Tính Chất Cơ Bản Của Bê Tông | Công Ty Phương Đông
Có thể bạn quan tâm
- Tính chất cơ bản của bê tông
- – Độ lưu động
- – Độ cứng
- – Khả năng giữ nước
Tính chất cơ bản của bê tông
Tính công tác hay còn gọi là tính dễ tạo hình, là tính kỹ thuật cơ bản của hỗn hợp bê tông, nó biểu thị khả năng lấp đầy khuôn nhưng vẫn phải đảm bảo được độ đồng nhất trong một điều kiện đầm nén nhất định.
– Độ lưu động
Là chỉ tiêu quan trọng nhất của hỗn hợp bê tông, nó đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động. Độ lưu động được xác định bằng độ sụt (SN, cm) của khối hỗn hợp bê tông trong khuôn hình nón cụt có kích thước tùy thuộc vào cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu
Hình 1: Khuôn nón cụt
– Cách xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông
Xác định độ lưu động SN (cm) theo TCVN 3106 – 1993 . Dùng côn No1 để thử độ lưu động của hỗn hợp bê tông hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40 mm, còn No2 để thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bằng 70 hoặc 100mm. Trước khi xác định phải tẩy sạch bê tông cũ, dùng giẻ ướt lau sạch mặt trong của khuôn và các dụng cụ khác mà trong quá trình thử sẽ tiếp xúc với hỗn hợp bê tông. Đặt khuôn lên nền ẩm, cứng, phẳng, không thấm nước. Đứng lên gối đặt chân để cho khuôn cố định trong quá trình đổ và đầm hỗn hợp bê tông trong khuôn. Đỗ hỗn hợp bê tông qua phễu vào khuôn làm 3 lớp, mỗi lớp chiếm 1/3 chiều cao của khuôn. Sau khi đổ từng lớp dùng thanh thép tròn φ 16 mm và dài 60 cm chọc đều trên toàn bề mặt hỗn hợp bê tông từ xung quanh vào giữa. Khi dùng khuôn No1 mỗi lớp chọc 25 lần, khi dùng khuôn No2 mỗi lớp chọc 56 lần, lớp đầu chọc suốt chiều sâu, các lớp sau chọc xuyên sâu vào lớp trước 2 – 3 cm. Sau khi đổ và đầm xong lớp thứ 3, nhấc phễu ra, đỗ thêm hỗn hợp bê tông cho đầy lấy bay gạt phẳng miệng khuôn và dọn sạch xung quanh đáy khuôn. Dùng tay ghì chặt khuôn xuống nền rồi thả chân khỏi gối đặt chân, từ từ nhấc khuôn thẳng đứng trong khoảng thời gian 5 – 10 giây. Đặt khuôn sang bên cạnh khối hỗn hợp bê tông và đo chênh lệch chiều cao giữa miệng khuôn với điểm cao nhất của khối hỗn hợp (hình 5 -5). Khi dùng khuôn No1 số liệu đo được làm tròn tới 0,5 cm chính là độ sụt của hỗn hợp bê tông cần thử. Khi dùng khuôn No2 số liệu đo được phải chuyển về kết quả thử theo khuôn No1 bằng cách nhân với hệ số 0,67. Hỗn hợp bê tông có độ sụt bằng 0 hoặc dưới 1,0 cm được coi như không có tính lưu động khi đó đặc trưng tính dẻo của hỗn hợp bê tông được xác định bằng cách thử độ cứng (ĐC, s).
Hình 2: Cách đo độ sụt của hỗn hợp bêtông
– Độ cứng
Độ cứng của hỗn hợp bê tông (ĐC) là thời gian rung động cần thiết (s) để san bằng và lèn chặt hỗn hợp bê tông trong bộ khuôn hình nón cụt và hình lập phương (hình 5- 6). Xác định độ cứng (ĐC, s) theo TCVN 3107-1993 bằng phương pháp đơn giản. Dụng cụ chính để xác định độ cứng bao gồm khuôn hình nón cụt và khuôn hình lập phương có kích thước trong 200 x 200 x 200 mm (hình 5-6).
Hình 3: Dụng cụ xác định độ cứng của hỗn hợp bê tông
Kẹp chặt khuôn lập phương lên bàn rung, đặt khuôn hình nón cụt vào trong khuôn lập phương, đổ hỗn hợp bê tông, đầm chặt và nhấc khuôn hình nón cụt lên như khi xác định độ lưu động. Sau đó đồng thời bật đầm rung và bấm đồng hồ giây. Tiến hành rung cho tới khi hỗn hợp bê tông san đầy các góc và tạo thành mặt phẳng trong khuôn thì tắt đồng hồ và đầm rung, ghi lại thời gian đo được. Thời gian đo được nhân với hệ số 0,7 chính là độ cứng của hỗn hợp bê tông (tính theo độ cứng xác định bằng nhớt kế Vebe) .
– Khả năng giữ nước
Đây là tính chất nhằm để đảm bảo độ đồng nhất của hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển, đổ khuôn và đầm nén. Khi đầm nén hỗn hợp bê tông dẻo, các hạt cốt liệu có khuynh hướng chìm xuống và xích lại gần nhau, nước bị ép tách ra khỏi cốt liệu và cốt thép, nổi lên phía trên cùng với xi măng chui qua kẽ hở của cốp pha ra ngoài, tạo thành những lỗ rỗng, làm khả năng chống thấm nước của bê tông giảm. Một phần nước thừa đọng lại bên trong hỗn hợp tạo thành những hốc rỗng, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và tính chất của bêtông. Việc giảm lượng nước nhào trộn và nâng cao khả năng giữ nước của hỗn hợp bêtông có thể thực hiện bằng sử dụng phụ gia hoạt động bề mặt và lựa chọn thành phần hạt cốt liệu một cách hợp lý.
5/5 - (1 bình chọn)Xin mời Theo Dõi và Thích chúng tôi tại:940 2kTừ khóa » Trình Bày Khái Niệm Bê Tông Cốt Thép
-
Bê Tông Cốt Thép – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Chung Về Bêtông Cốt Thép (btct
-
Dầm Bê Tông Cốt Thép Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý
-
Bê Tông Cốt Thép Là Gì?
-
Dầm Bê Tông Cốt Thép Là Gì? Nguyên Lý Và Cấu Tạo Ra Sao?
-
Giáo Trình Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép 1 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Khái Niệm Cơ Bản Về Bê Tông - Xi Măng Việt Nam
-
Bê Tông Và Phân Loại Bê Tông - Vật Liệu Xây Dựng Việt Nam
-
Cột Bê Tông Cốt Thép Là Gì? Nguyên Tắc Khi Thiết Kế Cột Bê Tông Cốt Thép
-
Dầm Bê Tông Cốt Thép Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của Dầm BTCT
-
Bàn Về Từ Biến Của Bê Tông Và ảnh Hưởng Của Từ Biến Tới ứng Xử Dài ...
-
Cường độ Chịu Lực Của Bê Tông | Công Ty Phương Đông
-
[PDF] Chương 2: CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU