Tính Chất Các đường Trung Tuyến Đường Phân Giác Đường ... - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa Học Tự Nhiên
  4. >>
  5. Toán học
Tính chất các đường trung tuyến Đường phân giác Đường trung trực Đường cao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.22 KB, 3 trang )

Vuihoc24h – Kênh học tập Online Page 1 Chủ đề: TÍNH CHẤT CÁC ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN, ĐƯỜNG PHÂN GIÁC, ĐƯỜNG TRUNG TRỰC, ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC. 1/ Tóm tắt lý thuyết:+ Đường trung tuyến là đường xuất phát từ đỉnh và đi qua trung điểm cạnh đối diện của tam giác. GNPABCMMCBA AM là trung tuyến của  ABC  MB = MC + Một tam giác có 3 đường trung tuyến. Ba đường trung tuyến của tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm đó cách đỉnh bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó. GA GB GC 2AM BN CP 3= = = + Giao điểm của ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm của tam giác. + Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền. + Đường phân giác của tam giác là đường thẳng xuất phát từ một đỉnh và chia góc có đỉnh đó ra hai phần bằng nhau. CBAKJIOFEDCBADCBA + Một tam giác có ba đường phân giác. Ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đều ba cạnh của tam giác. (giao điểm đó là tâm của đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác) + Trong một tam giác cân, đường phân giác kẻ từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy. + Đường trung trực của đoạn thẳng là đường vuông góc tại trung điểm của đoạn thẳng đó. Vuihoc24h – Kênh học tập Online Page 2 GNPABCM 2/ Bài tập: Bài tập 1: Cho hình vẽ. Hãy điền vào chỗ trống (…) cho được kết quả đúng: a) GM = …… GA; GN = …… GB; GP = …… GC. b) AM = …… GM; BN = …… GN; CP = …… GP. a) 12; 12; 12 b) 3 ; 3 ; 3 Bài tập 2: Cho  ABC có BM, CN là hai đường trung tuyến cắt nhau tại G. Kéo dài BM lấy đoạn ME = MG. Kéo dài CN lấy đoạn NF = NG. Chứng minh: a) EF = BC. + Đường trung trực của tam giác là đường trung trực của cạnh tam giác. Một tam giác có ba đường trung trực. Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đều ba đỉnh của tam giác BAmOmABCBA + Các điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB cách đều hai đầu đoạn thẳng AB. + Tập hợp các điểm cách đều hai đầu đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn thẳng AB. + Đọan vuông góc kẻ từ đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện được gọi là đường cao của tam giác. + Một tam giác có ba đường cao. Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này gọi là trực tâm của tam giác. CBDAHHFEDCBAHEDFCBA Vuihoc24h – Kênh học tập Online Page 3 b) Đường thẳng AG đi qua trung điểm của BC. Bài tập 3: Kéo dài trung tuyến AM của  ABC một đoạn MD có độ dài bằng 1/3 độ dài AM. Gọi G là trọng tâm của  ABC. So sánh các cạnh của  BGD với các trung tuyến của  ABC. Bài tập 4: Cho  ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của BC và G là trọng tâm của  ABC. Biết GM = 1,5cm. AB = 5cm. Tính AC và chu vi của tam giác ABC. Bài tập 5: Cho  ABC cân tại A. Các đường cao BH và CK cắt nhau tại I. Chứng minh AI là phân giác của góc BAC. Bài tập 6: Cho 0xOy 90=và tam giác ABC vuông cân tại A, có B thuộc Ox, C thuộc Oy, A và O thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là BC. Chứng minh rằng OA là tia phân giác của góc xOy. Bài tập 7: Các phân giác ngoài của tam giác ABC cắt nhau và tạo thành  EFG. a) Tính các góc của  EFG theo các góc của  ABC. b) Chứng minh rằng các phân giác trong của  ABC đi qua các điẻnh E, F, G. Bài tập 8: Hai đường phân giác của góc B và C trong tam giác ABC cắt nhau ở I. Chứng minh rằng 0ABIC 902=+ Bài tập 9: Cho  ABC. Gọi I là giao điểm của hai tia phân giác hai góc A và B. Qua I vẽ đường thẳng song song với BC, cắt AB tại M, cắt AC tại N. Chứng minh rằng MN = BM + CN. Bài tập 10: Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B. Tìm trên tia Oy điểm C sao cho CA = CB. Bài tập 11; Cho tam giác ABC có AC > AB, phân giác trong của góc A cắt BC tại D. trên AC lấy điểm E sao cho AB = AE. Chứng minh rằng AD vuông góc với BE. Bài tập 12: Cho  ABC cân ở A. Qua A kẻ đường thẳng d song song với đáy BC. Các đường phân giác của góc B và C lần lượt cắt d tại E và F. Chứng minh rằng: a) d là phân giác ngoài của góc A. b) AE = AF.

Tài liệu liên quan

  • Tính chất các đường trung tuyến Đường phân giác Đường trung trực Đường cao docx Tính chất các đường trung tuyến Đường phân giác Đường trung trực Đường cao docx
    • 3
    • 74
    • 564
  • TÍNH CHẤT CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC doc TÍNH CHẤT CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC doc
    • 5
    • 4
    • 14
  • KIEM TRA TRAC NGHIEM CHUONG III-Tinh chat 3 duong cao KIEM TRA TRAC NGHIEM CHUONG III-Tinh chat 3 duong cao
    • 2
    • 594
    • 3
  • Tính chất các đường trong tam giác 2 Tính chất các đường trong tam giác 2
    • 5
    • 35
    • 412
  • Tinh Chat 3 Đuong Cao Tinh Chat 3 Đuong Cao
    • 14
    • 499
    • 0
  • Giáo án môn Toán lớp 7 : Tên bài dạy : TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC ppt Giáo án môn Toán lớp 7 : Tên bài dạy : TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC ppt
    • 4
    • 2
    • 5
  • tiet 63 tinh chat ba duong cao cua tam giac tiet 63 tinh chat ba duong cao cua tam giac
    • 19
    • 734
    • 0
  • Tính chất ba đường cao Tính chất ba đường cao
    • 13
    • 357
    • 0
  • TÍNH CHẤT CÁC ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN, ĐƯỜNG PHÂN GIÁC, ĐƯỜNG TRUNG TRỰC, ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC TÍNH CHẤT CÁC ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN, ĐƯỜNG PHÂN GIÁC, ĐƯỜNG TRUNG TRỰC, ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC
    • 5
    • 4
    • 18
  • Tinh Chat 3 Duong cao(HAY) Tinh Chat 3 Duong cao(HAY)
    • 13
    • 384
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(292.22 KB - 3 trang) - Tính chất các đường trung tuyến Đường phân giác Đường trung trực Đường cao docx Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trong Tam Giác Vuông đường Trung Tuyến đồng Thời Là đường Cao