Tính Chất Hóa Học Chung Của Kim Loại

Rss Feed Trang nhất Tin Tức Vô cơ 12 Đại cương kim loại Lớp học nhóm tại nhà Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Tính chất hóa học chung của kim loại Đăng lúc: Thứ tư - 26/07/2017 12:37. Đã xem 51610 - Người đăng bài viết: Lê Diệu Linh Chuyên mục : Đại cương kim loại Dưới đây là các tính chất hóa học của kim loại: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương): M → Mn+ + ne

1. Tác dụng với phi kim

Hầu hết các kim loại khử được phi kim điển hình thành ion âmVí dụ: 4Al + 3O2 ==> 2Al2O3 2Fe + 3Cl2 ==> 2FeCl3 Hg + S → HgS

2. Tác dụng với axit

a) Đối với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:

M + nH+ → Mn+ + n/2H2(M đứng trước hiđro trong dãy thế điện cực chuẩn)

b) Đối với H2SO4 đặc, HNO3 (axit có tính oxi hóa mạnh):

- Kim loại thể hiện nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với H2SO4 đặc, HNO3 sẽ đạt số oxi hóa cao nhất- Hầu hết các kim loại phản ứng được với H2SO4 đặc nóng (trừ Pt, Au) và H2SO4 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó S+6 trong H2SO4 bị khử thành S+4 (SO2) ; So hoặc S-2 (H2S)- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+4 (NO2)- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 loãng (trừ Pt, Au), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+2 (NO) ; N+1 (N2O) ; No (N2) hoặc N-3 (NH4+)- Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, K…sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axitVí dụ: 2Fe + 6H2SO4 (đặc) ==> Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 4Mg + 5H2SO4 (đặc) ==> 4MgSO4 + H2S + 4H2O Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

- Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó:+ M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn+ Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường+ Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan: xM (r) + nXx+ (dd) → xMn+ (dd) + nX (r)- Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = mX tạo ra – mM tan- Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = mM tan – mX tạo ra- Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên: kim loại khử mạnh nhất tác dụng với cation oxi hóa mạnh nhất để tạo ra kim loại khử yếu nhất và cation oxi hóa yếu nhất- Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như NO3-, MnO4-,…thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ)Ví dụ: + Khi cho Zn vào dung dịch CuSO4 ta thấy lớp bề mặt thanh kẽm dần chuyển qua màu đỏ và màu xanh của dung dịch bị nhạt dần do phản ứng: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓+ Khi cho kim loại kiềm Na vào dung dịch CuSO4 ta thấy có sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa keo xanh do các phản ứng: Na + H2O → NaOH + 1/2H2 và CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4+ Khi cho bột Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 có vài giọt HCl ta thấy có khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí do phản ứng: 3Cu + Cu(NO3)2 + 8HCl → 4CuCl2 + 2NO + 4H2O

4. Tác dụng với nước

- Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba…khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường theo phản ứng: M + nH2O → M(OH)n + n/2H2. Kim loại Mg tan rất chậm và Al chỉ tan khi ở dạng hỗn hống (hợp kim của Al và Hg)- Các kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđroVí dụ: Mg + H2O(h) ==> MgO + H2 3Fe + 4H2O(h) ==> Fe3O4 + 4H2 Fe + H2O(h) ==> FeO + H2- Các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hg…không khử được nước dù ở nhiệt độ cao

5. Tác dụng với dung dịch kiềm

Các kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pb…tác dụng được với dung dịch kiềm (đặc). Trong các phản ứng này, kim loại đóng vai trò là chất khử, H2O là chất oxi hóa và bazơ làm môi trường cho phản ứngVí dụ: phản ứng của Al với dung dịch NaOH được hiểu là phản ứng của Al với nước trong môi trường kiềm và gồm hai quá trình: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]Cộng hai phương trình trên ta được một phương trình: 2Al + 6H2O + 2NaOH → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

6. Tác dụng với oxit kim loại

Các kim loại mạnh khử được các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao thành kim loạiVí dụ: 2Al + Fe2O3 ==> 2Fe + Al2O3 Từ khóa:

tính chất, hóa học, kim loại,

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 157 trong 35 đánh giá Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 4.5/5

Theo dòng sự kiện

  • Lý thuyết hợp kim (31/03/2018)
  • Điều chế kim loại (04/04/2018)
  • Sự ăn mòn Kim loại (02/04/2018)
  • Tính chất của kim loại.Dãy điện hóa kim loại (29/03/2018)
  • Vị trí của Kim lọai trong bảng hệ thống tuần hoàn và cấu tạo của kim loại (27/03/2018)
  • Sự ăn mòn kim loại (30/07/2017)
  • Sự điện phân (01/08/2017)
  • Điều chế kim loại (28/07/2017)
  • Dãy điện hóa của kim loại (27/07/2017)
  • Tính chất vật lý của kim loại (25/07/2017)

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

  • Vị trí và cấu tạo của kim loại (25/07/2017)
  • Nhận biết màu sắc của các chất hóa học (16/07/2015)
  • Kim loại nặng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? (20/08/2014)
  • 136 Bài tập trắc nghiệm tổng ôn đại cương kim loại (28/05/2010)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

Xem bản: Desktop | Mobile thaydungdayhoa.com là trang web cá nhân của thầy Phạm Ngọc Dũng Cronjob

Từ khóa » H2so4 Loãng Có Tác Dụng Với Phi Kim Không