Tính Chất Vật Lý Của Kim Loại - Học Tốt Hóa 9 Cùng Toppy

4.8/5 - (6 bình chọn)

Trong cuộc sống của chúng ta, kim loại có vai trò rất quan trọng. Kim loại trong tự nhiên ít phổ biến hơn phi kim nhưng chúng lại chiếm đến 80% trong bảng hệ thống tuần hoàn. Các kim loại thông dụng như: đồng, nhôm, chì, vàng, kẽm, sắt, bạc, titan. Vậy tính chất vật lý của kim loại gồm những gì và kim loại được ứng dụng trong đời sống, sản xuất như thế nào? Hãy theo dõi bài học dưới đây để có câu trả lời nhé.

Table of Contents

Toggle
  • Tính dẻo – Tính chất vật lý của kim loại đặc trưng 
    • Lý thuyết
    • Ứng dụng tính chất vật lý của kim loại 
  • Tính dẫn điện
  • Tính dẫn nhiệt
  • Ánh kim
  • Một số tính chất vật lý của kim loại khác
    • Tỉ khối
    • Nhiệt độ nóng chảy
    • Độ cứng
  • Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Tính dẻo – Tính chất vật lý của kim loại đặc trưng 

Tính chất vật lý chung của kim loại đầu tiên phải kể đến đó là tính dẻo

Lý thuyết

Khi bạn tác dụng một lực cơ học đủ mạnh nên kim loại, kết quả là nó bị biến dạng. Sự biến dạng của kim loại là do các lớp tinh thể dạng mạng trượt lên nhau. Điều đặc biệt là lớp mạng tinh thể này vẫn liên kết với nhau không hề tác rời nhau. Sự liên kết này nhờ vào các electron tự do di chuyển không ngừng giữa các lớp màng tinh thể.

Tính chất vật lý của kim loại
Tính chất vật lý của kim loại

Các kim loại có tính dẻo cao là nhôm (Al), bạc (Ag), đồng (Cu), vàng (Au), thiếc (Sn), Kẽm (Zn),… Người thợ chế tạo có thể dát mỏng những lá vàng với kích thước 1/20 micron biết rằng 1 micron = 1/1000 mm, với độ mỏng này ánh sáng có thể xuyên qua được.

Các kim loại khác nhau sẽ có những tính dẻo khác nhau.

Tiến hành một số thí nghiệm sau để thấy được tính dẻo của kim loại.

STT Cách tiến hành Hiện tượng xảy ra Kết luận
1 Dùng búa đập lên đoạn dây sắt Dây sắt bị dát mỏng Sắt có tính dẻo
2 Dùng tay bẻ một đoạn dây nhôm Dây nhôm bị cong và không gãy Nhôm có tính dẻo
3 Dùng búa đập ruột bút chì Ruột bút chì bị vỡ vụn Ruột bút chì không có tính dẻo

Ứng dụng tính chất vật lý của kim loại 

Kim loại có tính dẻo do đó kim loại được kéo sợi, rèn và dát mỏng để tạo nên các đồ vật khác nhau phục vụ đời sống con người và sản xuất.

Ứng dụng của tính dẻo
Ứng dụng của tính dẻo

Ứng dụng tính chất vật lí của kim loại này, một số vật dụng được chế tác từ kim loại: Đồ trang sức bằng bạc, đồ trang sức bằng vàng, vỏ hộp đựng bánh kẹo, dây thép, dây nhôm dùng để buộc, các con ốc vít, kìm, vỏ xe oto, lư lương, vỏ đồ hộp, các cây sắt thép dùng trong xây dựng,…

>> Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Toppy

Tính dẫn điện

Tính chất vật lý của kim loại tiếp theo đó là tính dẫn điện.

Khi kim loại được nối với nguồn điện ngay lập tức các electron tự do sẽ chuyển động thành dòng trong môi trường kim loại. Nhiệt độ của kim loại càng thấp thì tính dẫn điện càng cao. Hiệu tượng này được lý giải bởi ở nhiệt độ thấp, tốc độ di chuyển của các ion dương trong kim loại càng nhỏ do vậy dòng electron tự do chuyển động và không bị cản trở.

Tính dẫn điện của kim loại
Tính dẫn điện của kim loại

Các kim loại khác nhau sẽ có tính dẫn điện khác nhau. Do tính dẫn điện này phụ thuộc vào mật độ electron tự do trong mỗi kim loại. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất đó là bạc (Ag), tiếp theo đến đồng (Cu), nhôm (Al), sắt (Fe),… Đồng và nhôm được ứng dụng làm dây dẫn điện

Tính dẫn nhiệt

Tính chất vật lý của kim loại ngoài hai tính chất trên đó là tính dẫn nhiệt

Khi ta đốt nóng một đoạn dây kim loại, các electron tự do có trong dây kim loại chuyển động nhanh hơn. Trong quá trình di chuyển, các electron này sẽ truyền năng lượng cho những ion dương nằm ở vùng có nhiệt độ thấp, do đó kim loại dẫn được nhiệt.

Ứng dụng của tính dẫn nhiệt
Ứng dụng của tính dẫn nhiệt

Những kim loại có tính dẫn điện tốt sẽ dẫn nhiệt tốt. Bên cạnh đó, các kim loại khác nhau thì có khả năng dẫn điện khác nhau. Chẳng hạn như kim loại bạc có tính dẫn nhiệt tốt hơn kim loại đồng, kim loại nhôm có tính dẫn điện tốt hơn kim loại sắt,… Nhờ tính dẫn nhiệt của kim loại mà một số chúng được dùng để làm các dụng cụ nấu ăn.

Ánh kim

Tính chất vật lý của kim loại lớp 9 cuối cùng là tính ánh kim. 

Đa số các kim loại đều có tính ánh kim. Bởi các electron tự do có trong kim loại đã phản xạ với các tia sáng có bước sóng, và phản ứng này mắt ta có thể nhìn thấy trong điều kiện bình thường.

Ứng dụng của tính ánh kim: Nhờ có ánh kim do đó một số ít kim loại được sử dụng là đồ trang sức có giá trị cao như: vàng, bạc,…Chúng rất được mọi người ưa chuộng bởi ánh kim sáng lấp lánh.

>> Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Ứng dụng tính ánh kim
Ứng dụng tính ánh kim

Một số tính chất vật lý của kim loại khác

Ngoài những tính chất vật lý của kim loại 12 nêu trên, chúng còn có một số những tính chất vật lý riêng của kim loại như sau:

Tỉ khối

Các kim loại không giống nhau sẽ có những tỉ khối khác nhau. Liti (Li) là kim loại có tỉ khối bé nhất là 0,5. Và ngược lại Osimi (Os) là kim loại có tỉ khối lớn nhất là 22,6.

Tỉ khối của kim loại được quy ước như sau:

  • Kim loại nào có tỉ khối bé hơn 5, được gọi là kim loại nhẹ. Ví dụ: K, Al, Na, Mg,…
  • Kim loại nào có tỉ khối cao hơn 5,được gọi là kim loại nặng. Ví dụ: Ag, Fe, Au, Cu, Zn,…

Nhiệt độ nóng chảy

Mỗi một kim loại có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Thủy ngân (Hg) là kim loại có nhiệt độ nóng chảy nhỏ nhất -39 độ C và Vonfram (W) là kim loại có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất 3422 độ C.

>> Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Toppy

Độ cứng

Các kim loại không giống nhau sẽ có độ cứng không giống nhau. Bạn có biết có những kim loại mềm như sáp, có thể dùng dao cắt được không, đó là kim loại kali (K), Natri (Na),…Bên cạnh đó, chúng lại có những loại rất cứng, không thể đục dũa được là Crom (Cr), Vonfram (W),…

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về tính chất vật lý của kim loại, chúng được ứng dụng trong đời sống và sản xuất như thế nào. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn học tập và nghiên cứu được nhiều kiến thức. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

  • Dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ lớp 9
  • Tính chất hóa học đặc trưng của Kim loại là gì – Hóa học lớp 9
  • Tính chất hóa học của phi kim – Những lưu ý khi học

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Học online cùng Toppy
Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.

Từ khóa » Những Tính Chất Vật Lý Chung Của Kim Loại Như Tính Dẻo