Tính Chất Vật Lý Và So Sánh Nhiệt độ Sôi Của Các Chất Hữu Cơ
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Ngữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12 Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12 Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp án Giải đáp Trắc nghiệm Đăng nhập Tạo tài khoản Đăng Nhập với Email Đăng nhập Lấy lại mật khẩu Đăng Nhập với Facebook Google Apple
Tạo tài khoản Doctailieu
Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi
Tạo tài khoản Tạo tài khoản với Facebook Google Apple Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Lấy lại mật khẩu Nhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Luyện Thi THPTTrắc nghiệm môn Hoá Học Luyện Thi THPTBài tập trắc nghiệm so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ - Ôn tập các kiến thức về tính chất vật lý của các chất hữu cơ và so sánh nhiệt độ sôi của hợp chất
Danh sách câu hỏi Đáp ánI. Cơ sở lý thuyết về so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ
1. Các chất liên kết ion có nhiệt độ sôi lớn hơn so với các chất cộng hóa trị. Ví dụ: nhiệt độ sôi: H2N-CH2-COOH > CH3COOH 2. Đối với các chất có liên kết cộng hóa trị - Các yếu tố ảnh hướng tới nhiệt độ sôi: Liên kết hidro, khối lượng phân tử và hình dạng phân tử. a. Liên kết Hidro - Liên kết hidro là liên kết được hình thành phân tử mang điện tích (+) và phân tử mang điện tích (-) giữa các phân tử khác nhau. - Các chất có lực liên kết hidro càng lớn thì nhiệt độ sôi càng lớn. Ví dụ: nhiệt độ sôi CH3COOH > CH3CH2OH - Cách so sánh nhiệt lực liên kết Hidro giữa các chất: Đối với các nhóm chức khác nhau: -COOH > -OH > -COO- > -CHO > -CO- (axit)-(ancol)-(este)-(andehit)-(ete)-(phenol) * Lưu ý: Trong chương trình phổ thông chỉ xét liên kết Hidro giữa phân tử H (mang điện tích dương +) và phân tử O (mang điện tích âm -). - Đối với các chất cùng nhóm chức: Đối với các chất có cùng nhóm chức, gốc R- liên kết với nhóm chức ảnh hưởng đến lực liên kết Hidro. + Gốc R- là gốc hút e sẽ làm cho lực liên kết Hidro tăng lên + Gộc R- là gốc đẩy e làm giảm lực liên kết Hidro b. Khối lượng phân tử - Các chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. Ví dụ: Khối lượng phân tử lớn nhiệt độ sôi lớn hơn: CH3COOH > HCOOH c. Hình dạng phân tử: - Phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp hơn phân tử mạch không phân nhánh. * Giải thích: - Theo cơ sở lí thuyết về sức căng mặt ngoài thì phân tử càng co tròn thì sức căng mặt ngoài càng thấp -> phân tử càng dễ bứt ra khỏi bề mặt chất lỏng -> càng dễ bay hơi -> nhiệt độ sôi càng thấp. * Lưu ý: - Đồng phân Cis có nhiệt đô sôi cao hơn Trans (do lực monet lưỡng cực). - Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy - Nếu có H2O: t(H2O) = 100oC > ancol có 3 nguyên tử C và < ancol có từ 4C trở lên - Nếu có phenol: phenol > ancol có 7C trở xuống và axit có ≤ 4CII. Phương pháp giải bài tập so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ
1. Phân loại là chất liên kết ion hay cộng hóa trị - Đối với các chất liên kết cộng hóa trị thực hiện các bước tiếp theo sau: - Phân loại các chất có liên kết Hidro: Việc đầu tiên chúng ta sẽ phân loại các chất có liên kết Hidro và các chất không có liên kết Hidro ra thành các nhóm khác nhau. - So sánh giữa các chất trong cùng 1 nhóm. + Trong cùng nhóm có liên kết Hidro sẽ phân thành các nhóm nhỏ chức khác nhau, dựa theo quy tắc các lực liên kết Hidro giữa các chất để xác định nhóm nhỏ nào có nhiệt độ sôi thấp, cao hơn. + Trong cùng nhóm chức không có lực liên kết Hidro thì dựa vào khối lượng, hình dạng phân tử để so sánh nhiệt độ sôi. - Kết luận: Dựa vào các bước phân tích ở 1 và 2 để tổng kết và đưa ra đáp án chính xác. 2. Trình tự so sánh nhiệt độ sôi - Phân loại liên kết Hidro và không liên kết Hidro - Nhóm liên kết Hidro: Loại liên kết hidro → Khối lượng → Cấu tạo phân tử - Nhóm không lk Hidro: Khối lượng → Cấu tạo phân tửIII. Bài tập trắc nghiệm so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ
Câu 1. Chất nào sau nặng hơn H2O? A. ancol etylic B. triolein C. benzen D. glixerol Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các chất tan vô hạn trong nước? A. CH3COOH, C3H7OH, C2H4(OH)2 B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH C. HCOOH, CH3COOH, C3H7COOH D. C2H5COOH, C3H7COOH, HCHO Câu 3. Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài? A. Isoamyl axetat B. Etyl axetat C. Benzyl axetat C. Benzyl axetat Câu 4. Este nào sau đây có mùi dứa chín: A. etyl isovalerat B. etyl butirat. C. benzyl axetat D. isoamyl axetat Câu 5. Trong số các este sau, : A. Metyl axetat B. Isoamyl axetat. C. Etyl fomiat D. Amyl propionat. Câu 6. Chất béo nào sau đây ở trạng thái rắn ở điều kiện thường? A. Tristearin B. Triolein C. Trilinolein D. Trilinolenin. Câu 7. Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí? A. Anilin B. Glyxin. C. Metylamin D. Etanol Câu 8. Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng ? A. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc B. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen C. Metylamin, etylamin, đimetylamin, trimeltylamin là chất khí, dễ tan trong nước D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng. Câu 9. Chất có trạng thái khác với các chất còn lại ở điều kiện thường là : A. axit glutamic B. metyl aminoaxetat C. Alanin. D. Valin Câu 10. Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là: A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH C. CH3NH2 D. C2H5OH. Câu 11. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các chất sau? A. CH2(NH2)COOH B. CH3CH2OH C. CH3CH2NH2 D. CH3COOCH3 Câu 12. Cho các chất sau đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là ? A. CH3CHO B. CH3CH2OH C. CH3CH3 D. CH3COOH Câu 13. Trong số các chất cho dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. C2H5OH B. CH3CHO C. CH3OCH3 D. CH3COOH. Câu 14. Cho các chất sau đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là ? A. CH3OH B. CH3CH2OH C. CH3CH2COOH D. CH3COOH Câu 15. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. CH3COOH B. CH3COOCH3 C. HCOOH D. C2H5OH. Câu 16. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là A. C2H5OH B. CH3CHO C. CH3COOH D. C2H6. Câu 17. Cho dãy các chất: etan, ancol etylic, axit axetic, etyl axetat. Chất trong dãy có nhiệt độ sôi cao nhất là A. ancol etylic B. etyl axetat C. axit axetic . D. etan. Câu 18. Trong các chất: ancol propylic, metylfomat, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là A. axit oxalic B. Metyl fomat C. axit butiric D. etylen glicol. Câu 19. Nhiệt độ sôi của mỗi chất tương ứng trong dãy các chất sau đây, dãy nào hợp lý nhất ?C2H5OH HCOOH CH3COOH A. 118,2oC100,5oC78,3oC. B. 100,5oC78,3oC118,2oC C. 78,3oC100,5oC118,2oC. D. 118,2oC78,3oC100,5oC Câu 20. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là : A. C3H8, CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3 B. C3H8, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH C. C3H7OH, C3H8, CH3COOH, HCOOCH3 D. C3H8, C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH Câu 21. Dãy được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là: A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO B. C2H5OH, CH3CHO, HCOOH, CH3COOH C. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH D. HCOOH, CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH Câu 22. Xét các chất: etyl axetat (1), ancol etylic (2), axit axetic (3). Các chất trên được xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần (từ trái sang phải) là A. (2) < (3) < (1). B. (1) < (2) < (3). C. (3) < (1) < (2). D. (1) < (3) < (2). Câu 23. Cho các chất X, Y, Z, T có nhiệt độ sôi tương ứng là $21^oC; 78,3^oC; 118^oC; 184^oC$. Nhận xét nào sau đây đúng : A. X là anilin B. Z là axit axetic C. T là etanol D. Y là etanal.đáp án Bài tập trắc nghiệm so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
Câu 1 | D | Câu 13 | D |
Câu 2 | B | Câu 14 | C |
Câu 3 | C | Câu 15 | B |
Câu 4 | B | Câu 16 | D |
Câu 5 | B | Câu 17 | C |
Câu 6 | A | Câu 18 | B |
Câu 7 | C | Câu 19 | C |
Câu 8 | B | Câu 20 | B |
Câu 9 | B | Câu 21 | C |
Câu 10 | B | Câu 22 | B |
Câu 11 | A | Câu 23 | B |
Câu 12 | D |
Phạm Dung (Tổng hợp)
Facebook twitter linkedin pinterestChi tiết Hóa mã đề 4 kỳ thi tốt nghiệp 2024
Chi tiết Hóa mã đề 1 kỳ thi tốt nghiệp 2024 kèm hướng dẫn
Giải đáp đề thi thử Hóa 2024 THPT Đô Lương 1 lần 2
Luyện giải đề thi Hóa THPT 2024 trường Kim Liên lần 4
Cùng giải đáp đề Hóa Nam Định lần 2 có gợi ý từng câu hỏi
Luyện giải đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn hóa Sơn La lần 2
XTừ khóa » Chất Có Nhiệt độ Sôi Thấp Nhất Là A. Hcooch3 B. C2h5oh. C. Ch3cooh. D. C6h5nh2
-
Chất Có Nhiệt độ Sôi Thấp Nhất Là - Khóa Học
-
Chất Có Nhiệt độ Sôi Thấp Nhất Là A. CH3COOH. B ...
-
Chất Có Nhiệt độ Sôi Thấp Nhất Là A. HCOOCH3 B. C2H5OH. C ...
-
Chất Có Nhiệt độ Sôi Thấp Nhất Là: A. CH3COOH B. C6H5NH2 C ...
-
Chất Có Nhiệt độ Sôi Thấp Nhất Là A. CH3COOH ...
-
Chất Có Nhiệt độ Sôi Thấp Nhất Là - Vietjack.online
-
Hcooch3 Có Nhiệt độ Sôi Thấp Hơn Ch3cooh?
-
Chất Nào Sau đây Có Nhiệt độ Sôi Thấp Nhất?
-
So Sánh Nhiệt độ Sôi-tính Axit-bazo | Xemtailieu
-
So Sánh Nhiệt độ Sôi Các Chất Sau HCOOCH3 CH3COOH C2H5OH ...
-
CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3, HCOOH. Chất Có Nhiệt độ Sôi ...
-
HCOOCH3 Có Nhiệt độ Sôi Cao Hơn C2H5OH
-
Lớp 11 đại Cương Hóa Hữu Cơ 9 Câu Từ đề Thi Thử Năm 2018 Giáo ...