Tính Chất Và ý Nghĩa Của Phong Trào Cần Vương - Hanimexchem
Có thể bạn quan tâm
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
Đây là tên một phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ thứ XIX do sĩ phu, văn thân lãnh đạo.
Sau ngày ký hiệp ước Giáp Thân (06/6/1884), mâu thuẫn giữa phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt. Đêm mồng 04 rạng ngày 05/7/1885 (nhằm đêm 22 rạng ngày 23/5 năm Ất Dậu), Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng đánh úp đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Do kế hoạch tấn công chưa được chuẩn bị chu đáo nên bị thất bại. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi rời bỏ kinh đô lên Tân Sở. Ngày 13/7/1885, từ sơn phòng Quảng Trị, nhà vua ban dụ Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên ứng nghĩa giúp vua cứu nước. Sự biến kinh thành ngày 05/7/1885 đã có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đối với phong trào giải phóng dân tộc của nước ta vào cuối thế kỷ thứ XIX, đánh dấu một bước ngoặt và mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Huế và nhân dân Việt Nam, đó là phong trào Cần Vương (1885 – 1896).
Hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi, phong trào Cần Vương phát triển rộng khắp các tỉnh và phát triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn từ tháng 7 năm 1885 đến khi vua Hàm Nghi bị bắt tháng 11 năm 1888, phong trào Cần Vương đã phát triển mạnh mẽ bao gồm hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ. Ở Thừa Thiên Huế có gia đình Tôn Thất Thuyết, các nhân vật Hồ Văn Hiển, Đặng Huy Cát, Đặng Hữu Phổ, Thân Trọng Di…Ở Bình Định có khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng. Ở Quảng Ngãi có Lê Trung Đình. Tỉnh Quảng Nam có Nguyễn Duy Hiệu. Tỉnh Quảng Trị có Trương Đình Hội. Ở Quảng Bình có phong trào của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân. Ở Nghệ An có phong trào của Nguyễn Xuân Ôn…
Giai đoạn 1888 – 1896 có các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Hồng Lĩnh của Tống Duy Tân và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng trên địa bàn bốn tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tình – Quảng Bình từ năm 1885 – 1896. Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất, đồng thời cũng đánh dấu sự thất bại chung của phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương.
Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tính chất của phong trào cần vương
Tính chất của phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc
Ý nghĩa phong trào cần vương
- Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.
- Khẩu hiệu này đã nhanh chóng thổi lên ngọn lửa tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược của toàn thể nhân dân
Từ khóa » Trình Bày ý Nghĩa Phong Trào Cần Vương
-
Ý Nghĩa Lịch Sử Của Phong Trào Cần Vương - Luật Hoàng Phi
-
Ý Nghĩa Của Phong Trào Cần Vương Trong Lịch Sử Chống Ngoại Xâm ...
-
Ý Nghĩa Của Phong Trào Cần Vương Nguyên Nhân Và Diễn Biến
-
Ý Nghĩa Của Phong Trào Cần Vương - TopLoigiai
-
Trình Bày ý Nghĩa Lich Sử Của Phong Trào Cần Vương - Lịch Sử Lớp 8
-
Mục Tiêu, Tính Chất Và ý Nghĩa Của Phong Trào Cần Vương Là Gì?
-
Trình Bày ý Nghĩa Lịch Sử Của Phong Trào Cần Vương - Hoc24
-
Phong Trào Cần Vương (1885 - 1896) - Học Kì II - UBND Tỉnh Lào Cai
-
Phong Trào Cần Vương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phong Trào Cần Vương Là Gì, Các Giai Đoàn Và Ý Nghĩa Lịch Sử
-
Nguyên Nhân Bùng Nổ Phong Trào Cần Vương , Diễn Biến, ý Nghĩa ...
-
Em Hiểu Thế Nào Về Phong Trào Cần Vương? Trình Bày Nội Dung Cơ ...
-
Phong Trào Cần Vương | SGK Lịch Sử Lớp 8
-
Nêu Nhận Xét Tính Chất, ý Nghĩa Của Phong Trào Cần Vương?