Tính Chất Hóa Học Của Sắt(III) Nitrat (Fe(NO3)3)

Tính chất của Sắt III Nitrat Fe(NO3)3

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Sắt(III) nitrat là một hợp chất với công thức hóa học Fe(NO3)3. Có khả năng hút ẩm tốt nên thường được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm 9 nước Fe(NO3)3•9H2O với màu sắc từ không màu cho đến màu tím nhạt.

- Công thức phân tử: Fe(NO3)3

II. Tính chất hóa học

- Tính chất hóa học của muối.

- Có tính oxi hóa: Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) clorua bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

Fe3+ + 1e → Fe2+

Fe3+ + 3e → Fe

1. Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

3Ca(OH)2 + 2Fe(NO3)3 → 3Ca(NO3)2 + 2Fe(OH)3

3NaOH + Fe(NO3)3 → 3NaNO3 + Fe(OH)3

3H2O + 3NH3 + Fe(NO3)3 → 3NH4NO3 + Fe(OH)3

2. Tính oxi hóa

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

3Mg + 2Fe(NO3)3 → 2Fe + 3Mg(NO3)2

Hỏi đáp VietJack

III. Tính chất vật lí và nhận biết

Tính chất vật lí:

- Tan tốt trong nước, thường tồn tại ở dạng tinh thể ngậm nước.

- Nhiệt độ nóng chảy: 47,2độC.

Nhận biết: Thông qua màu sắc ion Fe3+ khi phản ứng với dung dịch bazơ, tạo kết tủa màu nâu đỏ:

Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + NaNO3

IV. Điều chế

- Muối sắt(III) nitrat được hình thành do phản ứng của bột kim loại sắt hoặc oxit sắt với axit nitric.

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

- Trong công nghiệp:

4Fe + 12HNO3 + 3O2 → 4Fe(NO3)3 + 6H2O.

- Trong phòng thí nghiệm: Sử dụng phản ứng trao đổi:

Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 → 2Fe(NO3)3 + 6H2O

V. Ứng dụng

- Sắt nitrat là chất xúc tác ưa thích cho phản ứng tổng hợp natri amit từ dung dịch natri hòa tan trong amoniac:

2 NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2

- Một số đất sét có chứa sắt nitrat cho thấy là chất oxy hóa hữu ích trong tổng hợp hữu cơ.

- Dung dịch sắt nitrat được các nhà kim hoàn và các chuyên gia chạm khắc bạc vào các hợp kim bạc.

Từ khóa » Fe No3 3 Có Phải Kết Tủa Không