Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng Toán Lớp 4 - Lý Thuyết Và ...
Có thể bạn quan tâm
Tính chất giao hoán của phép cộng là một trong những nội dung quan trọng của toán lớp 4. Dưới đây là kiến thức lý thuyết và lời giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
- Phần Mềm Học Toán Lớp 4 – Những Phần Mềm Hay Nhất
- Học Toán Lớp 4 Online Miễn Phí – 7 Chương Trình Học Tốt Nhất
Lý thuyết tính chất giao hoán của phép cộng
Phát biểu tính chất
Tính chất giao hoán của phép cộng là khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi
Ví dụ chứng minh
VD. So sánh giá trị của hai biểu thức a + b và b + a trong bảng sau:
a | 20 | 350 | 1208 |
b | 30 | 250 | 2764 |
a + b | 20 + 30 = 50 | 350 + 250 = 600 | 1208 + 2764 = 3972 |
b + a | 30 + 20 = 50 | 250 + 350 = 600 | 2764 + 1208 = 3972 |
Ta thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau, ta viết:
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi
Nắm chắc các lý thuyết về tính chất giao hoán của phép cộng, các em học sinh áp dụng vào giải các bài tập và so sánh đối chiếu kết quả sau đây:
Bài tập tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4 sách giáo khoa
Toán lớp 4 trang 43 bài 1
Nêu kết quả tính:
a) 468 + 379 = 847
379 + 468 = …..
b) 6509 + 2876 = 9385
2876 + 6509 = …..
c) 4268 + 76 = 4344
76 + 4268 = …..
Phương pháp giải:
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
a + b = b + a
Đáp án:
a) 468 + 379 = 847
379 + 468 = 847
b) 6509 + 2876 = 9385
2876 + 6509 = 9385
c) 4268 + 76 = 4344
76 + 4268 = 4344
Toán lớp 4 trang 43 bài 2
Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a) 48 + 12 = 12 + …..
65 + 297 = ….. + 65
…. + 89 = 89 + 177
b) m + n = n + ….
84 + 0 = …. + 84
a + 0 = …. + a = …..
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
a + b = b + a
Đáp án:
Các em điền như sau:
a) 48 + 12 = 12 + 48
65 + 297 = 297 + 65
177 + 89 = 89 + 177
b) m + n = n + m
84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = 0 + a = a
Toán lớp 4 trang 43 bài 3
So sánh các biểu thức sau:
a) 2975 + 4017 …. 4017 + 2975
2975 + 4017 …. 4017 + 3000
2975 + 4017 …. 4017 + 2900
b) 8264 + 927 …. 927 + 8300
8264 + 927 …. 900 + 8264
8264 + 927 …. 927 + 8264
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
a + b = b + a
– Nếu b > c thì a + b > a + c.
– Nếu b < c thì a + b < a +c.
Đáp án:
a) 2975 + 4017 = 4017 + 2975
2975 + 4017 < 4017 + 3000
2975 + 4017 > 4017 + 2900
b) 8264 + 927 < 927 + 8300
8264 + 927 > 900 + 8264
8264 + 927 = 927 + 8264
Xem thêm: Tìm X Lớp 4 -3 Mục Kiến Thức Cần Nhớ và 5 Dạng Toán Quan Trọng Nhất
Bài tập tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4 vở bài tập
Vở bài tập Toán lớp 4 tập 1 trang 39 Câu 1
Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a) 25 + 41 = 41 + …
96 + 72 = … + 96
68 + 14 = 14 + …
b) a + b =… + a
a + 0 = 0 + …= …
0 + b =… + 0 = …
Phương pháp giải:
Theo định nghĩa về tính chất Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
a + b = b + a
Đáp án
a) 25 + 41 = 41 + 25
96 + 72 = 72 + 96
68 + 14 = 14 + 68
b) a + b = b + a
a + 0 = 0 + a
0 + b = b + 0
Vở bài tập Toán lớp 4 tập 1 trang 39 Câu 2
Đặt tính, tính rồi thử lại:
a) 695 + 137 Thử lại
b) 8279 + 654 Thử lại
Phương pháp giải:
– Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học.
– Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
Đáp án
Vở bài tập Toán lớp 4 tập 1 trang 39 Câu 3
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a, b cùng một đơn vị đo). Chu vi hình chữ nhật đó là:
A. a × b
B. a + b × 2
C. b + a × 2
D. (a + b) × 2
Phương pháp giải:
Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với với 2 (cùng một đơn vị đo).
Đáp án
Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a, b cùng một đơn vị đo) thì chu vi hình chữ nhật đó là :
(a + b) × 2
Chọn D.
Phụ huynh tìm hiểu thêm thông tin về chương trình qua link toán lớp 4 Monkey Math
5/5 - (4 votes)Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:
Related
Từ khóa » Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng Là Gì
-
Hướng Dẫn Toán Lớp 4 Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng
-
Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng - Bài Tập & Lời Giải Toán Lớp 4
-
Lý Thuyết Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng | SGK Toán Lớp 4
-
Toán Lớp 4 Trang 43 Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng
-
Giải Toán Lớp 4 Bài 33: Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng
-
Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng - Cô Hà Phương (HAY NHẤT)
-
[CHUẨN NHẤT] Tính Chất Giao Hoán Là Gì? - TopLoigiai
-
Toán Lớp 4 Trang 43 Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng
-
Tính Giao Hoán – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng – Toán Lớp 4 – Cô Hà Phương ...
-
Tính Chất Của Phép Cộng Và Phép Nhân Số Tự Nhiên - THPT Sóc Trăng
-
Lý Thuyết Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng - Môn Toán - Tìm đáp án,