Tín Ngưỡng Việt Nam - Nếp Cũ (Quyển Thượng): Phần 1 - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Di sản văn hoá
  • Văn hóa Nhật Bản
  • Bảo tàng lịch sử
  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
    • Văn hóa Việt Nam
    • Lịch sử Việt Nam
  • HOT
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Tài...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Xã Hội » Lịch sử - Văn hoá Tín ngưỡng Việt Nam - Nếp cũ (Quyển thượng): Phần 1

Chia sẻ: ảnh ảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

Thêm vào BST Báo xấu 676 lượt xem 145 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ Tài liệu Nếp cũ của tác giả Toan Ánh giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta. Phần 1 Tài liệu Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển thượng) giới thiệu tới người đọc các tín ngưỡng của người Việt được lưu truyền từ xa xưa như phong tục thờ cúng tổ tiên, các bài văn khấn gia tiên,... Mời các bạn cùng tham khảo.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Tín ngưỡng Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Phong tục Việt Nam
  • Nếp cũ Việt Nam
  • Lối cũ lề xưa
  • Phong tục thờ cúng tổ tiên
  • Văn khấn gia tiên

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Tín ngưỡng Việt Nam - Nếp cũ (Quyển thượng): Phần 1

  1. Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 1
  2. MỤC LỤC Lời nhà xuất bản ...................................................................................................................... 10 TỰA ................................................................................................................................................ 11 TÁC GIẢ CẨN CHÍ ........................................................................................................................... 13 TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM ............................................................................................................... 15 PHẦN THỨ NHẤT: TÍN NGƯỠNG .................................................................................................. 20 TÔN GIÁO .................................................................................................................................. 21 THỜ PHỤNG TỔ TIÊN ............................................................................................................... 22 QUAN NIỆM THỜ PHỤNG TỔ TIÊN ......................................................................................... 23 CẦU CÚNG LỄ BÁI ..................................................................................................................... 24 NGHI THỨC CÁO GIA TIÊN....................................................................................................... 26 LỄ TẠ .......................................................................................................................................... 27 VĂN KHẤN GIA TIÊN ................................................................................................................ 27 SĂN SÓC MỘ PHẦN TỔ TIÊN .................................................................................................. 29 ĐỒ LỄ CÚNG GIA TIÊN.............................................................................................................. 31 DÂU RỂ LỄ GIA TIÊN.................................................................................................................. 31 KIÊNG TÊN ................................................................................................................................. 32 NGÀY GIỖ .................................................................................................................................. 32 Ngày giỗ đầu hay Tiểu tường .............................................................................................. 33 Ngày giỗ hết hay Đại tường ................................................................................................. 35 Ngày Tiên thường ................................................................................................................. 36 Gửi Giỗ ................................................................................................................................... 37 Ngày giỗ chính ...................................................................................................................... 38 Hóa vàng................................................................................................................................ 40 Văn khấn giỗ ......................................................................................................................... 41 Văn tế giỗ .............................................................................................................................. 42 Văn khấn giỗ cha mẹ ............................................................................................................ 43 Văn khấn giỗ vợ .................................................................................................................... 44 Ngày dỡ rạp........................................................................................................................... 44 Người Thiên Chúa làm giỗ ................................................................................................... 44 Cúng giỗ trên chùa ............................................................................................................... 45 Ngày giỗ Họ .......................................................................................................................... 45 Những người không ai cúng giỗ.......................................................................................... 46 Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 2 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  3. Giỗ Hậu .................................................................................................................................. 47 Cúng giỗ với việc Lập tự ....................................................................................................... 48 Hậu điền và Kỵ điền .............................................................................................................. 50 Của hương hỏa...................................................................................................................... 50 Cuốn gia phả ngày giỗ ......................................................................................................... 50 Ngày giỗ của những người mất tích.................................................................................... 51 Hài nhi yểu vong với ngày giỗ ............................................................................................. 51 Ngày giỗ làng ........................................................................................................................ 52 Lễ mở cửa đình...................................................................................................................... 52 Lễ mộc dục ............................................................................................................................ 52 Tế lễ........................................................................................................................................ 53 Rước xách .............................................................................................................................. 53 Diễn lại thần tích ................................................................................................................... 54 Ngày giỗ quan trọng nhất của người Việt Nam: Giỗ tổ Hùng Vương .............................. 55 Giỗ TRẬN ĐỐNG ĐA ............................................................................................................. 55 Ngày giỗ của các đồng bào Thượng ................................................................................... 56 KẾT LUẬN............................................................................................................................... 56 BÀN THỜ GIA TIÊN ................................................................................................................... 57 Bàn thờ tổ tiên....................................................................................................................... 58 Bàn thờ Họ............................................................................................................................. 58 Bản chi từ đường................................................................................................................... 59 Gia Từ ..................................................................................................................................... 59 Trang trí bàn thờ tổ tiên ....................................................................................................... 60 Gia phả ................................................................................................................................... 64 Hoành phi .............................................................................................................................. 64 Câu đối ................................................................................................................................... 65 Bàn thờ gia tiên trước mọi biến chuyển .............................................................................. 67 Bàn thơ gia tiên ở các nơi đô thị .......................................................................................... 68 Bàn thờ những người mới chết ............................................................................................ 68 Bà Cô, ông Mãnh................................................................................................................... 70 Ý nghĩa các đồ thờ ................................................................................................................ 71 KẾT LUẬN............................................................................................................................... 71 Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 3
  4. THỪA KẾ HƯƠNG HỎA ............................................................................................................ 72 Thừa kế phụng tự.................................................................................................................. 75 Thiết lập hương hỏa.............................................................................................................. 76 Người được thừa hưởng hương hỏa ................................................................................... 78 Gián quyền hoặc bãi quyền người thừa hưởng hương hỏa .............................................. 79 Quyền lợi và chức trách người thừa hưởng hương hỏa ..................................................... 80 Hương hỏa chung cuộc ........................................................................................................ 80 ĐẠO THỜ THẦN........................................................................................................................ 81 Các vị thần linh ...................................................................................................................... 82 CÁC VỊ THẦN THỜ TẠI GIA ...................................................................................................... 83 Thổ công ................................................................................................................................. 83 Định phúc Táo quân.............................................................................................................. 84 Mũ thổ công .......................................................................................................................... 85 Sự tích Táo quân ................................................................................................................... 85 Cúng thổ công ...................................................................................................................... 87 Tết Ông Công ........................................................................................................................ 87 THẦN TÀI ................................................................................................................................. 89 Vị trí và cách sắp đặt bàn thờ Thần Tài ............................................................................... 89 Sự tích Thần Tài ..................................................................................................................... 90 Cúng Thần Tài ....................................................................................................................... 90 Tiên sư, Thánh sư hay Nghệ sư ............................................................................................ 91 Vị trí và cách sắp xếp bàn thờ Thánh sư .............................................................................. 91 Cúng Thánh sư ...................................................................................................................... 92 Tiền Chủ ................................................................................................................................. 93 Vị trí bàn thờ Tiền chủ .......................................................................................................... 93 Đức Thánh quan .................................................................................................................... 93 Thần Hổ ................................................................................................................................. 94 Sơn Thần ................................................................................................................................ 94 Mộc Tinh ................................................................................................................................ 94 CÁC VỊ THẦN TẠI CÁC NƠI THỜ TỰ CÔNG CỘNG ................................................................ 95 Thành Hoàng ......................................................................................................................... 95 Làng không có Thần ............................................................................................................. 97 Thần lập ra làng xã ................................................................................................................ 98 Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 4 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  5. Thần sống .............................................................................................................................. 98 Tứ Bất Tử.............................................................................................................................. 101 NHỮNG NƠI THỜ TỰ CÔNG CỘNG ...................................................................................... 102 Đình ...................................................................................................................................... 102 Đền ....................................................................................................................................... 111 Miếu ..................................................................................................................................... 113 Ban ....................................................................................................................................... 116 Miễu ..................................................................................................................................... 116 NHỮNG NGƯỜI PHỤC DỊCH THẦN LINH ............................................................................. 116 Thủ Từ .................................................................................................................................. 116 Cai đám ................................................................................................................................ 117 Quan viên và Lềnh............................................................................................................... 118 Tự điền, Tự trạch ................................................................................................................. 119 Bia hạ Mã ............................................................................................................................. 119 SỰ THẦN.................................................................................................................................. 120 Những ngày Thần húy và Thầng đản ................................................................................ 121 Cúng tế lễ bái ...................................................................................................................... 121 Lễ Sóc vọng ......................................................................................................................... 122 Cúng lễ Thần linh ................................................................................................................ 122 Tế.......................................................................................................................................... 123 Tế Kỳ phúc ........................................................................................................................... 124 Lễ cáo yết............................................................................................................................. 124 Tả văn và rước văn .............................................................................................................. 124 Những vai dự tế .................................................................................................................. 124 Nghi thức tế......................................................................................................................... 125 Đốt hương trong nghi lễ Tết .............................................................................................. 131 Tục hiến vật ......................................................................................................................... 131 Tế Nữ quan .......................................................................................................................... 132 Làng vào đám ...................................................................................................................... 132 Tục giao hiếu ....................................................................................................................... 134 Cơm khoản đãi .................................................................................................................... 135 Reo hoan thanh ................................................................................................................... 135 Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 5
  6. Cơm quả, cơm quan viên.................................................................................................... 135 Đại hội .................................................................................................................................. 136 NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI LÀNG VÀO ĐÁM ..................................................................... 144 Lễ tiến thảo.......................................................................................................................... 145 Những điều phải giữ gìn trong việc Sự thần..................................................................... 145 Đồ lễ dùng trong việc Sự thần ........................................................................................... 146 Việc thờ phụng các vị thần khác ngoài Phúc thần............................................................ 148 Các vị thần thời gian ........................................................................................................... 149 NGHI LỄ XÂY CHẦU VÀ Ý NGHĨA........................................................................................... 151 Lễ xây chầu .......................................................................................................................... 152 Nghi lễ ................................................................................................................................. 152 PHẦN THỨ HAI: TÔN GIÁO.......................................................................................................... 159 LÃO GIÁO ................................................................................................................................ 160 Lão Tử .................................................................................................................................. 160 Lão Tử tiếp kiến Đức Khổng Tử.......................................................................................... 161 Tôn chỉ của Đạo Lão ........................................................................................................... 161 Sự quảng bá đạo Lão tại Trung Quốc và Việt Nam .......................................................... 162 BIẾN THỂ CỦA ĐẠO LÃO ........................................................................................................ 163 Phù thủy............................................................................................................................... 163 Tĩnh ....................................................................................................................................... 165 Thanh đồng ......................................................................................................................... 166 Điện ...................................................................................................................................... 167 Đồng cốt .............................................................................................................................. 168 Căn đồng ............................................................................................................................. 168 Bài trí điện chư vị................................................................................................................. 169 Ngồi đồng hầu bóng .......................................................................................................... 169 Cô hồn ................................................................................................................................. 171 Cách thức gọi hồn ............................................................................................................... 172 Gọi hồn người sống ............................................................................................................ 173 Phụ tiên................................................................................................................................ 174 Cách thức phụ tiên .............................................................................................................. 174 Xin thẻ .................................................................................................................................. 175 Quẻ thẻ là gì`? ..................................................................................................................... 175 Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 6 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  7. Triệu ..................................................................................................................................... 176 Nội dung quẻ thẻ ................................................................................................................ 176 Cách thức xin thẻ ................................................................................................................ 176 Đoán thẻ .............................................................................................................................. 177 Những quẻ thẻ ngày nay .................................................................................................... 177 NHO GIÁO ............................................................................................................................... 179 Đức Khổng Tử...................................................................................................................... 179 Những điềm lạ trước khi Đức Khổng Tử ra đời................................................................. 179 Lúc thiếu thời....................................................................................................................... 180 Xuất chính ............................................................................................................................ 180 Sự nghiệp............................................................................................................................. 181 Lý thuyết Nho giáo ............................................................................................................. 183 Luân lý Nho giáo ................................................................................................................. 189 Tứ thư................................................................................................................................... 190 Ngũ kinh .............................................................................................................................. 192 Nho giáo tại Việt Nam ........................................................................................................ 193 Những nơi thờ tự Đức Khổng Tử ....................................................................................... 193 Tế tự ..................................................................................................................................... 195 Văn miếu.............................................................................................................................. 196 Khổng miếu tại các tỉnh ...................................................................................................... 199 Ảnh hưởng của Nho giáo tại Việt Nam ............................................................................. 201 Tế Nam Giao........................................................................................................................ 203 Đàn Nam Giao Việt Nam .................................................................................................... 205 Sửa soạn tế Nam Giao ........................................................................................................ 207 Đám rước Ngự giá từ đại nội đến đàn Nam Giao............................................................. 208 PHẬT GIÁO .............................................................................................................................. 211 Nguồn gốc đạo Phật........................................................................................................... 211 Sự tích Đức Phật .................................................................................................................. 212 Kinh Phật.............................................................................................................................. 213 Quảng bá Phật giáo ............................................................................................................ 214 Đạo Phật tới Trung Hoa và Việt Nam ................................................................................ 215 Phật giáo từ hậu Lê trở về sau ........................................................................................... 216 Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 7
  8. Phật giáo từ trước năm 1960 ở Việt Nam ......................................................................... 216 Thời kỳ 1960 - 1963 ............................................................................................................ 218 Đại Thừa và Tiểu Thừa ........................................................................................................ 219 Chùa chiền ........................................................................................................................... 220 Am ........................................................................................................................................ 235 Tăng - Ni .............................................................................................................................. 235 Già lam ................................................................................................................................. 236 Ưu Bà.................................................................................................................................... 236 Thờ Phật tại gia ................................................................................................................... 237 Việc cúng lễ tại các chùa .................................................................................................... 237 Quyên giáo .......................................................................................................................... 238 Am chúng sinh .................................................................................................................... 239 Cúng bách linh .................................................................................................................... 240 Đàn chay .............................................................................................................................. 240 Lệ đàn .................................................................................................................................. 241 Địa ngục qua Đạo Phật ....................................................................................................... 241 Lễ Vu Lan ............................................................................................................................. 247 Lễ Siêu thăng ....................................................................................................................... 253 Việc phúc đức của người sống đối với sự siêu thăng của người chết............................. 255 Nghi thức cúng Phật trong một vài trường hợp đặc biệt ................................................ 256 Lễ Kỳ An ............................................................................................................................... 263 Lễ tiến thảo.......................................................................................................................... 267 Hội chư bà ........................................................................................................................... 268 PHẬT GIÁO HÒA HẢO ............................................................................................................ 270 Đức Huỳnh Giáo Chủ .......................................................................................................... 271 Phật giáo Hòa Hảo ra đời ................................................................................................... 276 Thờ phượng ......................................................................................................................... 277 Phương thức hành đạo ....................................................................................................... 278 Điều kiện vào đạo ............................................................................................................... 280 Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo ................................................................................................. 280 Triết lý của Phật giáo Hòa Hảo .......................................................................................... 281 CAO ĐÀI GIÁO......................................................................................................................... 282 Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 8 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  9. Nguồn gốc đạo Cao Đài ..................................................................................................... 282 Đạo Cao Đài chính thức thành lập ..................................................................................... 283 Buổi lễ tấn phong chức sắc ................................................................................................ 284 Toà Thánh Cao Đài .............................................................................................................. 285 Triết lý của đạo Cao Đài...................................................................................................... 287 Năm nguyên tắc căn bản của giáo lý Cao Đài .................................................................. 288 Những người theo Đạo ...................................................................................................... 289 Thề giới hữu hình và thế giới vô hình................................................................................ 290 Các Thánh Thất và Nghi lễ.................................................................................................. 292 Vài môn phái ....................................................................................................................... 294 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 295 PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 297 Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 9
  10. Lời nhà xuất bản In lại bộ sách Nếp cũ – Con người Việt Nam; Tín ngưỡng Việt Nam; Làng xóm Việt Nam; Hộ hè đình đám của tác giả Toan Ảnh, Nhà xuất bản Trẻ mong được cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta. Biết những điều tốt đẹp, nhận chân giá trị đích thực những gì thuộc về văn hóa cổ truyền, những cái hay, cái lạ của ông cha từ thời mở nước và giữ nước đặng gìn giữ những vốn quý hay, lạ, hợp lẽ đời, để đối nhân xử thế đầy nhân hậu, yêu thương và đồng cảm giữa người với người trên quê hương Việt Nam. Với công phu sưu tầm, cách viết nhuần nhị, trôi chảy, tự nhiên, tác giả đã trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ về các phong tục, tập quán, lễ nghi, hội hè, đình đám của con người Việt Nam thuở trước qua 4.000 năm lịch sử. Qua đó, chúng ta có dịp ôn nhớ lai lịch và sự tiến hóa của tổ tiên, ông bà ta trên con đường dựng nước và giữ nước, khởi nguồn từ cá nhân từng con người riêng biệt lúc sinh đến khi vào mộ, từ cuộc sống mỗi gia đình đến tộc họ, mới mở rộng đến làng xóm, và xa hơn là huyện, tỉnh, rồi cả nước, quốc gia. Tất nhiên ta ôn điều hay, học lẽ phải, gạn lọc cái dở, những tệ tục dị mê tín, dị đoan, hủ lậu... đã tạo thói vị kỷ, xấu xa của con người, nhằm vươn tới chân thiện mỹ, ứng xử linh hoạt, nhân hòa, khoan dung của con người việt Nam hiện đại. trân trọng giới thiệu bộ sách với bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 10 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  11. TỰA Trong buổi xã hội đương trải qua một “cơn sốt vỡ dạ”, con người Việt nam cựa quậy vươn lên để tham dự vào cuộc hòa ca ồ ạt của thế giới, cuốn sách khảo cứu này ra đời, như có vẻ thách thức trước cao trào “sóng mới” của đời nguyên tử. Chúng tôi không nghĩ thế. Chúng tôi cho rằng người ta sinh ra không phải chỉ là một “con vật người” sống ở đâu cũng chỉ có những khát vọng như nhau, muốn hành động gì đều cứ tự nơi mình, dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Trái lại, nếu chúng ta không còn ở trong thời kỳ “xuất mẫu hoài, tiện thị hữu quân thân” (lọt lòng ra là đã có bổn phận đối với cha mẹ vua chúa) thời kỳ mà chúng ta sống đây có khác xưa rồi thật: vua chúa không còn nữa, và bổn phận đối với cha mẹ cũng đã dần dần lỏng lẻo, nhưng ta đâu đã thoát ly hẳn được ảnh hưởng của hoàn cảnh, của sự chung sống trong một xã hội vẫn còn lấy nông nghiệp làm căn nguyên, lấy gia đình làm nền tảng. Từ lúc tập tễnh bước đi, bập bẹ biết nói, đến khi biết nghe chuyện cổ tích bên bếp lửa ấm cúng, biết suy tư học hỏi thầy bạn nơi học đường, biết ngâm nga những vần thơ phú có dư âm dội vào tâm khảm, biết tưởng nhớ đến những người thân đã khuất, biết não lòng trước cảnh đau thương của đất nước, biết phẫn nộ trước nỗi bất công giày vò bao thế hệ, và trong những lúc nhàn hạ, biết thưởng thức hương vị mộc mạc của quê hương v.v... bấy nhiêu cái biết đã tạo thành một con người riêng biệt, quy tụ vào cá tính một dân tộc riêng biệt, không giống hẳn dân tộc nào khác. những cái biết ấy không thể chỉ nghe phong thanh mà lĩnh hội được, phải đã từng sống qua mới nhận thức được trọn vẹn mà thôi. Nếu con người Việt nam ngày nay là kết tinh của con người Việt nam ngày qua (hoặc ít hoặc nhiều, chối cãi sao được) thì muốn tìm hiểu những gì còn chi phối đời sống hiện tại của chúng ta, trong khi ta đang co chân chạy theo đà tiến triển vũ bão của văn minh cơ giới, thiết tưởng có ngảnh lại nheo một đuôi mắt vào cuộc sống hôm qua, chưa ắt đã là hoàn toàn... vong bản! Vì thế, chúng tôi coi cuốn sách của bạn Toan Ánh là một công trình cần phải có, để ghi lại những cái gì đã mất cùng những cái gì sắp mất, cho ta có thể nhận chân và vớt vát lại một vài giá trị cũ, những giá trị tuy không đứng vững nữa trên hiện tại, nhưng cũng giúp ta hiểu được đôi phần gốc rễ của Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 11
  12. cái hiện tại ấy, ngõ hầu chỉ cho ta hướng đi để xây dựng một tương lai phù hợp với bản chất của dân tộc: Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn ngách sông. Lãng Nhân PHÙNG TẤT ĐẮC Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 12 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  13. TÁC GIẢ CẨN CHÍ Phong tục Việt nam, không bao giờ như thời kỳ gần đây, đã chịu rất nhiều biến đổi, cùng với những sự đổi thay của thời cuộc. Có nhiều thuần phong mỹ tục không còn nữa, có nhiều tục quá phiền phức rườm rà đã được giản dị hóa, nhưng cũng vẫn còn nhiều tục, mọi tầng lớp đều muốn, cố duy trì trước mọi sự thay đổi của đất nước, lẽ tất nhiên đấy không phải là những tục dở. Nói tới phong tục của ta với những điều mất đáng tiếc, với những thay đổi tạo nên vì hoàn cảnh, những người có óc bảo thủ không khỏi phàn nàn vì sự biến chuyển quá phũ phàng đột ngột của nếp sống xã hội, và theo đó là sự biến thể của thói tục nước non nhà! Có điều đáng buồn là những lễ nghi phong tục tốt đẹp của ta trong khi dần dần thay đổi, thì đột nhiên, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thấy nảy ra nhiều tục lệ mới, xét cho kỹ chẳng hay đẹp gì, nếu không muốn nói là đồi bại. Người ngoại quốc, mỗi khi muốn nghiên cứu sự sinh hoạt tiến triển của xã hội của một nước nào, thường căn cứ vào những phong tục tập quán của dân nước ấy, bao giờ phong tục tập quán cũng là phản ảnh trung thực tinh thần của dân tộc một nước. Nước Việt nam từ xưa tới nay vẫn có những phong tục lễ nghi riêng của dân tộc, phong tục lễ nghi này đã tạo nên con người Việt có những đặc tính riêng đáng quý nó khiến cho ta có thể tự hào với thế giới! Từ trước tới nay có nhiều người Việt nam cũng như ngoại quốc nghiên cứu về phong tục ta và đã viết thành sách, nhưng rất tiếc có sách thì viết bằng ngoại ngữ khiến người mình không tìm hiểu được, hoặc cũng có sách viết bằng Việt ngữ lại quá sơ sài hay chỉ chuyên về một khía cạnh nào, chưa nói được hết mọi điều hay dở cần thiết. Giờ đây, những sách đó vì lâu ngày không được tái bản, có ai muốn tìm hiểu kỹ càng về phong tục ta thực rất mất công, mà cũng không được thỏa mãn. Hôm nay, theo bước những người trước tôi cố viết tập “phong tục Việt nam” tôi hằng mong ước từ mấy chục năm nay, ngay từ khi mới bước chân Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 13
  14. vào làng văn nước nhà với những tập sách nói sơ qua về ít nhiều tục hay thú đẹp của non sông. Mang cái hoài bão muốn biểu dương tất cả những cái hay lạ của phong tục, tôi không quản làm có được hay không, cố gắng lưu trên giấy trắng mực đen những điều đã có, đang có hoặc không còn có nữa, tôi có thể biết được. Viết về phong tục nước nhà, tôi cố ghi cả những sự thay đổi của mỗi phong tục. Lẽ tất nhiên có nhiều thiếu sót và đôi khi có thể có cả những sự sai lầm, những điều thiếu sót cũng như những sự sai lầm này, tôi chờ mong sự chỉ giáo ở các bạn để bổ khuyết sau. Tôi sẽ lần lượt trình bày phong tục Việt nam từ cá nhân qua gia đình đến xã hội, và những tài liệu tôi trình bày tôi chia ra như sau: con người, Tín ngưỡng, Giao tế xã hội, Tập quán. Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 14 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  15. TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM Theo Đào Văn Tập trong “Tự Điển Việt nam phổ Thông”, tín ngưỡng là lòng tin tưởng và ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa. Ở đây, chỉ xin nói về tôn giáo, nhất là về sự sùng tín của dân Việt nam đối với các đạo cũng như đối với các sức mạnh vô hình đã chi phối phần thiêng liêng của con người. Nói đến sùng tín tức là nói đến thờ phụng, nói đến việc thi hành những nghi thức đặt ra bởi một tôn giáo, nghi thức khác nhau tùy theo tôn giáo và trong một tôn giáo có khi cũng khác nhau tùy theo các vị thần linh được tôn thờ. Người Việt nam theo nhiều tôn giáo, và đối với tôn giáo nào cũng có sự ngưỡng mộ và tin tưởng, một khi đã tin theo. ngoài các tôn giáo, dân ta còn thờ kính tổ tiên, thờ kính các vị anh hùng của dân tộc, và thờ kính bất cứ một người nào đã thi ân cho tổ tiên chúng ta; sự thờ kính này có thể thực hiện trên toàn quốc như đối với Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Vương, Quan Thánh Đế Quân v.v... hoặc chỉ thu hẹp ở một vài địa phương và có khi chỉ ở một thôn một xã đối với các vị thần riêng của một hoặc nhiều địa phương. Khảo về tín ngưỡng Việt nam, chúng ta cần phải đi ngược dòng lịch sử trở lại từ Thượng cổ thời đại, nghĩa là từ lúc họ Hồng Bàng mới lập quốc với vua Kinh Dương Vương. Cũng như bất cứ dân tộc nào trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ nam lên Bắc, qua các châu Âu, Á, Mỹ, Úc, phi, lúc sơ khởi người Việt nam tôn thờ và tin tưởng tất cả những sức mạnh hữu hình hay vô hình mà ta cho rằng có thể giúp đỡ hoặc làm hại đến ta được: Trời, Đất, Sấm, Sét, Gió, Mưa, nước, Lửa, Núi, Sông, Trăng, Sao v.v... Dần dần với sự suy nghĩ và hiểu biết lại thêm chịu ảnh hưởng của người Trung Hoa, cho đến trước thời kỳ tiếp xúc với người Tây phương, trong sự tín ngưỡng của ta chỉ còn thờ Trời, phật, Thần, Thánh và tổ tiên. Lẽ tất nhiên trong sự tin tưởng còn nhiều điều mê tín dị đoan, nhưng thử hỏi trên thế giới này, đã có dân tộc nào dám tự hào có một tôn giáo không có những điều mê tín dị đoan chẳng nhiều thì ít. Sau cuộc tiếp xúc với người phương Tây từ thế kỷ thứ XVI, người Việt nam lại có một số theo đạo Thiên chúa, và gần đây còn có nhiều người theo các đạo khác, đạo Tin Lành, đạo cao Đài, đạo Bah’ai v.v... Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 15
  16. Tất cả các đạo giáo hiện hành ở Việt nam, không có đạo nào là thuần túy của ta, kể cả đạo cao Đài mới sáng lập vào tiền bán thế kỷ thứ XX bởi một giáo chủ Việt nam, nhưng thần thánh vẫn là lấy ở các đạo khác mà tập trung lại. Những tôn giáo ta tin theo nếu không do người Trung Hoa mang sang ta trong những thời kỳ đô hộ thì cũng do người Tây phương mới mang lại từ mấy trăm năm gần đây. Nếu trong tín ngưỡng ta có cái gì đặc biệt hơn hết, phải nói đó là thờ phượng tổ tiên và việc cúng giỗ những người đã khuất. Tục cúng giỗ cũng do người Trung Hoa truyền sang ta, nhưng với nhiều sự biến đổi, việc cúng giỗ của ta ngày nay không còn giống hẳn người Trung Hoa và đã mang một sắc thái riêng biệt Việt nam. Đối với dân tộc Việt nam, đạo nào cũng là trọng, và trong cuộc sinh sống hàng ngày, dân ta rất rộng rãi trong vấn đề tín ngưỡng. Có nhiều gia đình, cha theo đạo phật, con theo đạo Thiên chúa, hoặc đạo cao Đài, chồng theo đạo phật, vợ theo đạo Tin Lành mà trong nhà không hề bao giờ có sự xích mích về tôn giáo và cũng không ai dè bỉu chê bai ai. Muốn biết về phong tục Việt nam thiết tưởng cũng cần hiểu sơ qua về tín ngưỡng của dân ta, biết sơ lược về cách thờ phụng của mỗi tôn giáo, mặc những điều mê tín dị đoan ít nhiều vẫn hằng có. Người ngoại quốc thường chê người Việt nam có một tín ngưỡng hỗn độn không phân biệt tôn giáo với mê tín, pha trộn nhiều tôn giáo quá. Chỉ nhận xét về bề mặt, không đi sâu để tìm hiểu nguyên do sự tin tưởng đạo giáo của dân Việt nam, ý kiến trên tưởng như là đúng, nhưng sự thực, trên cương vị tôn giáo, dân ta tuy có sự pha trộn, nhưng tôn giáo nào vẫn rành rẽ tôn giáo đó, còn về sự mê tín, thì thử hỏi dân tộc nào không có những điều mê tín dị đoan riêng, và thử hỏi đã có tôn giáo nào tránh hết những điều huyền hoặc. Việt nam có rất nhiều tôn giáo; dân ta chấp nhận bất cứ tôn giáo nào mà giáo điều không đi ngược lại với căn bản đạo đức của dân tộc, không chống lại những điều đã được tổ tiên ta công nhận, rút trong nền tảng đạo đức của Đông phương là nhân, Lễ, nghĩa, Trí, Tín. Tất cả mọi tôn giáo du nhập vào Việt nam đều được đón nhận và có thể được phổ biến dễ dàng trong dân gian, trừ những tôn giáo không phù hợp với nền luân lý của ta. Có những tôn giáo vào nước ta sau các tôn giáo khác Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 16 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  17. nhưng đã phổ cập rất mau chóng đến mọi từng lớp xã hội và được đồng thời cùng sùng tín với các tôn giáo khác, nhưng cũng có những tôn giáo khi lan truyền vào nước ta đã gặp khó khăn một phần vì sự ngăn cản của chính quyền, một phần vì sự dè dặt của quần chúng. Lại có những tôn giáo, khi tới Việt nam đã bị từ khước hẳn, vì các giáo điều đi ngược lại nếp sống thuần túy của dân ta. Trong các tôn giáo đã vấp phải khó khăn, ta phải kể Thiên chúa giáo đã được truyền vào Việt nam từ đời vua Lê Trang Tôn, nhưng không được phổ biến mấy, và tới thế kỷ trước đã trải qua những giai đoạn thật là gay gắt. Giáo lý của đạo này xây dựng trên căn bản bác ái, coi mọi người như anh em, rất hợp với đạo đức Việt nam nhưng sự truyền giáo đã bị chính quyền hồi đó ngăn cản và do đó gây sự nghi ngờ trong người dân. Ta đừng chê chính quyền là hẹp lượng khi không chấp nhận cho một tôn giáo mới được hành đạo tại đất nước mình. Riêng đối với Thiên chúa giáo, khi vua quan Việt nam ngăn cản sự truyền giáo chính là vì lý do chính trị. Giáo sư nghiêm Thẩm trong cuốn “Sơ phác về những điều kiêng kỵ Việt nam[1]” đã viết: “Những tu sĩ thừa sai không tự giới hạn trong việc truyền giáo, các vị còn dẫn theo những con buôn biển lận, họ, ngoài mục đích chinh phục kinh tế, còn có mục đích thôn tính đất đai. “Chính giới cũ cảm thấy mối nguy mang lại bởi tư tưởng và con người phương Tây, tìm cách ngăn cản sự du nhập vào trong nước của người Âu, dù là nhà truyền giáo hay con buôn, và bó buộc giáo dân việt Nam phải từ bỏ đạo mới. Chính quyền đã thường áp dụng những biện pháp bạo tàn... “Giáo dân, thấy bị đe dọa và mang trong lòng hy vọng thầm kín được sùng tín đạo mới của mình, dưới một chính thể mới, đã không nhiều thì ít, công nhiên cộng tác với ngoại xâm”. Nhiều tác giả pháp, trong đó có ông G. conlet cũng đồng quan điểm trên, cho rằng chính vấn đề chính trị đã làm khó khăn cho sự truyền đạo của Thiên chúa giáo ở Việt nam. Ông đã viết trong tập “cultes et Religions de l’Indochine an- namite” (Sự thờ phụng và các Tôn giáo Việt nam). “Nếu những nhà truyền giáo thiên Chúa giáo, nếu những giáo dân bản xứ [1] Esquisse d’une Etude sur les interdits chez les Vietnamiens, “Bộ văn hóa giáo dục” xuất bản tại Sài Gòn, 1965. Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 17
  18. đôi khi giúp đỡ rất nhiều cho những đoàn quân xâm lược, lẽ đương nhiên họ bị nghi ngờ bởi quan chức nhà vua và quân đội việt nam”. Đến đây, có người sẽ hỏi tại sao, khi các tôn giáo khác du nhập vào Việt nam lại không bị chính quyền ngăn cản và không gặp sự dè dặt của dân chúng. Đọc lại lịch sử, ta nhận thấy các đạo nho, Lão, Thích do người Trung Hoa truyền sang khi họ cai trị nước ta; họ là chính quyền, họ đã chấp nhận, còn dân chúng nào có sự dè dặt được. Nói khác đi ba tôn giáo kia đã du nhập vào Việt nam sau khi Việt nam bị Trung Hoa thôn tính, sự kiện trái hẳn với đạo Thiên chúa. Ngoài các tôn giáo được dân ta sùng kính tới nay, khi nói tới tín ngưỡng ta không thể bỏ qua được sự tôn thờ và tín ngưỡng những sức mạnh hữu hình hay vô hình khác. Như đã nói, dân Việt nam tôn trọng nền luân lý dựa trên căn bản đạo đức là nhân, Lễ, nghĩa, Trí, Tín. Ở đây phải nói đến chữ lễ. Biết giữ lễ nghĩa là biết đối xử với người như người đối xử với mình, tùy theo địa vị của người và địa vị của mình. Chịu ơn người, phải biết nhớ ơn, được người giúp đỡ phải biết báo đền lại. Dân ta tôn thờ và tin tưởng những sức mạnh vô hình chính là vì ân, nghĩa là vì lễ vậy. người ngoại quốc cho là mê tín, nhưng ở người Việt nam thì đây chỉ là giữ lễ. Ta thờ kính Thần Mưa, vì mưa làm cây cối xanh tốt, mùa màng tốt đẹp, được ăn quả, được hưởng lúa gạo, ta nhớ ơn Thần Mưa; ta thờ kính Thần Sấm Sét vì Sấm Sét giết kẻ bạo tàn, diệt trừ tà quái... Đừng đem khoa học ra mà giải thích; trên lãnh vực tín ngưỡng, có nhiều lý lẽ riêng và khoa học không giảng giải nổi dù với sự chứng minh hiển nhiên. Tín ngưỡng là tín ngưỡng, khoa học là khoa học. Nói đến tín ngưỡng là bao hàm ý nghĩa ngưỡng mộ và tin tưởng một cách say mê. Người ngoại quốc thường nói như chế giễu là dân ta nhiều thần quá, và chính nhiều người Việt nam trong một vài cuốn sách cũng có sự chế giễu này. Ông phan phát Huôn trong Việt nam giáo sử khi đề cập đến thần đạo cũng viết: “Người việt Nam thờ cúng đủ loại thần. Các vị thần ấy có thể xưa kia là người có hồn có xác, những vị thần ấy cũng có thể là một con vật hoặc một tảng đá!”. Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 18 Nhà xuấ tbản: Trẻ
  19. Nói đến tín ngưỡng tất nhiên có nhiều điều mâu thuẫn, và huyền hoặc, nhưng thường tất cả những điều huyền hoặc và mâu thuẫn đã là thể chất của nhiều tôn giáo. Không chấp nhận một tôn giáo đó là quyền của mỗi người, nhưng mỗi người cần tôn trọng tín ngưỡng của người khác. Vấn đề tín ngưỡng Việt nam, kể ra thì hơi phức tạp, nếu đề cập tới một cách chủ quan. NƠÌ đây là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo, và mỗi tôn giáo đều có cái hay riêng, nhưng dù hay đến đâu, trong mỗi tôn giáo đều có những điều huyền hoặc mà các tín đồ không hề bao giờ cho đó là dị đoan. Người hiểu biết không bao giờ đụng chạm đến tín ngưỡng của người khác, nhất là cố tình đem những sự huyền hoặc để chê bai. Với ánh sáng khoa học, với nền văn minh ngày càng tiến, rồi đây có lẽ những sự dị đoan mê tín, hiện đang có trong tín ngưỡng nhiều người qua nhiều tôn giáo khác nhau, sẽ tự đào thải, nhưng cái căn bản đạo đức của tôn giáo sẽ là những điều trường tồn không bao giờ mất được dù cho rằng tôn giáo đó có không còn ở Việt nam hay ở hoàn vũ nữa. Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 19
  20. PHẦN THỨ NHẤT Tín ngưỡng Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 20 Nhà xuấ tbản: Trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Bài giảng Tôn giáo – tín ngưỡng

    ppt 38 p | 1181 | 185

  • Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam - Di sản văn hóa dân tộc: Phần 1

    pdf 52 p | 353 | 104

  • Bài giảng Bài 7: Tín ngưỡng

    pdf 22 p | 440 | 44

  • Văn hóa tín ngưỡng và một số lễ hội cổ truyền Việt Nam: Phần 1

    pdf 155 p | 32 | 19

  • Văn hóa tín ngưỡng và một số lễ hội cổ truyền Việt Nam: Phần 2

    pdf 337 p | 33 | 18

  • Văn hóa Việt trong tín ngưỡng Đức Thánh Trần

    pdf 9 p | 127 | 16

  • Vài nét về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L. Cadiere: Phần 1

    pdf 96 p | 30 | 10

  • Vài nét về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L. Cadiere: Phần 2

    pdf 536 p | 28 | 10

  • Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử trong văn hóa người Việt Nam

    pdf 8 p | 51 | 8

  • Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam: Phần 2

    pdf 309 p | 31 | 7

  • Đình Thới Bình - Tân An - Một hiện tượng tín ngưỡng độc đáo

    pdf 4 p | 59 | 6

  • Tài liệu kiến thức cơ bản về tín ngưỡng ở Việt Nam

    pdf 119 p | 14 | 5

  • Văn hóa dân gian của tín ngưỡng Quan Âm Việt Nam

    pdf 6 p | 76 | 4

  • Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Đà Nẵng dưới tác động của đô thị hóa

    pdf 6 p | 71 | 4

  • Một vài cảm nhận về tín ngưỡng thờ Nam Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

    pdf 8 p | 46 | 3

  • Hiện thực của tâm thức văn hóa hay là một kết nối của tâm linh tín ngưỡng - câu chuyện thiên sư từ đạo hạnh với nhóm các chùa chiền liên quan ở Hà Nội

    pdf 8 p | 51 | 3

  • Tín ngưỡng thờ Bà Hỏa ở Nam Bộ

    pdf 8 p | 74 | 3

  • Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam 2

    pdf 97 p | 27 | 2

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Tín Ngưỡng Việt Nam Toan ánh Pdf