Tin Tức Sự Kiện - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Ngày 30/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2355/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
TIN LIÊN QUANTheo đó, Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” thay thế “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Quyết định nêu rõ, tính đến tháng thời điểm cuối tháng 8 năm 2022, sau hơn 2 năm gây dịch ở 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, toàn thế giới có trên 596 triệu ca COVID-19, trong đó trên 6,4 triệu người tử vong, số ca tử vong đã giảm đi đáng kể ở nhiều quốc gia sau khi triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tuy nhiên số mắc mới hàng ngày vẫn đang có xu hướng tăng tại một số quốc gia. Tại Việt Nam, đến cuối tháng 8 năm 2022 đã có gần 11,4 triệu người xác định nhiễm SARS-COV-2, trong đó có 43.110 ca tử vong2.
Các bằng chứng hiện tại cho thấy vi rút lây truyền qua 3 đường như lây truyền qua không khí, lây truyền qua giọt bắn và lây truyền qua tiếp xúc. Vì vậy, nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện phòng ngừa chuẩn (PNC) kết hợp với phòng ngừa qua đường không khí, đường tiếp xúc và đường giọt bắn trong thăm khám, điều trị, chăm sóc người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.
Cụ thể, phòng ngừa chuẩn bao gồm các biện pháp bao gồm vệ sinh tay theo 5 thời điểm vệ sinh tay và theo kỹ thuật vệ sinh tay 6 bước; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp tùy theo tình huống như khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết; thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp khi ho, hắt hơi; thực hiện dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn trong khi chăm sóc bệnh nhân; xử lý dụng cụ chăm sóc bệnh nhân tái sử dụng đúng quy trình; thu gom, vận chuyển, xử lý đồ vải bẩn, an toàn; vệ sinh môi trường chăm sóc bệnh nhân. Kiểm soát môi trường là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Các bề mặt môi trường cần phải được khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn bề mặt được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế; xử lý chất thải đúng quy định;
Sắp xếp người bệnh an toàn. Trong đó, xếp người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 có tình trạng bệnh nặng vào phòng cấp cứu khu cách ly hoặc phòng cách ly có đầy đủ phương tiện cấp cứu riêng biệt. Xếp người bệnh không có biểu hiện nặng vào buồng riêng hoặc có thể sắp xếp theo nhóm cùng bệnh chung buồng. Không xếp người có xét nghiệm SARS-CoV-2 (+) với những người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc cần chú ý các điểm sau: Các loại phương tiện phòng hộ cá nhân cần mang khi vào phòng cách ly gồm áo choàng, gang tay; trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cần thay găng sau khi tiếp xúc với vật dụng có khả năng chứa nồng độ vi rút, vi khuẩn cao; mang phương tiện phòng hộ cá nhân khi vào phòng bệnh nhân và cởi bỏ trước khi ra khỏi phòng đệm, lưu ý không để phương tiện phòng hộ cá nhân chạm vào bề mặt môi trường hay những vật dụng khác khi cởi bỏ; hạn chế tối đa việc vận chuyển người bệnh ra ngoài buồng cách ly; dụng cụ, thiết bị dùng trong khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh nên sử dụng một lần cho từng người bệnh riêng biệt.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn (Droplet Precautions) như cần mang khẩu khẩu trang N95, áo choàng, găng tay khi chăm sóc người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm mà không có thực hiện các thủ thuật xâm lấn, thủ thuật có thể tạo khí dung. Mang khẩu trang N95, áo choàng, găng tay, kính bảo vệ mắt hoặc tấm che mặt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn, thủ thuật tạo khí dung trên người bệnh nghi ngờ nhiễm hoặc xác định nhiễm SARS-CoV- 2. Hạn chế tối đa vận chuyển người bệnh ra ngoài buồng cách ly, nếu cần phải vận chuyển thì phải cho người bệnh mang khẩu trang y tế, sử dụng lối đi riêng để vận chuyển người bệnh nhằm tránh lây nhiễm cho nhân viên y tế, người bệnh khác và người khác.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa/phòng và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm cụ thể các nội dung hoạt động phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung kiểm soát lây nhiễm phải được thể hiện trong kế hoạch phòng chống COVID-19 của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm bố trí ngân sách, nhân viên chuyên môn cho hoạt động thường xuyên về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK), trang bị đủ cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, vật tu, hóa chất, phương tiện cần thiết phục vụ công tác phòng chống lây nhiễm. Bố trí khu vực cách ly tại địa điểm thích hợp. Có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây mới khu cách ly theo đúng hướng dẫn. Củng cố và thực hiện nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành, khắc phục ngay các vấn đề tồn tại khi phát hiện các nguy cơ không an toàn trong công tác phòng chống dịch.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo cho tất cả các nhân viên y tế trong cơ sở về kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2. Khoa KSNK chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, tài liệu, phương tiện để hướng dẫn về lý thuyết và thực hành cho nhân viên y tế theo tài liệu của Bộ Y tế.
Khánh Hà
Nguyễn Thị Hạnh
Các tin khác- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 27/11/2024
- Hà Nội: Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 26/11/2024
- Thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
- Đình chỉ lưu hành, thu hồi 04 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng
- BVĐK Đông Anh xử trí cấp cứu kịp thời bệnh nhân chảy máu trong ổ bụng
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Bộ Y Tế Covid Lây Qua Không Khí
-
Biến Thể SARS-CoV-2 Lây Qua Không Khí - Làm Gì để Phòng Chống?
-
COVID-19 Lây Truyền Trong Không Khí Hay Nó Chỉ Là Qua Những Giọt Bắn
-
Sars-cov-2 Lây Qua đường Không Khí Trong Trường Hợp Nào?
-
Lây Nhiễm Virus SARS-CoV-2 Qua Không Khí Là Nguy Cơ Lớn Nhất
-
Bộ Y Tế SARS-CoV-2 Lây Qua đường Không Khí L Video AloBacsi
-
Bộ Y Tế: Thông Tin NCoV Lây Qua 'bụi Khí' Là Không Chính Xác
-
SARS-CoV-2 Có Thể Lây Lan Qua Không Khí Như Thế Nào?
-
[PDF] Con đường Lây Lan Của Dịch Bệnh Do Virus Corona Chủng Mới Gây Nên
-
COVID-19 Mất 90% Khả Năng Lây Nhiễm Ttrong Không Khí
-
Virus Gây COVID-19 Lây Lan Qua Không Khí, Phòng Tránh Ra Sao?
-
Số Ca Lây Nhiễm Trên Toàn Nhật Bản
-
Virus Lây Qua Không Khí - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những Biến Thể COVID-19 Nào Có ở Việt Nam? - Hội Y Học TP.HCM
-
Bộ Y Tế: SARS-CoV-2 Lây Qua đường Không Khí - Zing News