Tính Chất Của Este: Tính Chất Hóa Học, Vật Lí, Cấu Tạo, Điều Chế, Ứng ...
Có thể bạn quan tâm
- Giảm giá 50% sách VietJack đánh giá năng lực các trường trên Shopee Mall
Bài viết Tính chất của ester (Tính chất hóa học, vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng) với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chất của ester (Tính chất hóa học, vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng).
- I. Cấu tạo, phân loại
- II. Danh pháp
- III. Tính chất vật lý
- IV. Tính chất hóa học
- V. Điều chế - ứng dụng
- V. Nhận biết ester
Tính chất của ester (Tính chất hóa học, vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng)
Bài giảng: Bài 1: ester - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
I. Cấu tạo, phân loại
1. Cấu tạo
Khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của carboxylic acid bằng nhóm –OR thì được ester.
ester đơn giản có công thức cấu tạo như sau:
với R, R’ là gốc hydrocarbon no, không no hoặc thơm (trừ trường hợp ester của formic acid)
ester là dẫn xuất của carboxylic acid. Một vài dẫn xuất khác của carboxylic acid có công thức cấu tạo như sau:
2. Phân loại:
a. ester no, đơn chức:
Công thức phân tử: CmH2mO2 hay CnH2n + 1COOCn'H2n' + 1
Với m ≥ 2; m = n + n’ + 1; n ≥ 0, n’ ≥ 1.
b. ester không no, đơn chức:
ester đơn chức, mạch hở, không no có 1 nối đôi: CmH2m - 2O2
+ ester tạo từ axit không no, ancol no: CnH2n - 1COOCn'H2n' + 1
Với n ≥ 2; n’ ≥ 1; m ≥ 4
+ ester tạo từ axit no, ancol không no: CnH2n + 1COOCn'H2n' - 1
Với n ≥ 0; n’ ≥ 2; m ≥ 3 (n = 0 ⇒ HCOOCn'H2n' + 1)
c. ester đa chức
+ Tạo bởi axit đơn chức và rượu đa chức có dạng: (RCOO)mR’ (nếu gốc R’ là gốc glycerol thì ester có dạng lipid (RCOO)3C3H5 với R là gốc axit béo).
+ Tạo bởi axit đa chức và rượu đơn chức có dạng:
R(COOR’)n (n ≥ 2; R ≥ 0).
+) Tạo bởi axit đa chức R(COOH)n và rượu đa chức R’(OH) có dạng Rm(COO)nmR’n.
Nếu m = n thì tạo ester vòng có dạng R(COO)nR’.
II. Danh pháp
Tên ester = Tên gốc hydrocarbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi at)
- Tên 1 số gốc axit thường gặp:
HCOOH: formic acid ⇒ HCOO-: Fomat
CH3COOH: acetic acid ⇒ CH3COO-: Axetat
CH2=CHCOOH: Axit Acrylic ⇒ CH2=CHCOO-: Acrylat
C6H5COOH: benzoic acid ⇒ C6H5COO-: Benzoat
- Tên gốc R’:
CH3-: metyl; C2H5-: etyl; CH2=CH-: Vinyl
Ví dụ
a. Với ancol đơn chức R’OH:
Tên ester = tên gốc hydrocarbon R’+ tên gốc axit (đổi đuôi ic thành at)
Ví dụ:
CH3COOC2H5: ethyl acetate
CH2=CH-COO-CH3: methyl acrylat
b. Với ancol đa chức:
Tên ester = tên ancol + tên gốc axit
Ví dụ: (CH3COO)2C2H4: etylenglicol điaxetat
c. Với axit đa chức
Gọi theo tên riêng của từng ester.
Ví dụ: C3H5(COOC17H33)3: triolein (C17H33COOH: axit oleic)
C3H5(COOC17H35)3: tristearin (C17H35COOH: stearic acid)
III. Tính chất vật lý
1. Trạng thái: Đa số ở trạng thái lỏng. Những ester có KLPT rất lớn có thể ở trạng thái rắn (như mỡ động vật, sáp ong …).
2. Nhiệt độ sôi: Thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử.
3. Tính tan: Ít tan hoặc không tan trong nước do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nước.
* Đa số các ester có mùi thơm đặc trưng:
+ isoamyl axetat (CH3COOCH2CH2(CH3)2): mùi thơm của chuối.
+ Ethyl isovalerat ((CH3)2CHCH2COOC2H5): mùi táo.
+ Ethyl butirat (CH3CH2CH2COOC4H9): mùi thơm của dứa.
+ Geranyl axetat (CH3COOC10H17): mùi hoa hồng …
+ Benzyl propionat: CH3CH2COO-CH2C6H5: mùi hoa nhài.
IV. Tính chất hóa học
1. Phản ứng ở nhóm chức
a. Phản ứng thủy phân
ester bị thủy phân cả trong môi trường axit và trong môi trường kiềm. Thủy phân ester trong môi trường axit là phản ứng nghịch với phản ứng ester hóa:
Ví dụ:
Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa:
Ví dụ:
Chú ý: Nếu ester dạng lipid (chất béo) khi xà phòng hóa, ta thu được glycerol C3H5(OH)3 và xà phòng.
* Một số phản ứng thuỷ phân đặc biệt của ester
Căn cứ vào sản phẩm của phản ứng thủy phân ester ta có thể suy đoán cấu tạo của ester ban đầu.
Dưới đây là một số trường hợp thuỷ phân đặc biệt của ester (không chứa halogen) thường gặp trong bài toán định lượng là:
⇒ X là ester của phenol, có công thức là C6H5OOC–R
⇒X là ester đơn chức, có công thức là R–COO–CH=CH–R’
⇒ X là ester đơn chức, có công thức là R’–COO–C(R)=C(R”)R’’’
Ví dụ: CH3–COO–C(CH3)=CH2 tạo aketone khi thuỷ phân.
⇒ X là ester - axit, có công thức là HOOC–R–COOR’
⇒ X hiđroxi - ester, có công thức là RCOOCH(OH)–R’
⇒ X hiđroxi - ester, có công thức là RCOOC(R)(OH)–R’
hoặc “mchất rắn = mester + mNaOH ” hoặc “msản phẩm = mester + mNaOH ”
⇒ X là ester vòng (được tạo bởi hiđroxi axit, ví dụ:
b. Phản ứng khử
ester bị khử bởi liti nhôm hiđrua (LiAlH4), khi đó nhóm RCO– (gọi là nhóm axyl) trở thành ancol bậc I:
2. Phản ứng ở gốc hydrocarbon?/b>
ester có thể tham gia phản ứng thế, cộng, tách, trùng hợp,... Sau đây chỉ xét phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp.
a. Phản ứng cộng vào gốc không no: Gốc hydrocarbon không no ở ester có phản ứng cộng với H2, Br2, Cl2, ... giống hydrocarbon không no. Ví dụ:
b. Phản ứng trùng hợp: Một số ester đơn giản có liên kết C = C tham gia phản ứng trùng hợp giống như alkene.
V. Điều chế - ứng dụng
1. Điều chế
a. Phản ứng giữa axit và rượu
- Từ axit đơn chức và rượu đơn chức:
Ví dụ:
- Từ axit đơn chức và rượu đa chức:
Ví dụ:
- Từ axit đa chức và rượu đơn chức:
Ví dụ:
- Từ axit đa chức và rượu đa chức:
Ví dụ:
b. Phản ứng giữa anhiđric axit và rượu
Ví dụ:
Đây là phản ứng để điều chế ester của phenol do ester của phenol không điều chế được bằng carboxylic acid.
c. Phản ứng giữa axit và hydrocarbon chưa no
Ví dụ:
d. Phản ứng giữa muối natri của axit và dẫn xuất halogen
Ví dụ:
2. Ứng dụng
ester có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ, kể cả hợp chất cao phân tử, nên được dùng làm dung môi (ví dụ: butyl và amyl axetat được dùng để pha sơn tổng hợp)
poly (methyl acrylat) và poly (methyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ. poly (vinyl acetate) dùng làm chất dẻo, hoặc thủy phân thành poly (vinyl ancol) dùng làm keo dán. Một số ester của axit phtalic được dùng làm chất hóa dẻo, làm dược phẩm.
Một số ester có mùi thơm của hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát) và mĩ phẩm (xà phòng, nước hoa,...).
VI. Nhận biết ester
- ester của formic acid có khả năng tráng gương.
- Các ester của ancol không bền bị thủy phân tạo anđehit có khả năng tráng gương.
- ester không no có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.
- ester của glycerol hoặc chất béo khi thủy phân cho sản phẩm hòa tan Cu(OH)2.
Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:
- Lý thuyết ester
- Lý thuyết lipid
- Lý thuyết Chất giặt rửa
- Lý thuyết Luyện tập mối liên hệ giữa hydrocarbon và một số dẫn xuất của hydrocarbon?/b>
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- 30 đề toán, lý hóa, anh, văn 2025 (100-170k/1 cuốn)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia HN 2025 (cho 2k7)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Từ khóa » Tính Chất Vl Của Este
-
Este Tính Chất Hóa Học, Tính Chất Vật Lí, điều Chế Và ứng Dụng Este
-
Este Là Gì? Khái Niệm, Tính Chất Vật Lí, Hóa Học – Ứng Dụng Của Este
-
Khái Niệm, Phân Loại, Danh Pháp Và Tính Chất Vật Lí Của Este
-
Khẳng định Nào Sau đây Là đúng Khi Nói Về Tính Chất Vật Lý Của Este ?
-
Tính Chất Vật Lí Của Este, Chất Béo Và ứng Dụng - W3CHEM
-
Tính Chất Vật Lí Nào Sau đây Không Phải Của Este?
-
Lý Thuyết Amino Axit: Các Gọi Tên, Tính Chất Hóa Học, ứng Dụng
-
Kiến Thức Tính Chất Hóa Học Của Este (chi Tiết) | Bán Máy Nước Nóng
-
Giáo án Hóa Học 12 Chủ đề: Este Mới Nhất
-
Este - Danh Pháp - Tính Chất Vật Lí - Hóa Học 12 - Nguyễn Thị Giang
-
Tính Chất Vật Lý Của Axit Cacboxylic, Hóa Học Phổ Thông
-
Este Là Gì? Tính Chất Hóa Học, điều Chế Và ứng Dụng Của Este
-
Tính Chất Của Este Và ứng Dụng Của Este Trong đời Sống Và Công ...
-
Este Là Gì? Khái Niệm, Tính Chất Vật Lí, Hóa Học – Ứng Dụng Của Este