Tính Dân Tộc Của Nền Văn Hóa được Thể Hiện Như Thế Nào - Hỏi Đáp

Câu hỏi. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới?

Nội dung chính Show
  • Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới
  • Tính dân tộc, khoa học, đại chúng của văn hóa
  • Tham khảoSửa đổi
  • 1. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
  • Video liên quan

Trả lời:

Sự khác nhau giữa nền văn hoá mới Việt Nam với nền văn hoá cũ trước hết ở tính chất cơ bản của nó. Nền văn hoá cũ mang tính chất nô dịch, ngu dân đã được Hồ Chí Minh phân tích, tố cáo, lên án trong nhiều bài viết, nhất là trong Bản án chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương.

Trong Đề cương văn hóa năm 1943 lần đầu tiên Đảng ta nêu lên ba tính chất của cuộc vận động xây dựng nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc lại ba tính chất này. Ngày 7-9-1945, trong buổi tiếp đoàn đại biểu ủy ban Văn hóa lâm thời Bắc Bộ, Người nói: Cái văn hóa mới này cần phải có tính cách khoa học, tính cách đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại.

Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), Người khẳng định phải “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”'.

- Tính dân tộc của văn hoá

Tính dân tộc của văn hóa là sự thể hiện của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, nên trước hết nó phải được thể hiện ở nội dung tuyên truyền cho "lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” và “tinh thần vì nước quên mình” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.

Tính dân tộc của văn hóa đòi hỏi phải thể hiện được cốt cách và tâm hồn con người Việt Nam, đó là truyền thống yêu nước, cần cù, dũng cảm, đoàn kết, thương người... tóm lại là tất cả những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và tính cách Việt Nam đã được hun đúc trong suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước

Muốn thể hiện được yêu cầu này, Hồ Chí Minh đòi hòi các nhà văn hóa - văn nghệ phải đi sâu vào quần chúng nhân dân, thực hiện ba cùng với họ, có thể mới phát hiện và mô tả được chiều sâu của tính cách và tâm hồn quần chúng, lại phải học Lịch sử, hiểu truyền thống dân tộc. Người từng cảnh báo: “Coi chừng, có nhiều người Việt Nam lại không hiểu rõ lịch sử, đất nước, con người và những cái vốn rất quý báu của mình bằng những người nước ngoài"[1]. Lại cũng phải hiểu kỹ hiểu sâu truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Người căn dặn văn nghệ sĩ: Nghệ thuật của cha ông hay lắm, tốt lắm! Cố mà giữ gìn; làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu

Tính dân tộc của văn hóa còn được thể hiện ở hình thức và phương tiện diễn đạt. Mỗi dân tộc có nếp cảm, nếp nghĩ riêng, có hình thức diễn đạt riêng đi thẳng vào lòng người, lay động sâu xa tâm hồn họ. Người nhắc nhở: “Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải học cách kể chuyện của nhân dân’”.

Về mặt ngôn ngữ, Người căn dặn: '‘Tiếng nói là một thứ của cải rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi”[2].

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa. rất toàn diện và sâu sắc, từ nội dung đến hình thức diễn đạt. Bản thân Người là nhà văn hóa kiệt xuất, là biểu tượng cao đẹp của bản sắc, tính cách, tâm hồn dân tộc là tấm gương cho các nhà văn hóa - văn nghệ học tập và noi theo.

- Tính khoa học của văn hóa

Nhấn mạnh giá trị của truyền thống dân tộc, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ trong truyền thống có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Một trong những thiếu hụt của văn hóa cổ truyền là chưa hình thành được một truyền thống khoa học. Tư duy nông nghiệp là một loại tư duy kinh nghiệm, không mở đường cho khoa học tự nhiên phát triển, nên tư duy lý luận, khái niệm khoa học, phương pháp khoa học chưa trở thành mặt chủ đạo của ý thức toàn xã hội. Trong điều kiện đó, mê tín dị đoan có đất để phát triển.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Nay nước ta đã được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân.

Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ; phải truyền bá tư tưởng triết học mácxít. Đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm thần bí, mê tín, dị đoan. Người giao cho ngành giáo dục phải “dạy bảo các cháu thiếu niên về khoa học, kỹ thuật, làm cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học, để mai sau các cháu trở thành những ngưòi có thói quen sinh hoạt và làm việc theo khoa học”[3].

Người nhắc nhở ngành văn hóa: trong việc khôi phục vốn cũ chỉ “nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra", không được “khôi phục cả đồng bóng, rước xách thần thánh’’”.

Để tuyên truyền nếp sống vệ sinh, phong cách sống và làm việc theo khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết các tác phẩm Đời sống mới, Sửa đổi lối làm việc, nhằm tổ chức lại các quan hệ văn hóa từ trong một nhà, một làng, một trường học đến các cơ quan, đơn vị bộ đội, v.v. sao cho việc ăn, ở. học tập, lao động... phải tuân theo Đời sống mới, bài trừ các phong tục tập quán cổ hủ, làm cho nếp sống xã hội ta mỗi ngày một tiến bộ hơn, hợp với khoa học và văn minh.

Tính đại chúng của văn hóa

Đây là vấn đề thuộc về tính nhân dân, về đối tượng phục vụ của văn. hóa - nghệ thuật. Trước kia, trong xã hội cũ, văn hóa - nghệ thuật được coi là món ăn tinh thần sang trọng, chỉ dành riêng cho một thiểu số người ăn trên ngồi chốc. Đó là một trong những điều bất công của xã hội cũ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, sáng tạo ra văn hóa, do đó họ phải được hưởng thụ các giá trị văn hóa. Người nói: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa.

Từ đó Người đặt vấn đề: "Văn hóa phục vụ ai” và Người khẳng định dứt khoát: Văn hóa phải phục vụ đại đa số nhân dân, phải hướng về đại chúng, phải phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Người thường xuyên nhắc nhở người cầm bút: “Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai?

Viết cho đại đa số: Công - Nông - Binh.

Viết để làm gỉ?

Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng”2.

Tại Hội nghị những người tích cực làm công tác văn hóa quần chúng (2-1960), Người nói: “Văn hóa phải thiết

thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng”[4].

Văn hóa là trình độ phát triển của con người, do con người làm ra, nó phải trở về phục vụ con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh giải phóng dân tộc để đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trong đó có văn hóa. Đó là tính nhất quán trong sự nghiệp cách mạng của Người.

Tính đại chúng của văn hóa đòi hỏi các nhà hoạt động văn hóa phải tăng cường liên hệ với thực tế, đi sâu vào cuộc sống của nhân dân vừa để tìm hiểu và phản ánh những nỗi lo âu và suy nghĩ, khát vọng và tình yêu, cuộc đời và số phận của nhân dân; vừa để đem ánh sáng văn hóa đến mọi người mọi nhà, nhất là các vùng sâu, vùng xa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình: "Phải thấy rằng nói chung văn hóa của ta còn loanh quanh trong thành phố, chỗ dễ ăn. chứ chưa đến chỗ đồng bào Mèo, đồng bào Mán”[5].

Tóm lại, ba tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất, ngày càng thấm sâu vào ý thức sáng tạo của các nhà hoạt động văn hóa nước ta, giúp họ sáng tạo nên những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn hóa mới. Dù sau này, tính chất của nền văn hóa mới có sự thay đổi nhất định về cách diễn đạt, nhưng tinh thần cốt lõi của nó cũng không đi ra ngoài ba tính chất đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên từ những ngày đầu dựng nước.

Từ khóa » Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Của Văn Hóa