa trẻ đầy tháng. Cũng có gia đình lập bát hương khi thai nhi mới được ba tháng hoặc bảy tháng. Thủ tục lập bát hương này do bên ngoại đảm nhận. Người Tày, Nùng quan niệm con người sinh ra là do Mẹ Hoa ban cho phần hồn. Còn cha sinh, mẹ đẻ chỉ giữ phần thân xác. Cho dù đứa trẻ đã được sinh ra nhưng Mẹ Hoa vẫn nắm giữ phần hồn cho đến khi trưởng thành. Như vậy, tất thảy mọi người trên thế gian đều là con của Mẹ Hoa. Thế nên người Tày, Nùng rất chú ý chăm sóc con cái khi còn nhỏ tuổi; họ cho rằng nếu đối xử với con cái tàn tệ thì Mẹ Hoa sẽ đòi lại bằng cách thu hết hồn vía cho đi đầu thai nơi khác. Khi đó đứa trẻ sẻ trở nên ốm yếu rồi chết yểu.

Lễ vật lập bàn thờ Mẹ Hoa thường chi là cỗ chay. Duy nhất có con gà giò luộc thì khi mổ cũng phải để lại một nhúm lông trên đầu, vài sợi lông đuôi và cánh tượng trưng cho gà đang sống để dâng Mẹ Hoa mang về trời. Bát hương thờ Mẹ Hoa có gia đình để trong buồng, song thường để trên ban thờ cùng các bát hương khác nhưng phải tách biệt, không được để ngang bằng. Bát hương có thể là một ống bơ hay ống tre, bương, bên ngoài bọc giấy hồng điều, bên trong bỏ tro sạch. Nếu là trẻ sinh một, người ta làm hai xâu hoa bằng giấy bạc. mỗi xâu mười hai bông xuyên vào que rồi cắm vào ống hương. Đóng một giá hình chữ L, đặt ống hương vào đó, rồi cắt giấy bạc hình người và hoa văn dán phía sau ống hương. Nếu sinh đôi, người ta sẽ cắt dán hình mười hai con cá, mười hai ngôi sao đồng thời gấp hình đôi chim én đều bằng giấy bạc, xâu lại thành hai xâu. Mỗi xâu sáu con cá và sáu ngôi sao, trên cùng là con chim én, với quan niệm chim én mang cá cùng ngôi sao lên trời. Hai xâu cá và sao nàv gắn vào một chiêc que cùng cắm vào ống hương. Bát hương thờ Mẹ Hoa được đặt trên ban thờ cho đến khi đứa trẻ được mười hai tuổi thì cất bỏ. Người Nùng An (Cao Bằng) còn để đến khi đầy ba mươi sáu tuổi mới mời thầy đến làm lề cất bỏ, nhưng chân hương và tro được gói kỹ giấu kín vào kẽ đá nào đó không con vật nào có thể dụng chạm tới.

Có thể nói, tiêu biểu trong tín ngưỡng của người Tày, Nùng là thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên xuất phát tự sự ghi nhớ công ơn nguồn cội có gắn với quan niệm về sự bất diệt của linh hồn con người sau khi chết, có tác dụng nhắc nhỏ con cháu phải giữ gìn tôn tin trật tự truyền thống. Thờ cúng tổ tiên là nhiệm vụ của gia chủ. Không kể các dịp lễ tết, thờ cúng tổ tiên được diễn ra vào ngày mồng Một và ngày Rằm hàng tháng. Trong những dịp cúng lễ, bao giờ đồng bào cũng cúng tổ tiên trước rồi mới cúng đến các thánh thần. Bàn thờ được lau dọn sạch sẽ, thắng hương nhang, bày lễ vật. Để tăng vẻ linh thiên quan trọng, trước khi cúng, chủ gia đường thường tắm gội, mặc quần áo chỉnh tề. Người Tày, Nùng quan niệm gia đình nào chu đáo lễ nghĩa với tổ tiên thì làm ăn mới thuận hòa, phát đạt. Ngược lại, ai trễ nải thờ cúng thì sẽ làm ăn lụi bại, chết yểu.

Do tính chất trang trọng này nên theo phong tục, đồng bào thường cấm đoán phụ nữ, nhất là con dâu, cháu dâu… tới gần ban thờ. Khi chủ gia đình vắng nhà, người vợ sửa lễ, nhưng hiến tê, cúng thì phải mời chú, bác.

Nghi lễ thờ cúng trong gia đình của người Tày, Nùng gồm có nghi lễ thường kỳ và nghi lễ bất kỳ. Nghi lễ thường kỳ là các nghi lễ mang tính chất truyền thống theo lịch tiết quy định hằng năm. Tính theo âm lịch, trong các ngày mùng Một, Rằm, đặc biệt là Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Rằmg tháng bảy … đồng bào thường mổ lợn, gà, vịt, nấu các món ngon, thắp hương lên bàn thờ dâng mời tổ tiên hưởng lễ.

Thông thường sáng ngày mùng Ba Tết, nhà nhà sau khi cúng xong thì làm lễ hóa vàng, tức là đốt vàng mã với quan niệm dâng tiền bạc, hoa trái, những điều tốt đẹp, mừng vui để tổ tiên mang về cõi Mường Tổ làm vốn. Đồng bào còn có tục vào chiều Ba mươi tháng Giêng ăn Tết Đắp nọi (Tết nhỏ) kết thúc một tháng ăn chơi và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một năm mới. Nhà nhà gói lại bánh chưng, mổ gà làm cỗ cúng tổ tiên.

Ngày mồng Ba tháng Ba là Tết Thanh minh, đồng bào có tục tảo mộ. Nếu ngày hôm trước, tức mồng Hai không phải ngày phạm thì các nhà đã tảo mộ xong, công việc gồm dọn cỏ, sửa sang, cắm giấy bản, chuẩn bị giàn đật mâm cúng đế ngày mồng Ba chỉ việc mang đồ lễ đến làm dâng cúng. Thông thường, mâm cỗ cúng có gà luộc nguyên con, thịt lợn, măng nhồi thịt, cá, tôm, bánh trôi, xôi ngũ sắc … Riêng mâm thờ tổ tiên (mâm ham) tại nhà chỉ đặt bánh trôi vì tổ tiên không ăn tạp.

Ngày mồng Năm tháng Năm là Tết Đoan ngọ (diệt sâu bọ). Sáng sớm ngủ dậy, mọi người được ăn các loại hoa quả, đồng thời gia chủ đã bày sẵn nhiều loại hoa quả tươi, chè đỗ đen lên ban thờ và đã thắp hương nhang, khấn mời tiên tổ. Sau cỗ hoa quả, các nhà làm cỗ mặn khấn mời tiên tổ rồi mời bà con lối xóm đến cùng liên hoan.

Ngày Mười bốn tháng Bảy (14/7), đồng bào có tết Síp sí, là tết lớn thứ hai trong năm. Thành ngữ Tày có câu: “pẻng tải vài phằng’, tức là bánh mật đeo trâu vui sướng. Bởi khi đó trâu đã cày bừa xong, vịt cũng béo đẫy, mọi nhà ríu rít chuẩn bị lá chuôi phơi tái để gói bánh mật dâng lên tổ tiên. Thịt vịt và bánh mật là món ăn chính của ngày tết này. Nếu tết chính vào tháng Giêng, con cháu có gà trông thiến cùng bánh dày mang biếu bên ngoại (vãi) thì tết Mười bốn tháng Bảy này con cháu cũng có vịt béo, bánh mật thơm lừng mang biếu tặng để chúc phúc người già và ông bà bên ngoại, và họ cũng không bao giờ quên khấn mời tổ tiên. Bươn chiêng vằn so ết / Bươn chất vằn síp sí (Tháng Giêng ngày mồng Một / Tháng Bảy ngày Mười bốn) là câu thành ngữ mà ai cũng nhớ và thuộc.

Trong năm đồng bào còn có lễ mừng cơm mới được tổ chức khi lúa tẻ đã bắt đầu gặt, lúa nếp đã chắc đòng. Ngày này nhà nhà hân hoan ra đồng ngắt bông lúa nếp về làm cốm thơm dẻo dâng lên ông bà, tiên tổ, trở thành ngày hội cốm của cả làng, cả bản. Ngày này nam thanh nữ tú diện những bộ quần áo đẹp đến nhà nhau cùng giã cốm. Họ còn tổ chức hát mời Nàng Hai (Nàng Trăng) xuống cùng vui chơi múa hát mừng mùa màng bội thu, thành quả không chỉ do công sức cấy trồng của họ mà còn nhờ tổ tiên phù hộ, độ trì.

Nghi lễ bất kỳ có nhiều loại, trong đó đặc biệt có nghi lễ tạ tổ được thực hiện khi gia đình gặp hoạn nạn hoặc có người ốm đau, hoặc gia súc nuôi bị chết… Ngoài ra, trong quan niệm của đồng bào, tổ tiên được coi là vị thần bản mệnh đóng vai trò quan trọng đối với sự hưng thịnh của mỗi gia đình nên mỗi gia đình có việc lớn như cưới xin, tang ma, làm nhà mới, con cháu có việc đi xa… họ đều sắm lễ vật thắp hương trình báo, xin phép tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ. Trong những dịp như vậy, anh em, họ hàng gặp nhau ôn lại kỷ niệm của những người đã khuất nhằm tăng thêm tình đoàn kết dân tộc, đồng thời răn dạy, giáo dục con cháu luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Tày