Tính Cách Người Dân Tộc Thái

Tính cách người dân tộc Thái Ngày đăng: 20/12/2021 Trả lời: 0 Lượt xem: 171

Một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc thái và dân tộc hmông đang học ở trường cao đẳng sư phạm điện biên

  • doc
  • 139 trang
MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài1.1. Về mặt lý luậnNhân cách là phạm trù quan trọng nhưng phức tạp, là cơ sở để làm sángtỏ những vấn đề khác trong tâm lý học. Mọi lĩnh vực liên quan đến yếu tố conngười từ công tác chính trị, kinh tế, quản lý, tổ chức giáo dục, y tế đềunghiên cứu nhân cách. Nhân cách là một phạm trù phức tạp thể hiện ở việckhó tìm thấy sự đồng nhất về khái niệm và các thành phần tạo nên nhân cách.Tính phức tạp của nhân cách gây khó khăn không ít cho việc tìm hiểu nhâncách của con người cũng như việc tác động nhằm hình thành và phát triểnnhân cách. Chính vì vậy, nghiên cứu về nhân cách và những thành phần trongcấu trúc nhân cách là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ vềmặt lý thuyết mà còn cả về mặt thực tiễn.Sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để điều khiển hoạt độngcủa họ một cách có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sốngxã hội và điều kiện "Nhân tố con người" trở nên cấp bách như Nghị quyếtĐại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII đã xác định: Một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của thời kỳ CNH - HĐH đất nước là phát triển nguồn nhânlực con người, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng những thế hệ người ViệtNam có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực đảm đương sứ mạng lịch sử ngàynay. Muốn vậy, hình thành và phát triển nhân cách là nhiệm vụ và mục tiêucơ bản của giáo dục và đào tạo.Tính cách của một con người là mặt quan trọng hàng đầu có ý nghĩaquyết định đối với toàn bộ nhân cách con người. Nghiên cứu tính cách củasinh viên dân tộc ít người là một nội dung trong tâm lý học dân tộc, tâm lýhọc tộc người- một lĩnh vực còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam.1Nghiên cứu các biểu hiện đặc trưng về nhân cách và tính cách của sinhviên dân tộc ít người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho việc làm bộc lộbản sắc tính cách dân tộc của sinh viên, giúp họ tiếp tục hoàn thiện và pháthuy các đặc điểm nhân cách và tính cách tốt khắc phục những nét nhân cáchvà tính cách còn hạn chế.1.2. Về mặt thực tiễnXuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nhân cách con người, nhiềuchương trình, đề tài khoa học các cấp về nhân cách đã và đang triển khai như:Đề tài KX 07.11, đề tài KX.07.04, chương trình KX.05, chương trìnhKX.07 kết quả những công trình nghiên cứu nói trên đã mang lại nhiềuhiểu biết, song cũng nhiều vấn đề đang đặt ra và tiếp tục nghiên cứu.Ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu nhâncách nhưng số công trình nghiên cứu một cách độc lập về tính cách của conngười vẫn còn rất mỏng, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm tính cách củasinh viên dân tộc Thái và dân tộc HMông thì hầu như chưa có.Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên mang nét đặc trưng riêng củavùng miền núi phía Tây Bắc của tổ quốc, sinh viên chủ yếu là sinh viên dântộc ít người, họ có phong tục tập quán và tính cách riêng của đồng bào dân tộcít người. Vì vậy, sự hiểu biết nhân cách, tính cách của sinh viên dân tộc ítngười là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.Xuất phát từ những nội dung trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vànghiên cứu đề tài "Một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái vàdân tộc HMông đang học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên".2. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu lí luận và thực trạng một số đặc điểm tính cách của sinhviên dân tộc Thái và dân tộc HMông, đề xuất và thực nghiệm một số biệnpháp tâm lý sư phạm nhằm góp phần rèn luyện đặc điểm tính cách trên cho2sinh viên dân tộc Thái và dân tộc HMông tại Trường Cao đẳng Sư phạmĐiện Biên có kết quả.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuMột số biểu hiện đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dântộc HMông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.3.2. Khách thể nghiên cứu- Khách thể chính: 150 sinh viên dân tộc Thái và dân tộc HMông đang họccác năm: Thứ nhất, thứ hai và thứ ba tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.- Khách thể hỗ trợ:+ 75 sinh viên dân tộc Kinh+ Cha mẹ một số sinh viên dân tộc Thái và dân tộc HMông+ Cán bộ quản lí các khoa, một số giảng viên của trường Cao đẳng Sưphạm Điện Biên4. Giả thuyết khoa họcChúng tôi cho rằng, sinh viên dân tộc Thái và dân tộc HMông có mộtsố đặc điểm tính cách chung của sinh viên và có nét tính cách đặc trưng riêngcủa sinh viên dân tộc Thái và dân tộc HMông. Nếu nắm được thực trạng biểuhiện đặc điểm tính cách của họ có thể đề ra được biện pháp tác động tâm lý sưphạm nhằm góp phần rèn luyện, phát triển một số nét tính cách tích cực vàkhắc phục những nét tính cách còn hạn chế của sinh viên dân tộc Thái và dântộc HMông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.5. Nhiệm vụ nghiên cứu5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhân cách, tính cách, biểuhiện đặc điểm tính cách dân tộc của sinh viên dân tộc Thái và dân tộcHMông, các yếu tố ảnh hưởng.35.2. Khảo sát thực trạng một số đặc điểm tính cách của sinh viên dântộc Thái và dân tộc HMông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, lý giảinguyên nhân của thực trạng.5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động sư phạm nhằmgóp phần rèn luyện tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc HMôngTrường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.6. Phạm vi nghiên cứu6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứuĐề tài khảo sát một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái vàdân tộc HMông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứuChúng tôi tập trung tìm hiểu một số đặc điểm tính cách của 150 sinhviên dân tộc Thái và dân tộc H'Mông đang học năm thứ nhất, thứ hai và thứba tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, có so sánh đối chiếu với đặcđiểm tính cách của 75 sinh viên dân tộc Kinh.7. Phương pháp nghiên cứu7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bảnPhương pháp này nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn7.2.1. Phương pháp trắc nghiệm7.2.2. Phương pháp chuyên gia7.2.3. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi7.2.4. Phương pháp giải bài tập tình huống7.2.5. Phương pháp quan sát7.2.6. Phương pháp phỏng vấn sâu7.2.7. Phương pháp phân tích chân dung tính cách của một số sinhviên dân tộc Thái và dân tộc HMông có tính đại diện47.2.8. Phương pháp thực nghiệm tác động7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học8. Cấu trúc của luận vănMỞ ĐẦUChương 1. Một số vấn đề lý luận về đặc điểm tính cách, tính cách dân tộcChương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứuChương 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệmKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC5Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH,TÍNH CÁCH DÂN TỘC1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề1.1.1. Nghiên cứu vấn đề tính cách ở nước ngoàiTính cách dân tộc luôn luôn phản ánh những nét đặc trưng, tiêu biểucủa một dân tộc nên vấn đề này từ rất sớm đã được các nhà nghiên cứu quantâm khi tìm hiểu về tâm lý dân tộc.Herodot (480-425 TCN) đã nghiên cứu về tính cách dân tộc và nhữngđặc trưng văn hóa của dân tộc trong mối quan hệ với môi trường xung quanh.Ông đã miêu tả về những nét tính cách của dân tộc XKif như: Nghiêm khắc,kiêu kỳ, độc ác và ông giải thích những nét tính cách này qua yếu tố môitrường xung quanh [Dẫn theo 8; 212].Vào thế kỷ XVIII, tính cách dân tộc cũng được một số nhà nghiên cứuquan tâm khi tìm hiểu về tâm lý dân tộc. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng lýgiải tính cách dân tộc, cũng như các đặc điểm tâm lý dân tộc khác bằng điềukiện địa lý, tự nhiên và khí hậu.Vào những năm từ 1941 - 1947 nhà dân tộc học nổi tiếng người Mỹ làM. Mead đã khởi xướng một Trường phái hiện đại nghiên cứu về tính cách dântộc trong thời gian xung đột và thậm chí cả những năm chiến tranh [Dẫn theo8; 213]. Trong thời gian này dưới sự bảo trợ của Cục tình báo chiến tranh củaHoa Kỳ, bà đã lãnh đạo một chương trình nghiên cứu về những mối liên hệgiữa các dân tộc, đặc biệt là tính cách dân tộc. Năm 1954, Mead được bổ nhiệmlàm giáo sư dân tộc học tại Trường Đại học Columbia. Đây là trung tâm củaTrường phái hiện sinh về tính cách dân tộc.M. Mead là người đầu tiên áp dụng lý thuyết duy văn hóa về nhâncách vào xã hội hiện đại, mở đầu cho những nghiên cứu duy văn hóa về tínhcách dân tộc. Năm 1942, Mead công bố một công trình nghiên cứu về tính6cách dân tộc Mỹ. Năm 1944 công bố nghiên cứu về tính cách dân tộc Anhqua phân tích mối quan hệ giữa nhóm quân đội Mỹ với người dân Anh. Năm1946, bà công bố tiếp nghiên cứu của mình về xã hội Nhật Bản.Cùng với hướng nghiên cứu tính cách dân tộc từ góc độ duy văn hóacòn có hướng tiếp cận khác về tính cách dân tộc trong thời gian này là hướngnghiên cứu tâm lý học về tính cách dân tộc. Trong giai đoạn từ 1940 - 1945có ba công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Anh, Mỹ công bố đượcdư luận chú ý. Công trình thứ nhất là bài nói chuyện của các nhà tâm lý họcngười Anh Morris Ginberg (1941) trước Ban Tâm lý học xã hội thuộc HộiTâm lý học Anh. Hai công trình nghiên cứu còn lại công bố năm 1942, 1944của Gregoy Bateson và của Ott Klineberg. Ba công trình nghiên cứu này ủnghộ cho một khuynh hướng nghiên cứu tính cách dân tộc theo phương phápluận của Tâm lý học xã hội hiện đại và thiết lập một khoa học về tính cáchdân tộc [Dẫn theo 8; 214].Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II có một số nghiên cứu đượcngười ta chú ý nhiều nhất là nghiên cứu của M. Mead (1942 - 1944) về tâm lýdân tộc của các nước đồng minh; nghiên cứu của E.H.Erikson (1942),R.Bricker (1943) về tâm lý dân tộc của các nước thù địch; nghiên cứu củaR.H.Lovie (1945) về tâm lý dân tộc Đức; nghiên cứu của G.Gorer (1943),R.Benedict (1946) và D.G.Haring (1946) về tâm lý của dân tộc Nhật Bản[Dẫn theo 8; 214].Giai đoạn 1945 - 1955 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nghiêncứu về tính cách dân tộc. Trong giai đoạn này do diễn biến của cuộc chiếntranh lạnh đã làm cho các nhà nghiên cứu phương Tây quan tâm nghiên cứuvề tâm lý dân tộc Nga, các dân tộc ở Châu Âu. Đa số các công trình nghiêncứu về tính cách dân tộc đều được công bố trong giai đoạn này. Nhà nhân họcngười Anh Greoffrey Gorer đã công bố nhiều công trình về tính cách dân tộc7lớn trên thế giới như: Tính cách dân tộc Nhật Bản (1946), Tính cách dân tộcMỹ (1948), Tính cách đại Nga (1949), tính cách dân tộc Anh (1955).Cuối thập kỉ 50 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâunghiên cứu về những vấn đề lý luận của tính cách dân tộc. Vào giai đoạnnày có một sự kiện quan trọng là Đại hội Nhân học quốc tế vào tháng 6năm 1952 tại NewYork, hội thảo về tính cách dân tộc của Hội tâm lý họcMỹ vào tháng 5 năm 1954 tại NewYork và Đại hội lần thứ tư về Xã hội họcnăm 1959 tại Milan.Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, ở Mỹ những công trình nghiên cứuvề tính cách dân tộc của dân tộc Nhật đã cố gắng giải thích những nét tínhcách như: Sự phụng sự và hiến dâng cho nhà vua, sự phục tùng và tinh thần tựtôn của quân đội Nhật bằng yếu tố giáo dục của xã hội và gia đình.Nhà nghiên cứu người Mỹ J. Schonberger vào cuối thập kỷ 70 của thếkỷ XX khi nghiên cứu về cách thức quản lý của người Nhật đã phân tích vềmột số nét tính cách cơ bản của người Nhật như: Tính kỷ luật cao, tinh thầnhợp tác, tương trợ, trung thành, hòa thuận, tính cộng đồng trong việc ra quyếtđịnh, tinh thần phục thù1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc ở trong nướcỞ Việt Nam, Tâm lý học dân tộc hiện diện như một phân ngành tâm lýhọc độc lập thì mới chỉ cách đây không lâu, song nghiên cứu về tâm lý dântộc, trong đó có tính cách dân tộc đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu.Tác giả Nguyễn Hồng Phong trong cuốn Tìm hiểu tính cách dân tộcđã đưa ra một hệ thống khái niệm chung về tâm lý, tính cách cộng đồng dântộc trong đó tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những đặc điểm đặc trưng trongtính cách của dân tộc Việt Nam như: Tính cộng đồng tập thể, trọng đạo đức,cần kiệm, giản dị, thực tiễn, yêu nước bất khuất, yêu chuộng hòa bình [23].Năm 1965, trong cuốn sách: Người Việt cao quý (Nxb Lạc Việt SàiGòn) của Vũ Hạnh (A.Pazzi) đã nghiên cứu khá đầy đủ về tính cách người8Việt Nam, ông đã nêu lên 5 tính cách tiêu biểu của người Việt cao quý đượcthể hiện trong đời sống sinh hoạt văn hóa [13].Tác giả Phan Kế Bính trong cuốn Việt Nam phong tục đã nghiên cứuphân tích, tổng hợp về phong tục con người Việt Nam đã có những khái quát,nhận định chung về tính cách con người Việt Nam [4].Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương đã cónhững khái lược về một số nét tính cách của con người Việt Nam được hìnhthành thông qua quá trình lịch sử [1].Nhà văn Sơn Nam trong những nghiên cứu về lịch sử, văn hóa củavùng đất Nam Bộ được thể hiện qua các tác phẩm Lịch sử khẩn hoang, vănminh miệt vườn, Bến nghé Xưa, Đất Nam Bộ xưa đặc biệt trong tácphẩm Người Việt có tính dân tộc không đã có những khái quát, nhận địnhvề nét tính cách của người Việt và tính cách của con người Nam Bộ [20].Đoàn Quốc Sỹ viết về tính cách người Việt trong tác phẩm Người Việtđáng yêu, ông đã phân tích tâm lý dân tộc Việt trong đó có một số nét tínhcách người Việt qua lăng kính của làng xã Việt Nam với chế độ thôn tự trị làcơ sở kinh tế - xã hội quan trọng để hình thành nên tính cách người Việt qualăng kính của thi ca và văn hóa Việt [28].Tác giả Vũ Dũng qua Dự án điều tra cơ bản những yếu tố tâm lý dântộc ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay đã tậptrung điều tra các yếu tố tâm lý dân tộc như nhận thức, tính cách, giao tiếpcủa các dân tộc [8].Những vấn đề tâm lý dân tộc tiếp tục được nghiên cứu trong đề tài độclập cấp Nhà nước Những đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng người ởTây Nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực này do Vũ Dũng làm chủ nhiệm [8].9Đề tài khoa học cấp Nhà nước Những yếu tố tâm lý cơ bản của dântộc thiểu số Tây Bắc và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển và ổn địnhcủa khu vực này do Vũ Dũng làm chủ nhiệm đề tài.Đề tài Tâm lý cộng đồng làng và di sản (1992) các cán bộ nghiêncứu của Viện Tâm lý học đã phân tích khá sâu và toàn diện về tính cộng đồngcủa người Việt. Tính cộng đồng được lý giải trên cơ sở kinh tế, xã hội củalàng xã Việt Nam.Một số nhà sử học, văn hóa học, tâm lý học.đã phân tích tính cộngđồng như một nét tính cách đặc trưng của người Việt trong lịch sử và hiện tại(Phan Kế Bính, Nguyễn Đổng Chi, Phan Đại Doãn, Đỗ Long, Lê ThanhHương.). Đặc biệt trong khuôn khổ của đề tài Tâm lý cộng đồng làng vàdi sản (1992) của cán bộ nghiên cứu Viện Tâm lý học đã phân tích khá sâuvà toàn diện về tính cộng đồng của người Việt.Vào những năm 1995 1996 trong một đề tài hợp tác với Nhật BảnTác động tâm lý đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản, các cán bộ ViệnTâm lý đã phân tích khá sâu một số nét tính cách của người Nhật như: Sự tôntrọng truyền thống, tinh thần cộng đồng, lòng trung thành, tính hiếu học, sángtạo, ham mê lao động tiết kiệm. Các tác giả đã cho rằng, các nét tính cách nàycó ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.Tuy nhiên, việc nghiên cứu đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc ítngười chưa được đề cập nhiều. Do đó chúng tôi lựa chọn: Một số đặc điểmtính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc HMông Trường Cao đẳng Sưphạm Điện Biên làm đề tài nghiên cứu, nhằm góp phần làm phong phú vàtoàn diện hơn về tính cách của sinh viên nói chung và tính cách của sinh viêndân tộc Thái và dân tộc HMông nói riêng.1.2. Một số vấn đề lý luận về nhân cách, tính cách, tính cách dân tộc1.2.1. Một số vấn đề lý luận về nhân cách101.2.1.1. Khái niệm nhân cách và đặc điểm nhân cách1.2.1.1.1. Khái niệm nhân cáchNhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học như:Triết học, Xã hội học, Giáo dục học trong đó có khoa học tâm lý. Đây làvấn đề phức tạp nên ngay trong tâm lý học cũng có nhiều định nghĩa và quanniệm khác nhau về nhân cách. Ngay nay đã có tới hàng trăm định nghĩa củacác nhà khoa học tâm lý học về nhân cách [Dẫn theo 34; 130].Hiện nay, trong khoa học tâm lý có nhiều lý thuyết khác nhau nghiêncứu về nhân cách: Thuyết phân tâm học của S.Freud (1896 -1939), lý thuyếtxã hội hóa nhân cách, đại diện là một số tác giả G.W.Allport, H.J.Eysenck,R.B.Cattell, trong lý thuyết tương tác xã hội của G.M.Mead và nhiều lýthuyết khác cùng nghiên cứu về vấn đề nhân cách. Mỗi lý thuyết đều đưa ranhững định nghĩa khác nhau về nhân cách tùy theo góc độ nghiên cứu của họ.Lý thuyết về vấn đề nhân cách trong học thuyết phân tâm học củaS.Freud quá đề cao yếu tố sinh học, coi bản năng vô thức chi phối toàn bộnhân cách con người, dẫn đến chỗ sinh vật hóa con người.Trong lý thuyết tương tác xã hội của G.M.Mead khi nghiên cứu vềnhân cách lại quá đề cao yếu tố xã hội trong cấu trúc nhân cách, ông cho rằngchỉ cần chú ý đến yếu tố xã hội là đủ để hiểu về nhân cách con người màkhông cần tính đến yếu tố sinh học, giáo dục, không chú ý đến tính chủ thểcủa con người.Khi nghiên cứu về nhân cách, đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác,các nhà tâm lý học Mác xít cho rằng: Khái niệm nhân cách là phạm trù xãhội có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dungcủa những điều kiện lịch sử của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểmnhân cách của từng người [2; 260].11Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cánhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó [2; 260].Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới, được hình thành trong các quan hệsống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của người đó [3; 128].Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiệnnhững phẩm chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân vớicá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ củacá nhân với công việc trong qua khứ, hiện tại và tương lai [3; 222].Nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thểhiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy vớithang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội, độ phù hợp càng caothì nhân cách càng lớn [12; 24].Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cánhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người [41; 110].Như vậy, nhân cách là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể củacon người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là thành viêncủa xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người củamỗi cá nhân. Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện ởba cấp độ: Cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiệnra hoạt động và các sản phẩm của nó.1.2.1.1.2. Đặc điểm nhân cáchCũng như khái niệm nhân cách, trong tâm lý học có nhiều khái niệmkhác nhau về đặc điểm nhân cách, theo nghĩa chung nhất thì đặc điểm cónghĩa là nét riêng biệt [36]. Như vậy có thể hiểu đặc điểm nhân cách là nétriêng biệt của nhân cách. Tuy nhiên các nhà tâm lý học không chỉ dừng lại ởviệc nghiên cứu mặt lý thuyết của đặc điểm nhân cách mà còn đưa ra nhữngphương pháp đo đạc một cách cụ thể những đặc điểm này.12Theo G.W.Allport thì đặc điểm nhân cách là đơn vị của nhân cách vànó thực sự tồn tại dựa trên hệ thần kinh [Dẫn theo 21; 67]. Nó là thiên hướngchung của nhân cách giải thích cho sự điều chỉnh hành vi con người mangtính nhất quán qua hoàn cảnh và ổn định theo thời gian. Đặc điểm được xácđịnh qua ba tính chất: tần số, cường độ và phạm vi các tình huống. Tuy nhiên,ông nhấn mạnh đến đến tính duy nhất của nhân cách và từ đó là tính duy nhấtcủa các đặc điểm nhân cách.H.J.Eysenck lại quan niệm rằng kiểu loại nhân cách chứa đựng đặcđiểm nhân cách, do đó đặc điểm nhân cách ở vị trí trung gian, nhờ những đặcđiểm này có thể phân loại nhân cách. Tập hợp một số đặc điểm nhân cách cóliên quan hình thành nên một kiểu loại nhân cách. Theo H.J.Eysenck thì kiểuloại nhân cách phản ánh những nét khác biệt về hoạt động sinh lý thần kinh.Như vậy cũng giống như G.W.Allport, H.J.Eysenck nhấn mạnh đến cơ sởsinh học của đặc điểm nhân cách.Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về đặc điểm nhân cách, R.B.Cattellcũng cho rằng đặc điểm nhân cách là thiên hướng ứng xử nhất định của nhâncách. Ông thừa nhận đặc điểm nhân cách là những khuôn mẫu và điều chỉnhhành vi ổn định qua thời gian và nhất quán qua hoàn cảnh của con người.R.B.Cattell nhìn nhận vai trò của cả yếu tố gen và yếu tố môi trường với đặcđiểm nhân cách.Như vậy, ngay cả các nhà tâm lý học thuộc dòng lý thuyết đặc điểmnhân cách đã có cách hiểu và lý giải không hoàn toàn giống nhau về đặc điểmnhân cách. Theo tác giả trên thì thuật ngữ đặc điểm nhân cách được địnhnghĩa trong mối liên quan mật thiết với hành vi và hành vi như là hệ quả tấtyếu của những đặc điểm nhân cách mang tính ổn định và nhất quán, như làtổng hòa các phẩm chất bẩm sinh [Dẫn theo 21; 235]. Cách lý giải trên khiến13cho việc nghiên cứu những nhân tố quyết định hình thành hành vi con ngườitrở nên phiến diện.Theo một số nhà tâm lý học Việt Nam, đặc điểm nhân cách thườngđược sử dụng để hiểu, mô tả và đánh giá về một cá nhân, để phân biệt các cánhân. Vì vậy, trong khái niệm đặc điểm nhân cách cũng phải tính đến đặcđiểm này. Đặc điểm nhân cách theo tác giả Bùi Văn Huệ đó là thuộc tính nhấtđịnh của nhân cách, đại diện cho một số cá nhân, giúp ta phân biệt được cánhân này với cá nhân khác không có thuộc tính ấy và cùng với cá nhân kháccó thuộc tính ấy, nó thể hiện cái toàn thể có tính chất bộ phận [17; 41-42].Trong từ điển tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên, khái niệm đặcđiểm nhân cách được hiểu là: Đặc điểm tương đối bền vững của hành vi conngười, lặp đi lặp lại trong những hoàn cảnh khác nhau [6].Từ sự phân tích trên về điểm nhân cách, có thể hiểu: Đặc điểm nhâncách là những thuộc tính nhất định của nhân cách, tạo nên đặc trưng của mộtcá nhân, giúp ta phân biệt đước cá nhân này với cá nhân khác, nó có tínhthống nhất, tính ổn định tương đối và được thể hiện qua những hành vi.1.2.1.2. Một số lý thuyết về đặc điểm nhân cáchTrong khuôn khổ đề tài luận văn, chúng tôi xin nêu lên một số lý thuyếttiêu về đặc điểm nhân cách.Lý thuyết về đặc điểm nhân cách của Gordon Willard Allport (1897- 1967)Lý thuyết đặc điểm nhân cách của H.J.Eysenck (1916 1997)Lý thuyết đặc điểm nhân cách của Raymond Bernard Cattell (1905 - 1998)Ngoài ra còn có thể kể đến 5 mẫu yếu tố lớn của nhân cách (Big fivemodel). Đại diện của lý thuyết này là các tác giả Goldberg, Mc Crae, Costa,Bowin và Buss đã đưa ra các ý tưởng để xây dựng nên lý thuyết Big Five. Lýthuyết này khi mới ra đời với nhiều tên gọi khác nhau nhưng thống nhất với14nhau về mặt nội dung. Tên gọi 5 yếu tố được nhiều người tán thành nhất là cácyếu tố: Nhạy cảm, hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, tán thành và tận tâm.Bên cạnh các lý thuyết về đặc điểm nhân cách, ở Việt Nam còn có quanniệm về đặc điểm nhân cách với hai thành phần cơ bản của nhân cách là đứcvà tài theo như một số nhà tâm lý học Việt Nam đã đề cập đến. Đức ở đâycó thể hiểu là những phẩm chất đạo đức, còn tài" có thể hiểu là tài năng. Conngười có nhân cách toàn diện phải bao hàm cả hai mặt này, cả hai mặt nàyảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả của hoạt động.Ý tưởng về cấu trúc hai thành phần này của nhân cách được một số nhàtâm lý học tiểu biểu của Viêt Nam đề cập có thể kể đến tác giả Nguyễn NgọcBích, Nguyễn Quang Uẩn.Tác giả Nguyễn Ngọc Bích [3; 233 -234] cho rằng những phẩm chấtđạo đức bao gồm:- Thế giới quan, lý tưởng bao gồm quan điểm chính trị, lập trường, vaitrò xã hội của cá nhân.- Thái độ và hành vi ứng xử xã hội của cá nhân.- Tình cảm và ý chí.Mặt tài hay còn gọi là năng lực bao gồm:- Năng lực trí tuệ - năng khiếu, năng lực chuyên môn, tài năng.- Năng lực thể chất tâm lý.Tác giả Nguyễn Quang Uẩn [41;112] cho rằng phẩm chất đạo đứcbao gồm:- Phẩm chất xã hội (đạo đức chính trị): Thế giới quan, niềm tin, lýtưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động.- Phẩm chất cá nhân (hay đạo đức, tư cách): Các nết, các thói..- Phẩm chất ý chí: Tính kỉ luật, tự chủ, tính mục đích, tính phê phán,tính quả quyết..15- Cung cách ứng xử: Tác phong, lễ tiết, tính khí..Mặt tài (năng lực) bao gồm:- Năng lực xã hội hóa: Khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo, cơ động..- Năng lực chủ thể hóa: Khả năng biểu hiện tính độc đáo, đặc sắc..- Năng lực hành động: Khả năng hành động có mục đích, có điềukhiển.- Năng lực giao tiếp: Khả năng thiết lập duy trì mối quan hệ vớingười khác.1.2.2. Một số vấn đề lý luận về đặc điểm tính cách, tính cách dân tộc ít người1.2.2.1. Khái niệm tính cáchQuan niệm của các tác giả Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, LêKhanh: Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định củacon người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình củacon người trong điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ củahọ đối với thế giới xung quanh và bản thân [10; 29].Cũng theo các tác giả trên con người có thái độ khác nhau đối với thếgiới xung quanh, đối với người khác, đối với tập thể, đối với lao động, đối vớitrách nhiệm xã hội của mình, đối với bản thân mình. Chính những thái độ nàylàm cho người này khác người kia. Thái độ đó được biểu lộ trong hành vi,trong cử chỉ của con người [10; 29].Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: Tính cách là một thuộc tínhphức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó với hiện thực,thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng [41; 113].Cũng theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn tính cách là cái được thể hiện rất cụthể, phong phú: Trong cuộc sống hàng ngày ta thường dùng từ tính tình,tính nết, tư cách... để chỉ tính cách. Những nét tính cách tốt thường được16gọi là đặc tính, lòng, tinh thần; những nét tính cách xấu thường đượcgọi là tật, thói.Trong tâm lý học quân sự, tính cách được định nghĩa: Tính cách là sựkết hợp độc đáo những đặc trưng tâm lý điển hình, ổn định, bền vững của cánhân, được biểu hiện ra trong hệ thống thái độ và hành vi, trong đặc điểmcủa các quá trình tâm lý và thuộc tính tâm lý" [14; 203].Trong tâm lý học thể thao do tác giả P.A.Ruđích chủ biên thì tính cáchđược định nghĩa: Tính cách biểu hiện qua những đặc điểm của cá tính là cáidấu vết rõ ràng trong hành vi của con người, trong quan hệ của con ngườivới người khác với thế giới bên ngoài [24]. Trong định nghĩa này tác giả đãthể hiện được mặt biểu hiện của tính cách đó là Cái để lại dấu vết rõ ràngthông qua hành vi trong các mối quan hệ giữa người với người và với thế giớibên ngoài. Tuy nhiên do chú ý nhiều đến mặt biểu hiện nên định nghĩa cònnặng về tính kỹ thuật. Mặt khác định nghĩa này còn hạn chế: đối với conngười có thể nhận ra rằng chính tính cách là yếu tố tạo nên cá tính. Đó là sựtổ hợp các đặc điểm của tính cách trong mỗi cá nhân tạo nên cá tính chứkhông phải tính cách biểu hiện qua những đặc điểm của cá tính. Cá tính chẳngqua chỉ là sự khác biệt giữa các cá nhân về mặt tính cách còn gọi là tính cábiệt. Quan hệ của tính cách và cá tính là quan hệ giữa cái chung, cái riêng vàcái đơn nhất.Tác giả Bùi Văn Huệ đã định nghĩa: Tính cách là những phẩm chấtchung của nhân cách, là tập hợp không phải tất cả mà chỉ là những đặc điểmđiển hình của nhân cách ở trong mối liên hệ chặt chẽ [16; 69]. Quan niệmnày đã định vị được tính cách Là những phẩm chất chung của nhân cách.Tuy nhiên sự định vị này còn làm cho chúng ta thấy rằng tính cách là nhữngphẩm chất rời rạc, đơn lẻ của nhân cách mà không thấy được tính trọn vẹn và17thống nhất của tính cách. Quan niệm này cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh chứchưa khắc họa được bản chất của tính cách là gì.Qua các định nghĩa trên có thể nhận thấy điểm chung của các tác giảkhi định nghĩa về tính cách:- Tính cách là thuộc tính tâm lý của cá nhân có tính ổn định và bềnvững tương đối, là một thành phần trong cấu trúc nhân cách của cá nhân.- Tính cách được phức hợp từ nhiều phẩm chất (đặc điểm - thuộc tính)tâm lý tạo nên. Sự phức hợp này đã làm cho tính cách mang tính hoàn chỉnh,thống nhất, riêng biệt (đặc thù), độc đáo, điển hình ở mỗi cá nhân. Sự kết hợpnày không phải là phép cộng đơn giản, mà là sự kết hợp riêng biệt thành mộtthể sinh động, thành một thể thống nhất, cũng giống như một bản nhạc, khôngphải là một chuỗi riêng lẻ của những nốt nhạc.- Tính cách là sự thể hiện thái độ của cá nhân trước hiện thực. Đó là sựnhiệt tình, sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm, cần cù, chịu khó, hay hiếu thắng,ganh đua, ích kỷ, bủn xỉn, gian manh Tất cả những phẩm chất này được quytụ, phức hợp thành một chỉnh thể mang bản sắc cá nhân và được thể hiện bằngthái độ của chính cá nhân ấy thông qua hành vi, cử chỉ và cách nói năngNhư vậy từ định nghĩa, khái niệm trên, theo chúng tôi khi nói đến tínhcách cần phải phản ánh đầy đủ những thuộc tính sau:- Tính cách là một thuộc tính tâm lý của cá nhân, là một chỉnh thể toànvẹn, thống nhất là bộ khung của nhân cách bao gồm một hệ thống phẩmchất tâm lý mang tính điển hình.- Thuộc tính tâm lý này được phức hợp từ những phẩm chất tâm lýtrong mỗi cá nhân. Chính từ sự phức hợp đã tạo nên cho tính cách mang tínhđộc đáo, riêng biệt và đặc trưng ở từng cá nhân.- Biểu hiện của tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân nhưng nhữngthái độ này phải mang tính hệ thống và điển hình.18- Tính cách được thể hiện thông qua hành vi và hoạt động đối với xãhội, lao động học tập, với người khác và đối với bản thân.Qua các nghiên cứu của các tác giả, trong đề tài này chúng tôi sử dụngkhái niệm tính cách như sau: Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểmtâm lý ổn định của con người, những đặc điểm này quy định phương thứchành vi điển hình của con người trong điều kiện và hoàn cảnh sống nhấtđịnh, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân.1.2.2.2. Đặc điểm của tính cácha, Khái niệm đặc điểmTừ điển tiếng việt của Hoàng Phê đã định nghĩa: Đặc điểm là những nétriêng biệt nổi lên của sự vật hiện tượng [22 ;215]Như vậy một sự vật hiện tượng hoặc một lớp sự vật hiện tượng cùng loạicó những đặc điểm chung với các sự vật hiện tượng khác cùng loại, đồng thờicó những đặc điểm riêng nổi trội, nói lên những nét riêng biệt của sự vật hiệntượng ấy hay của lớp các sự vật hiện tượng cùng loại.Đặc điểm là cái để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượngkhác. Đặc điểm là những tính chất có trong sự vật hiện tượng, nói lên cái bảnchất đặc trưng của sự vật hiện tượng.b, Khái niệm đặc điểm tính cáchNói đến tính cách không phải nói đến những đặc điểm hành vi ngẫunhiên của một người nào đó mà là những phương thức hành vi ổn định, quenthuộc đối với họ, những phương thức hành vi mà chúng biểu thị nhân cáchcủa con người, biểu thị thái độ đối với thế giới.Tính cách không bao hàm các quá trình tri giác, tư duy, tình cảm, ý chí.Tính cách cũng không phải là trung bình cộng của các hiện tượng tâm lý khácnhau. Tính cách là một cấu trúc tâm lý phức hợp, độc đáo phụ thuộc vàonhững tác động của cuộc sống là một hệ thống bao gồm những thuộc tính như19xu hướng, ý chí, đặc điểm trí tuệ và tình cảm được hình thành, phản ánh cuộcsống và hoạt động cá nhân.Thái độ đối với thế giới, những cách hành động và xử sự riêng biệt củamột người hay một nhóm người đều hình thành trong quá trình nhận thức vàhoạt động, trong những điều kiện xã hội nhất định của cuộc sống. Tất cảnhững thái độ đã hình thành và có tính chất chủ đạo như thế của con ngườiđối với xã hội, đối với bản thân và những cách cư xử quen thuộc trong môitrường xã hội tạo thành tính cách của mỗi người.- Tính cách của con người thể hiện một phong cách sống nhất định trongnhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, mục đích, tình cảm và ý chí. Những yếu tốnày biểu hiện ở chỗ cá nhân lựa chọn một hoạt động và hành vi, thái độ và cáchđối xử như thế này hoặc như thế kia. Tuy nhiên, trong hệ thống những thuộctính tâm lý thì niềm tin, thái độ và thói quen đạo đức giữ vai trò trung tâm trongtính cách con người, nghĩa là tính cách là tập hợp những đặc điểm tâm lý bềnvững nhất của nhân cách thể hiện qua hành vi và hoạt động của họ.- Nói đến tính cách là nói đến cái điển hình và cái cá biệt trong nhâncách. Tính cách không phải di truyền cũng không phải là một thuộc tính bấtbiến của nhân cách. Tính cách con người được hình thành và phát triển dướiảnh hưởng của môi trường, của kinh nhiệm sống, của giáo dục và tự giáo dục.Các ảnh hưởng này bao gồm hai loại:Thứ nhất: Đó là ảnh hưởng xã hội lịch sử bởi vì mỗi người đều sốngtrong một xã hội nhất định, trong một thời đại, một môi trường xã hội nhấtđịnh nên họ sẽ được hình thành như một nhân cách dưới ảnh hưởng của điềukiện đó.Thứ hai: Đó là những ảnh hưởng cá thể độc đáo bởi vì những điều kiệnsống và hoạt động của mỗi người, con đường sống của họ đều rất độc đáo vàkhông lặp lại. Tính cách của mỗi người vừa được quy định bởi hoàn cảnh xã20Tải về bản full

Đọc tiếp
Mẹo Hay Cách Tính cách người dân tộc TháiReply Tính cách người dân tộc Thái8 Tính cách người dân tộc Thái0 Tính cách người dân tộc Thái Chia sẻ

Bài Viết Liên Quan

Cô ngọc dạy hóa ở công thiếu nhi năm 2024
Cô ngọc dạy hóa ở công thiếu nhi năm 2024
mẹo hay Các câu hỏi về bằng chứng kiểm toán năm 2024
Các câu hỏi về bằng chứng kiểm toán năm 2024
mẹo hay Flash sc3 bị lỗi không hiển thị tab properties năm 2024
Flash sc3 bị lỗi không hiển thị tab properties năm 2024
mẹo hay Bài tập hóa 11 nâng cao chương 3 năm 2024
Bài tập hóa 11 nâng cao chương 3 năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tập Bài tập tính diện tích hình tròn lớp 5 năm 2024
Bài tập tính diện tích hình tròn lớp 5 năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tập Bài tập đọc hiểu tiếng anh lớp 10 năm 2024
Bài tập đọc hiểu tiếng anh lớp 10 năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tập Học Tốt Tiếng anh Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại nhật bản năm 2024
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại nhật bản năm 2024
mẹo hay Caác cấu trúc câu trog anh văn lớp 9 năm 2024
Caác cấu trúc câu trog anh văn lớp 9 năm 2024
mẹo hay Build máy trạm chạy phần mềm ảo hóa năm 2024
Build máy trạm chạy phần mềm ảo hóa năm 2024
mẹo hay Công Nghệ Máy Hệ thống common law áp dụng ở quốc gia nào năm 2024
Hệ thống common law áp dụng ở quốc gia nào năm 2024
mẹo hay Bài tập về tính từ sở hữu violet năm 2024
Bài tập về tính từ sở hữu violet năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tập Giải bài 44 sgk toán 9 tập 2 trang 86 năm 2024
Giải bài 44 sgk toán 9 tập 2 trang 86 năm 2024
mẹo hay Luận văn xây dựng phần mềm quản lý bán hàng năm 2024
Luận văn xây dựng phần mềm quản lý bán hàng năm 2024
mẹo hay Xây Đựng Xây Cho thuê chung cư ecolife lê văn lương 1 pn năm 2024
Cho thuê chung cư ecolife lê văn lương 1 pn năm 2024
mẹo hay Bài tập lớn sức bền vật liệu tính dầm thép năm 2024
Bài tập lớn sức bền vật liệu tính dầm thép năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tập Các dòng kem chống lão hóa của innisfree năm 2024
Các dòng kem chống lão hóa của innisfree năm 2024
mẹo hay Top những diện thoại có trọng lượng nhẹ nhàng năm 2024
Top những diện thoại có trọng lượng nhẹ nhàng năm 2024
mẹo hay Top List Top Xây Đựng Nhà Dđiều chỉnh tăng giảm tiền hóa đơn điện tử năm 2024
Dđiều chỉnh tăng giảm tiền hóa đơn điện tử năm 2024
mẹo hay Top sao idol nam hàn nổi nhất 2023 năm 2024
Top sao idol nam hàn nổi nhất 2023 năm 2024
mẹo hay Top List Top Bố mậu ngọ mẹ kỷ mùi sinh con năm nào năm 2024
Bố mậu ngọ mẹ kỷ mùi sinh con năm nào năm 2024
mẹo hay

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top 3 trung tâm sữa chữa samsung tp hcm năm 2024
2 tháng trước . bởi FamilialAdherence
Copy văn bản vào word chữ cách xa nhau năm 2024
2 tháng trước . bởi PremiumAllegation
Thịt bò nấu sốt vang như thế nào năm 2024
2 tháng trước . bởi DormantStocks
Bài ru ta ngậm ngùi sáng tác năm nào năm 2024
2 tháng trước . bởi UnseemlyPoker
Bài tập về tỉ lệ thức lớp 7 năm 2024
2 tháng trước . bởi Three-monthTransmitter
Tập làm văn lớp 5 trang 53 tập 2 năm 2024
2 tháng trước . bởi ExtinctStandstill
Bài tập vật lý 9 bai 1 sbt năm 2024
2 tháng trước . bởi HiredBingo
Giải bài tập kế toán nợ phải trả năm 2024
2 tháng trước . bởi GuardedCommenter
Hướng dẫn làm các bài toán nâng cao lớp 6 năm 2024
2 tháng trước . bởi PeriodicContractor
Khắc phục lỗi 2 khi restore iphone 4 năm 2024
2 tháng trước . bởi SleeplessCatfish

Toplist được quan tâm

#1
Top 6 khí oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây a có b cl2 c fe d c2h4 2023
1 năm trước #2
Top 6 xem phim điều tra pháp y tái xuất 2023
1 năm trước #3
Top 10 tìm tiếng bắt đầu bằng r d gi lớp 4 2023
1 năm trước #4
Top 6 anime giá tộc ma cà rồng ss3 2023
1 năm trước #5
Top 7 đề thi thử liên trường nghệ an lần 1 môn anh 2023
1 năm trước #6
Top 8 bài tập lịch sử bài 1 lịch sử và cuộc sống 2023
1 năm trước #7
Top 3 tổng hợp những truyện phá hoại tuổi thơ 2023
1 năm trước #8
Top 6 thuyết minh tính toán hàng rào 2023
1 năm trước #9
Top 5 luyện từ và câu: mở rộng vốn từ thiên nhiên trang 87 2023
1 năm trước

Quảng cáo

Xem Nhiều

Quảng cáo

Chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
  • Quảng cáo

Điều khoản

  • Điều khoản hoạt động
  • Điều kiện tham gia
  • Quy định cookie

Trợ giúp

  • Hướng dẫn
  • Loại bỏ câu hỏi
  • Liên hệ

Mạng xã hội

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Instagram
DMCA.com Protection Status Bản quyền © 2021 toidap.com Inc.

Từ khóa » đặc điểm Của Tính Cách Dân Tộc