Tính BMI Trẻ Em

  • Thuốc
  • Danh bạ
  • Tin tức
  • Danh bạ hữu ích
  • Nghiên cứu y dược
  • Dưỡng sinh
  • Tính BMI
  • Tính nhịp sinh học
  • Tính BMI trẻ em

Thuốc và biệt dược

Tra cứu thuốc Gửi thông tin thuốc Thuốc đăng ký mới Bệnh viện Nhà thuốc Phòng khám Công ty Sử dụng thuốc Thông tin sức khỏe Mẹ và bé Trẻ em An toàn thực phẩm Khoa học Cuộc sống Bạn nên biết Đã trả lời Đang trả lời Chưa trả lời Đăng tin Bán thuốc Mua thuốc Tuyển dụng Tìm việc Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI Danh mục thuốc bảo hiểm y tế 2011 Mã vùng điện thoại các tỉnh Biển số xe các tỉnh Mã vùng điện thoại quốc tế Tên miền quốc tế
TÍNH BMI trẻ em

CÔNG THỨC TÍNH CHỈ SỐ BMI trẻ em = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

Nhập thông số tính BMI cho trẻ dưới 20 tuổi

Tuổi
Cân nặng ( kg )
Chiều cao ( cm )
BMI = >>Biểu đồ BMI của trẻ >> Cách tính BMI của trẻ

BMI cho trẻ là gì

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là trọng lượng của một người tính (kilogam) chia cho bình phương chiều cao (mét). Đối với trẻ em và thiếu niên, BMI có chia theo tuổi và giới tính cụ thể và thường được gọi tắt là BMI theo tuổi. Bạn có thể xem định nghĩa BMI là gì để hiểu rõ hơn khái niệm về BMI nói chung.

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi cho trẻ em

Khác với cách phân loại BMI ở người lớn, với trẻ em (từ 2-20 tuổi) trọng lượng và chiều cao thay đổi trong quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng như mối quan hệ của chúng với mỡ cơ thể, chỉ số BMI của trẻ phải được hiểu là so sánh tương đối so với các trẻ khác cùng giới tính và tuổi tác. Sau khi chỉ số BMI được tính cho một số lượng lớn trẻ em và thiếu niên, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ. Những phần trăm này biểu thị chỉ số BMI của trẻ em so với các trẻ em khác. Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên. Các loại trạng thái cân nặng BMI cho tuổi và tỷ lệ phần trăm tương ứng dựa trên các khuyến nghị của ủy ban chuyên gia và được thể hiện trong bảng sau:

Tình trạngKhoảng phần trăm của BMI
Thiếu cân < 5%
Bình thường hoặc khỏe mạnh Từ 5% tới 85%
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì)Từ 85% tới 95%
Béo phì >95%

Biểu đồ BMI của trẻ:

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi ( từ 2 tuổi tới 20 tuổi) được biểu diễn như sau: BMI trẻ em

Cách tính BMI cho trẻ em dựa vào biểu đồ BMI

Giả sử có một trẻ 5 tuổi có cân nặng 22 kg, chiều cao là 1.1 m; BMI của trẻ = cân nặng/(chiều cao x chiều cao) = 22/(1.1x1.1) = 18.2 Để biết bé thuộc tình trạng nào, ta cần tra biểu đồ BMI cho bé 5 tuổi như sau: Ta kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 5 theo trục tuổi ( nằm ngang) , cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 vị trí màu đỏ như hình vẽ; BMI có giá trị 18.2 sẽ nằm ở vùng màu vàng (giữa số 2 và số 3) nên trẻ 5 tuổi BMI 18.2 là thừa cân, thuộc nguy cơ béo phì (thuộc khoảng phần trăm từ 85% tới 95%: nghĩa là BMI của trẻ lớn hơn của 85% trẻ nhưng vẫn nhỏ hơn 5% trẻ khác). BMI trẻ 5 tuổi

BMI với sức khỏe của trẻ

Chỉ số BMI giúp cho thấy cân nặng của trẻ có phù với chiều cao của mình hay chưa, điều này không chỉ tốt cho dáng vóc bề ngoài mà còn liên quan đến sức khỏe của bạn.

BMI của trẻ bao nhiêu là lý tưởng

Chỉ số BMI trong khoảng là tốt nhất là từ 5% tới 85% Khi có một chỉ số BMI lý tưởng, với cân nặng và chiều cao cân đối, cơ thể trẻ sẽ ít nguy cơ bệnh tật, trẻ khỏe mạnh và năng động hơn.

Khi BMI dưới 5%

Trẻ thuộc dạng thiếu cân Những nguy cơ với người gầy, thiếu cân: trẻ gầy
  • - Dễ bị mắc nhiều chứng bệnh như hạ huyết áp, loãng xương ... do cơ thể không được nuôi dưỡng với đầy đủ dưỡng chất, các vitamin và khoáng chất cần thiết để tạo xương như canxi, phosphor, magie, vitamin D… đều thiếu, dẫn đến việc xương không chắc khỏe, rất giòn và dễ gãy.
  • - Thiếu dinh dưỡng cũng làm suy yếu hệ miễn dịch nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng ...
  • - Do cơ thể thiếu đạm từ cơ bắp để tạo năng lượng nên người gầy thường bị mất khối cơ, cơ yếu, lỏng lẻo chứ không săn chắc.
  • - Khô tóc và khô da. Tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ dần trở nên khô, xác xơ và rụng nhiều. Làn da thiếu hẳn lớp mỡ dưới da sẽ tạo những nếp nhăn...

Khi BMI trên 95%

Trẻ thuộc dạng thừa cân Những nguy cơ với trẻ béo phì, thừa cân: trẻ béo phì
  • - Béo phì dĩ nhiên là nhiều… mỡ. Và nếu mỡ làm hẹp mạch vành thì bạn cũng dễ mắc các chứng bệnh về tim. Ngoài ra, bạn cũng dễ bị rối loạn lipid máu do nồng độ triglyceride và LDL – cholesterol trong máu cao, nồng độ HDL – cholesterol trong máu thấp.
  • - Chỉ số BMI càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên.
  • - Giảm khả năng điều hòa mức độ đường huyết của cơ thể bằng việc sản sinh insulin, dẫn tới tiểu đường hoặc huyết áp cao.
  • - Nếu mỡ tích tụ ở cơ hoành, trẻ sẽ bị giảm chức năng hô hấp, khó thở dễ khiến mắc bệnh ngưng thở khi ngủ, khiến não thiếu oxy, tạo hội chứng Pickwick.
  • - Các bệnh về đường tiêu hóa như: Sỏi mật (bản chất là sỏi cholesterol), ung thư đường mật cũng như những bất thường về gan, ruột như gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm gây đầy hơi, táo bón, các bệnh về đại trực tràng, ung thư đại trực tràng…

Chế sinh hoạt, dinh dưỡng để có chỉ số BMI chuẩn

Với người gầy làm thế nào để tăng cân

> Người gầy làm thế nào để tăng cân > Tăng cân cho người gầy

Với người béo làm thế nào để giảm cân

> Cách giảm cân cho người béo phì để có bmi chuẩn Heramama Vitamin bà bầu Mua thuốc: 0868552633 fb chat
Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com

Từ khóa » Bmi Học Sinh