Tín Ngưỡng Thời Văn Lang - Âu Lạc - Mua Trâu

Tín ngưỡng thời Văn Lang - Âu Lạc 2 năms trước Trả lời: 0 Lượt xem: 85 Share Like

Nội dung chính Show

  • Trắc nghiệm:Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục
  • Kiến thức tham khảo về tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu lạc
  • 1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực)
  • 2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên(hay còn được gọi làđạo ông bà)

Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. Thờ nhân thầnB. Thờ đa thần

C. Thờ thần tự nhiênD. Thờ linh vật

Hướng dẫn

Đáp án: C

2. Đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khoa học khá cao- một biểu hiện của văn minh Văn Lang-Âu Lạc. Cư dân Văn Lang-Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức bằng đồng đã nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu, pha chế hợp kim, làm hoa văn...). Tuỳ theo chức năng sử dụng của từng loại công cụ mà tạo nên một hợp kim và tỷ lệ giữa các hợp kim phù hợp trong chế tạo đồ đồng của người Đông Sơn. Điều đó thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của họ. Con người bấy giờ cũng đã biết luyện sắt bằng phương pháp hoàn nguyên trực tiếp thành loại sắt xốp. Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai để hình thành lãnh thổ chung, quốc gia thống nhất đầu tiên được mở rộng dần từ Văn Lang sang Âu Lạc, là sự biểu hiện thắng thế của xu hướng tư tưởng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp so với tư tưởng phân hóa, cục bộ trong các cộng đồng cư dân bấy giờ trước yêu cầu của đất nước (làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm). Điều đó cũng nói lên bước tiến bộ, phát triển về mặt tư tưởng, tư duy của cư dân Văn Lang-Âu Lạc. Từ ý thức cộng đồng cũng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Cư dân Văn Lang-Âu Lạc đều có ý thức cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên, một tập quán chung là nhuộm răng, ăn trầu. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người đương thời còn bảo lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngưỡng vật tổ, ma thuật, phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát triển. Nhiều phong tục tập quán được định hình đã nói lên sự phong phú và phát triển của đời sống tinh thần trong xã hội Hùng Vương như tục ăn đất, uống nước bằng mũi, tục giã cối (để làm hiệu lệnh, truyền tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người chết (rất phong phú như mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn chồng lên nhau, chôn trong nồi vò úp nhau, chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện vật). Lễ hội bấy giờ rất phổ biến và thịnh hành, là một bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần của người Văn Lang-Âu Lạc. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các hình thức diễn xướng dân gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay cầm giáo, lao, nhạc cụ...). Bên cạnh đó, còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội cầu nước, hội mừng năm mới... Trong cuộc sống, cư dân Hùng Vương rất thích cái đẹp và hướng đẹp, luôn luôn cố gắng để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đời. Đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng trong sinh hoạt cũng như vũ khí không những hết sức phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ, mà còn đạt đến một trình độ kỹ thuật và mỹ thuật rất cao, có những cái như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương. Nghệ thuật đó vừa phản ánh cuộc sống thường nhật của cư dân Việt cổ vừa thể hiện mối quan hệ giữa người với thế giới chung quanh. Những đường nét có tính ước lệ, cách điệu và một bố cục cân xứng, hài hoà trong nghệ thuật Đông Sơn đã thể hiện điều đó. Nghệ thuật âm nhạc rất phát triển. Nhạc cụ gồm có nhiều loại (bộ gõ, bộ hơi,...). Trong các nhạc cụ, tiêu biểu là trống đồng. Kết cấu trống đồng gồm có phần tang phình, phần thân và chân trống loe ra giúp cho hình dáng trống đẹp mà có sức cộng hưởng làm cho âm thanh vang xa. Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc cụ phối hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ 2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và một tốp người vừa múa, vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh. Trên trống đồng có hình ảnh người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng Đông Sơn thể hiện hai người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa. Trống đồng Đông Sơn (loại I theo sự phân loại của F.Hêgơ) là loại trống đồng sớm nhất, đẹp nhất, được sử dụng phổ biến với tư cách là một nhạc khí quan trọng trong các buổi tế, lễ, hội hè, ca múa. Trống đồng Đông Sơn còn được sử dụng làm hiệu lệnh trong chiến đấu, trong giữ gìn an ninh hoặc làm đồ tuỳ táng. Ngoài ra trống đồng còn được dùng để trao đổi với nước ngoài như Malaixia, Inđônêxia. Trống đồng Đông Sơn có cấu tạo hết sức hài hoà, cân xứng. Mặt trống tròn, giữa có ngôi sao nhiều cánh, phần tang phình, phần thân và chân loe ra làm cho trống có âm thanh vang xa và sức cộng hưởng, từ những âm ban đầu được nhân lên về cường độ. Mặt trống và thân trống đều được trang trí đẹp, thể hiện tài năng hội hoạ, óc thẩm mỹ của người Việt cổ, vừa thể hiện kỹ thuật đúc đồng tinh xảo. Xung quanh ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống là những vành tròn đều đặn, cách nhau bằng những đường nét viền hoa văn khác nhau, cân đối, đẹp mắt. Trên mặt trống đồng có nhiều hình người hoá trang lông chim đang múa, nhảy, hát, thổi khèn và các cảnh sinh hoạt khác như giã gạo, đua thuyền, hoặc trang trí hình các con vật như hươu, nai... Những hình trên mặt trống đồng thể hiện một không khí sôi động, hồ hởi trong sinh hoạt của người Việt cổ. Đó là sự phản ánh khá trung thực cuộc sống văn hóa hàng ngày của cư dân bấy giờ. Trống đồng (Đông Sơn, Ngọc Lũ) với những nét đặc sắc nói trên, là một sản phẩm của lao dộng, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho trình độ trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Văn Lang-Âu Lạc, là một mặt biểu hiện rõ nét, tập trung của nền văn minh Việt cổ. Cùng với trống đồng, công trình kiến trúc Cổ Loa cũng là một biểu hiện trình độ phát triển cao của cư dân thời Văn Lang-Âu Lạc. Tóm lại, sau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển nền kinh tế, với nền nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, vượt qua nông nghiệp dùng cuốc, tiến lên nông nghiệp dùng cày (bằng lưỡi cày đồng tiến lên lưỡi cày sắt) có sức kéo là trâu bò được triển khai rộng khắp mọi miền của đất nước Văn Lang-Âu Lạc, cùng với những tiến bộ khác trong đời sống xã hội, người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua thời tiền sử, vượt qua hình thái kinh tế-xã hội nguyên thuỷ sang hình thái kinh tế-xã hội đầu tiên thuộc phạm trù của thời đại văn minh, của xã hội phân hóa giai cấp và có nhà nước. Đồng thời, người Việt cổ cũng đã xây dựng nên một nền văn minh đầu tiên, đó là nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc (còn gọi là văn minh sông Hồng). Nền văn minh này có cội nguồn lâu đời của một cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ mang tính bản địa đậm nét, kết tinh trong đó bản lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống và lẽ sống của người Việt cổ: Chung lưng đấu cật, đoàn kết gắn bó với nhau trong công cuộc lao động và đấu tranh, tình làng, nghĩa nước mặn nồng, tôn trọng người già và phụ nữ, biết ơn và tôn thờ tổ tiên, các anh hùng, nghĩa sĩ v.v...

Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bắt nguồn từ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt cùng với quá trình hình thành quốc gia và nhà nước Hùng Vương-An Dương Vương vào những thế kỷ II-III tr.CN, đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp theo của dân tộc. Bản sắc dân tộc là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân Việt Nam vượt qua được mọi thử thách to lớn trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục” cùng với những kiến thức tham khảo về tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu lạc là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục

A. thờ cúng tổ tiên.

B. thờ thần – vua.

C. ướp xác.

D. thờ phụng Chúa Giê-su.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. thờ cúng tổ tiên.

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu lạc qua bài viết dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu lạc

1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực)

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Việt Nam hình thành và phát triển như một tất yếu. Bởi lẽ, con người ngay từ khi sinh ra đã gắn bó mật thiết với tự nhiên. Con người phải dựa vào tự nhiên để kiếm sống đồng thời cũng phải chiến đấu chống lại sự hung dữ của nó.

Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡngđa thầnvà âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.

Nền nông nghiệp lúa nước càng khẳng định sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên luôn bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên dẫn đến lối tư duy tổng hợp. Vì vậy, con người bắt đầu sùng bái nhiều yếu tố trong tự nhiên: đất, nước, trời. Tín ngưỡng đa thần là nét nổi bật trongtín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.

2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên(hay còn được gọi làđạo ông bà)

Là tục lệ thờ cúng tổ tiên đã qua đời của nhiều dân tộcchâu Á, đặc biệt phát triển trongvăn hóa Việt Nam,văn hóa Trung Hoa,văn hóa Triều TiênvàVăn hóa Đông Nam ÁĐối với người Việt,phong tục thờ cúng tổ tiêntrở thành một thứ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.

Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v… là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị “Thành hoàng làng” các “Nghệ tổ”. Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành “Cha” được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. “Tháng 8 giỗ cha” ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả “Thành hoàng” của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm “thành hoàng”. Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là “Mẹ Âu Cơ”, còn là “Vua Hùng”, là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.

Ngoài lí do tin vào những người đã khuất, ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt cũng là cơ sở quan trọng hình thành nêntín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần được hình thành.

Người phương Đông vốn có thói quen tâm lý duy tình nhưng biểu hiện này ở người Việt càng trở nên sâu sắc hơn. Con người vừa chịu quan niệm “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm” mong được nhận “phúc ấm của tổ tiên” nhưng lại lo trách nhiệm để phúc cho con cháu “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Bởi vậy mà khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình, đạo lý làm người cho con cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống. Do đó, khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu.

Tín ngưỡng thời Văn Lang - Âu LạcReply Tín ngưỡng thời Văn Lang - Âu Lạc1 Tín ngưỡng thời Văn Lang - Âu Lạc1 Tín ngưỡng thời Văn Lang - Âu LạcChia sẻ

Bài Viết Liên Quan

Giải bài tập tiếng việt lớp 3 trang 88 năm 2024
Giải bài tập tiếng việt lớp 3 trang 88 năm 2024
Ngôn ngữ và văn hóa xã hội quốc tế học năm 2024
Ngôn ngữ và văn hóa xã hội quốc tế học năm 2024
Bán nhà hẻm 252 6ephạm văn chiêu muaban.net năm 2024
Bán nhà hẻm 252 6ephạm văn chiêu muaban.net năm 2024
Copy link từ excel sang word bị lỗi size năm 2024
Copy link từ excel sang word bị lỗi size năm 2024
Đề thi môn văn lớp 6 giữa học kì 2 năm 2024
Đề thi môn văn lớp 6 giữa học kì 2 năm 2024
Sửa lỗi hiren boot cd pe không boot đc năm 2024
Sửa lỗi hiren boot cd pe không boot đc năm 2024
Bài 27 trang 23 sgk toán 7 tập 2 năm 2024
Bài 27 trang 23 sgk toán 7 tập 2 năm 2024
Clip nóng nữ kế toán và chánh an năm 2024
Clip nóng nữ kế toán và chánh an năm 2024
Top 5 khách sạn đẹp nhất miền bắc năm 2024
Top 5 khách sạn đẹp nhất miền bắc năm 2024
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán 2023 năm 2024
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán 2023 năm 2024

MỚI CẬP NHẬP

Soạn văn phong cách của hồ chí minh năm 2024
3 thángs trước . bởi ObjectiveHearts
Giải bài tập tiếng việt lớp 3 trang 88 năm 2024
3 thángs trước . bởi Good-byApparatus
Ngôn ngữ và văn hóa xã hội quốc tế học năm 2024
3 thángs trước . bởi InnermostChivalry
Bán nhà hẻm 252 6ephạm văn chiêu muaban.net năm 2024
3 thángs trước . bởi CustomaryStorey
Copy link từ excel sang word bị lỗi size năm 2024
3 thángs trước . bởi SpreadingEpilepsy
Đề thi môn văn lớp 6 giữa học kì 2 năm 2024
3 thángs trước . bởi PelvicMemory
Sửa lỗi hiren boot cd pe không boot đc năm 2024
3 thángs trước . bởi DankApplause
Bài 27 trang 23 sgk toán 7 tập 2 năm 2024
3 thángs trước . bởi PresidentialIntercourse
Clip nóng nữ kế toán và chánh an năm 2024
3 thángs trước . bởi StrategicDrafting
Top 5 khách sạn đẹp nhất miền bắc năm 2024
3 thángs trước . bởi MeasurableSquad

Xem Nhiều

Chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
  • Quảng cáo

Điều khoản

  • Điều khoản hoạt động
  • Điều kiện tham gia
  • Quy định cookie

Trợ giúp

  • Hướng dẫn
  • Loại bỏ câu hỏi
  • Liên hệ

Mạng xã hội

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Instagram
homeenittrjpzhko Bản quyền © 2024 Inc.

Từ khóa » Tín Ngưỡng Phổ Biến Của Cư Dân Văn Lang âu Lạc Là