Tính Chất Và Sự Chuyển Thể Của Chất - KHTN 6 Cánh Diều

Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần hình thành kiến thức và phần luyện tập vận dụng sách Cánh diều 6.Đồng thời hiểu được kiến thức về tính chất và sự chuyển thể của chất.

Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 6 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 33 →33. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải KHTN 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

  • I. Tính chất của chất
  • II. Sự chuyển thể của chất
    • 1. Sự nóng chảy và đông đặc
    • 2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

I. Tính chất của chất

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận KHTN 6 trang 33

1. Em hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ.

2. Nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi vật thể ở các hình 6.1

Gợi ý trả lời

1. Tính chất của nước: Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 độ C, hóa rắn ở 0 độ C thành nước đá và tuyết. Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (đường, muối ăn,..), chất lỏng (axit, cồn...), và chất khí ( hidroclorua HCl, Amoniac NH3...)

2. Tính chất vật lí của:

Dây đồng: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt

Kim cương: cứng, sáng lấp lánh

Đường: cứng, có vị ngọt, dễ tan trong nước

Dầu ô liu: thể lỏng, không dễ tan trong nước nhưng tan ở nhiệt độ cao, nổi trên mặt nước

❓ Hãy kể tên một số tính chất vật lí khác của chất mà em biết.

Gợi ý trả lời

Một số tính chất vật lí khác: thể tích, nhiệt độ sôi, tính dẻo, tính cứng, tính tan, khối lượng...

Những đồ vật bằng sắt (khóa cửa, dây xích...) khi được bôi dầu mỡ sẽ không bị gỉ. Vì sao?

Gợi ý trả lời

Việc bôi dầu, mỡ, … trên bề mặt các dụng cụ bằng sắt là ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với không khí ẩm nên không cho phản ứng hóa học xảy ra và sắt không bị gỉ.

Trong hình 6.2 hình nào mô tả tính chất vật lí, hình nào mô tả tính chất hóa học?

Gợi ý trả lời

Tính chất vật lí: hình a, b

Tính chất hóa học: hình c, d

II. Sự chuyển thể của chất

1. Sự nóng chảy và đông đặc

Sự nóng chảy là gì, sự đông đặc là gì?

Gợi ý trả lời

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Vì sao cần bảo quản những chiếc kem trong ngăn đá của tủ lạnh?

Gợi ý trả lời

Vì khi để kem ở nhiệt độ bình thường, kem sẽ tan chảy. Ở ngăn đá của tủ lạnh, kem mới đông cứng ( không bị tan chảy)

Hãy cho biết đá có những quá trình chuyển thể nào xảy ra khi đun nóng một miếng nến (paraffin) sau đó để nguội.

Gợi ý trả lời

Vừa có quá trình nóng chảy và vừa có quá trình đông đặc. Khi đun nóng, miếng nến từ thể rắn chuyển thành thể lỏng. Sau khi để nguội, nến đông đặc thành thể rắn.

2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Trong sản xuất muối từ nước biển, quá trình chuyển thể nào của nước đã diễn ra?

Gợi ý trả lời

Trong sản xuất muối từ nước biển, đã diễn ra hiện tượng bay hơi. Khi gặp nhiệt độ cao, nước bay hơi còn lại là muối.

❓ Trong mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình bay hơi hay ngưng tụ?

1. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần

2. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ khi ta tắm nước nóng

Gợi ý trả lời

1. Diễn ra hiện tượng bay hơi

2. Diễn ra hiện tượng ngưng tụ (Hơi nước bám vào tấm gương)

❓ Sự bay hơi và sự sôi khác nhau ở điểm nào?

Gợi ý trả lời

Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của nước không thay đổi. Đối với một số chất lỏng khác, sự sôi cũng diễn ra tương tự.

Từ khóa » Sự Chuyển Thể Của Chất Là Gì