Tin Vui ở Hải Dương: Đầu Năm 48 Tấn Cà Rốt được Doanh Nghiệp Mua

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, dự kiến có khoảng 48 tấn cà rốt đã được một doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản thu mua tại huyện Cẩm Giàng, hứa hẹn một năm mới nhiều thuận lợi trong tiêu thụ nông sản.

Tin vui ở Hải Dương: Đầu năm 48 tấn cà rốt được mua giá cao, nông dân lãi ngay 8-10 triệu/sào - Ảnh 1.

Vận chuyển cà rốt lên xe container đưa đi tiêu thụ tại huyện Cẩm Giàng. Ảnh: Mạnh Tú - TTXVN

  • img

    Nông dân tỉnh Hải Dương sáng chế 40 loại máy nông nghiệp, được Chủ tịch nước tặng Huân chương là ai?

Cà rốt sau khi sơ chế và đóng gói tại các xưởng của địa phương, được doanh nghiệp thu mua với giá 6.400 đồng - 8.000 đồng/kg tùy loại. Giá thu mua cà rốt trong dân khoảng 4.500 – 5.000 đồng/kg. Với giá bán này, nông dân có lãi từ 8 đến 10 triệu đồng/sào (360m2/sào).

Trong quá trình thu mua, vận chuyển, lái xe được hướng dẫn chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Các xưởng sơ chế xếp hàng lên các xe trung chuyển ra điểm đỗ của xe container, khi nhận hàng lái xe tuyệt đối không tiếp xúc gần với những người dân địa phương.

Ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, năm 2020 là một năm ngành nông nghiệp Hải Dương có mức tăng trưởng ấn tượng, dù đối mặt với nhiều khó khăn. Giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản ước đạt 19.000 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2019. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 164 triệu đồng.

Tin vui ở Hải Dương: Đầu năm 48 tấn cà rốt được mua giá cao, nông dân lãi ngay 8-10 triệu/sào - Ảnh 3.

Sơ chế, phân loại củ cà rốt tại một cơ sở thu mua ở huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ảnh: TTXVN

Trong năm qua, các vùng chuyên canh rau màu cho giá trị kinh tế cao tiếp tục được duy trì và mở rộng diện tích. Tổng diện tích rau màu của Hải Dương đạt trên 41.100ha.

  • img

    Xã nào của tỉnh Hải Dương trồng cà rốt nhiều nhất, được mùa trúng giá chưa từng thấy nhưng dân đang lo điều gì nhất?

Xúc tiến thương mại đã mở rộng thị trường cho nông sản Hải Dương như: vải, nhãn xuất khẩu sang Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Australia; cà rốt xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông; bắp cải xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc; hành, tỏi xuất khẩu sang Malaysia…

Cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp tích cực kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong quá trình liên kết sản xuất, thu mua, xuất khẩu nông sản, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.

Năm 2021, sản xuất nông nghiệp Hải Dương tiếp tục theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; trong đó, coi trọng sản xuất rau củ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Bên cạnh vải, nhãn đã chinh phục thành công các thị trường quốc tế, dự kiến tỉnh sẽ xuất khẩu một số loại rau, quả như: cà rốt, dưa chuột, bắp cải, bí đỏ, ngô, súp lơ…

Để đạt được mục tiêu này, ngành nông nghiệp Hải Dương đẩy mạnh liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước), giám sát từ khâu sản xuất đến sơ chế, đóng gói, xuất khẩu.

Cà rốt của tỉnh Hải Dương là một trong những nông sản nổi tiếng trong cả nước. Hiện nay, diện tích cà rốt của Hải Dương là 1.500 ha, năng suất bình quân đạt 352 tạ/ha, tổng sản lượng 53.000 tấn/năm.Cây cà rốt được người dân trồng tập trung chủ yếu tại huyện Cẩm Giàng (550 ha), huyện Nam Sách (650 ha), thị xã Chí Linh (180 ha). Thời gian gieo trồng cà rốt đông xuân từ tháng 9, tháng 10 hàng năm và thu hoạch từ trung tuần tháng 1 đến hết tháng 4 năm sau.

  • img

    Bắc Ninh: Người nuôi cá lồng, kẻ trồng cà rốt xuất khẩu đều giàu 24/06/2020 11:28

  • img

    Chỉ 1 ly nước ép cà rốt mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ thay đổi kỳ diệu 21/01/2021 00:55

  • img

    Ấm lòng phút giao thừa tại các chốt chống dịch Covid-19 ở Hải Dương 12/02/2021 00:53

  • img

    Tết xa nhà của những người con Chí Linh, Hải Dương: Quê nhà là ở trong tim ta 11/02/2021 15:00

Từ khóa » Giá Cà Rốt Tại Vườn