Tính Chất Hóa Học Của Silic - Điều Chế Và ứng Dụng - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Silic là một nguyên tố rất phổ biến tồn tại xung quanh chúng ta. Thế nhưng tính chất hóa học của silic không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về silic - tính chất và ứng dụng ra sao nhé!
Mục lục nội dung 1. Trạng thái tự nhiên của silic2. Vị trí silic trong bảng tuần hoàn3. Tính chất vật lí của silic4. Tính chất hóa học của Silic5. Điều chế và ứng dụng6. Các hợp chất quan trọng của silicc. Muối silicat1. Trạng thái tự nhiên của silic
- Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong thiên nhiên chỉ sau oxi chiếm khoảng 1/4 (25,7%) khối lượng trái đất.
- Trong thiên nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất của silic đều tồn tại nhiều là cát trắn, đất sét.
2. Vị trí silic trong bảng tuần hoàn
- Kí hiệu: Si
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2 hay [Ne]3s23p2
- Số hiệu nguyên tử: Z = 14
- Khối lượng nguyên tử: 28
- Vị trí trong bảng tuần hoàn:
+ Ô, nhóm: ô số 14, nhóm IVA
+ Chu kì: 3
+ Đồng vị: Silic có 3 đồng vị bền là 2814Si , 2914Si và 3014Si
+ Độ âm điện: 1,90
3. Tính chất vật lí của silic
- Tính chất vật lý của Silic khi ở dạng tinh thể sẽ có màu sắc tự nhiên là xám ánh kim, tuy là một nguyên tố trơ nhưng nó vẫn xảy ra các phản ứng hóa học với các chất kiềm loãng và halogen, nhưng bạn nên biết một điều là phần lớn các axit không thể tác dụng với nó. Tinh thể silic rất khó tìm thấy trong tự nhiên, thông thường chúng sẽ tồn tại trong dạng SiO2.
- Nếu muốn tìm thấy các tinh thể silic nguyên chất thì nó có ở trong vàng hoặc trong dung nham núi lửa và có hệ số kháng nhiệt âm. Đặc biệt, nguyên tố này truyền khoảng 90% các bước tia sóng hồng ngoại.
4. Tính chất hóa học của Silic
4.1. Tính khử
a. Tác dụng với phi kim:
Si + 2F2 → SiF4 (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường)
Si + 2O2 → SiO2 (400 - 6000C)
b. Tác dụng với hợp chất:
- Si tan dễ dàng trong dung dịch kiềm → H2
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
- Si tác dụng với axit
4HNO3 + 18HF + 3Si → 3H2SiF6 + 4NO + 8H2O
4.2. Tính oxi hóa
- Si tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao → silixua kim loại.
2Mg + Si → Mg2Si
5. Điều chế và ứng dụng
5.1. Điều chế
SiO2 + C Than cốc → 2CO + Si (18000C)
SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si (có thể thay Mg bằng Al)
SiCl4 + 2Zn → Si + 2ZnCl2
SiH4 → Si + 2H2 (t0)
5.2. Ứng dụng
- Silic được dùng làm chất bán dẫn trong kỹ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời: biến năng lượng ánh sáng thành điện năng cung cấp cho tàu vũ trụ.
6. Các hợp chất quan trọng của silic
a. SiO2 (Silic đioxit)
- Silic đioxit là hợp chất có công thức hóa học là SiO2, còn được biết đến với các tên gọi là silic dioxt, silica.
- Đây là một oxit của silic, có độ cứng cao, phân tử của nó không tồn tại ở dạng đơn lẻ mà liên kết lại với nhau tạo thành phân tử rất lớn, tồn tại ở hai dạng là dạng tinh thể và vô định hình.
- Phần lớn chúng tổng hợp nhân tạo đều được tạo ra ở dạng bột hoặc keo sẽ có cấu trúc vô định hình, còn nếu được tạo ra ở áp suất cũng như nhiệt độ cao thì có cấu trúc tinh thể.
b. H2SiO3 (Axit silixic)
H2SiO3 là hợp chất ở dạng keo, dễ bị mất nước khi tác dụng với nhiệt độ cao và không tan trong nước. Khi sấy khô, những axit silixic bị mất nước sẽ tạo thành những miếng xốp silicage có khả năng hấp thụ vô cùng mạnh nên được ứng dụng để vật dụng hút ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.
H2SiO3 → H2O + SiO2 điều kiện: (t0)
H2SiO3 tan nhanh chóng trong dung dịch kiềm tạo nên dung dịch muối silicat của kim loại kiềm.
H2SiO3 + 2NaOH → Na2SiO3 + 2H2O
Vì là một axit yếu nên H2SiO3 dễ bị khi cacbon tách ra khỏi dung dịch muối silicat.
Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3
Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3 + Na2CO3
SiCl4 + 3H2O → H2SiO3 + 4HCl
c. Muối silicat
Là muối của axit silicic thường không màu, khó tan (trừ muối kim loại kiềm tan được).
– Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ, bảo quản vải và gỗ khỏi bị cháy. Trong dung dịch, silicat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường bazơ:
Na2SiO3 + 2H2O → 2Na+ + 2OH‑ + H2SiO3
Các hợp chất silicat bao gồm các anion silicat được cân bằng điện tích bởi nhiều cation khác nhau. Có vô số các ion silicat có thể tồn tại và tạo thành hợp chất với nhiều cation khác nhau. Do đó nhóm hợp chất silicat rất lớn, trong đó kể cả các khoáng vật tự nhiên và nhân tạo.
Khoáng vật silicat là lớp khoáng vật lớn nhất và quan trọng nhất trong các lớp khoáng vật tạo đá, chiếm khoảng 90% vỏ Trái Đất. Đặc trưng của lớp khoáng vật này là cấu trúc của gốc silicat. Các khoáng vật silicat đều chứa silic và oxy.
Từ khóa » Si Tính Chất
-
Silic (Si): Tính Chất Hóa Học, Tính Chất Vật Lí, Nhận Biết, điều Chế, ứng ...
-
Tính Chất Hóa Học Của Silic (Si) | Tính Chất Vật Lí, Nhận Biết, điều Chế ...
-
Tính Chất Vật Lý, Tính Chất Hóa Học Của Silic, Silic Đioxit Và Công ...
-
CẤU TẠO, TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ...
-
Silic Và Hợp Chất Của Silic
-
Tính Chất Hoá Học Của Silic Dioxit, Axit Silixic, Muối Silicat Và Bài Tập ...
-
Silic Và Hợp Chất Của Silic: Chi Tiết Tính Chất Và ứng Dụng - Monkey
-
Silic – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tính Chất Hóa Học Của Silic (Si), Silic Dioxit (SiO2) Và Công Nghiệp ...
-
Silic Là Gì ? Tính Chất Các Hợp Chất Quan Trọng Của Silic
-
Tính Chất Hóa Học Của Silic
-
Lý Thuyết Silic Và Hợp Chất Của Silic | SGK Hóa Lớp 11
-
Tính Chất Hóa Học Của Silic (Si), Silic Dioxit (SiO2) Và ... - Soạn Bài Tập
-
Si Có Tính Oxi Hóa