Tính Dân Tộc Trong Thơ Tố Hữu Qua Bài Thơ Việt Bắc - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Thạc sĩ - Cao học
Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.26 KB, 19 trang )

Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam.Một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền trong thơ Tố Hữu chính là tínhdân tộc. GS Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: “Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ TốHữu đối với công chúng đông đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà vànhuẫn nhuyễn.” Ông đã kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dângian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệthuật thể hiện. Với việc tìm hiểu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu chúng ta sẽ thấyđược nỗi lòng của con người Việt Nam, thấy được bản sắc, hơi thở, tinh thần củadân tộc Việt Nam.Để hiểu rõ hơn về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểubài thơ tiêu biểu của ông: Việt Bắc. Bài thơ là khúc tình ca và cũng là khúc hùng camà cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nước, là truyền thống ânnghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc. ***Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu thế nào là tính dân tộc trong văn học?Dân tộc là gì? Đó là một cộng đồng người ở trong một khu vực địa lý cóchung một ngôn ngữ, một tập quán, phong tục, tâm lý…Việt Nam có 54 dân tộcanh em. Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng nhưng đều mang đặc điểm chungcủa Tổ quốc Việt Nam không lẫn với nước nào trên thế giới. Tính dân tộc trong văn học là thuộc tính, là bản chất xã hội của văn học. Kháiniệm thuộc phạm trù tư tưởng, thẩm mỹ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học vàdân tộc, thể hiện qua những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho cácsáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử, phânbiệt với văn học dân tộc khác. Tính dân tộc thể hiện ở mọi yếu tố từ nội dung đến hình thức của sáng tác vănhọc. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu trước hết được xem xét toàn diện từ sự mô tảcuộc sống và đấu tranh độc đáo của dân tộc ta, sự phác họa con người Việt Namvới truyền thống đạo đức, đặc điểm tâm lý và tái hiện phong cảnh đất nước. BằngHVTH: Ngô Minh Nhàn 1 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc ngôn ngữ nghệ thuật, thể thơ và nhạc điệu mang đậm màu sắc dân tộc. Tố Hữu lànhà thơ dân tộc trong cái ý nghĩa đầy đủ và tự hào của khái niệm này. Về nội dung, dễ dàng nhận thấy trước hết là tính dân tộc biểu hiện trong sựphản ánh màu sắc dân tộc của thiên nhiên, của đời sống vật chất và tinh thần của xãhội. Nội dung căn bản của tính dân tộc là ở tinh thần dân tộc, tính cách dân tộc vàcái nhìn dân tộc đối với cuộc đời.Về hình thức, tính dân tộc biểu hiện ở chỗ: mỗi nền văn học dân tộc có hệthống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện riêng, nhất là cóngôn ngữ dân tộc thể hiện bản sắc riêng trong tư duy và tâm hồn của dân tộc mình.I. TÍNH DÂN TỘC TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG BÀI THƠ VIỆT BẮC1. Con người trong cuộc kháng chiến của dân tộc1.1. Hình ảnh lãnh tụ - Bác HồCó thể nói, trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là người có nhiều tácphẩm sâu sắc và cảm động về Bác Hồ: Hồ Chí Minh, Sáng Tháng Năm, Cánh chimkhông mỏi, Theo Chân Bác, Ta đi tới, Việt Bắc…những tác phẩm ấy không phải chỉlà cảm xúc riêng của nhà thơ mà còn là tấm lòng của những người con Việt Namhướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, mà qua những bài thơ đó, Tố Hữu đã thểhiện tập trung những suy nghĩ, cảm xúc của mình về hình tượng Hồ Chí Minh vớitất cả lí tưởng, lẽ sống, niềm vui và những ân tình cách mạng. Có lẽ chưa bao giờtrong văn học Việt Nam hình ảnh vị lãnh tụ, vị cha già kính yêu của dân tộc hiệnlên như một chủ đề sáng tác chính trong thơ văn Việt Nam rõ ràng mà sâu sắc đếnvậy.Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Việt Bắc là kết tinh của những tinh hoa dântộc. Bác hiện lên thật bình dị, gần gũi và thiết tha giữa “hình”, “tình” và nhạc:Mình về với Bác đường xuôiThưa rằng Việt Bắc không nguôi nhớ NgườiHVTH: Ngô Minh Nhàn 2 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người Tố Hữu gọi Bác Hồ là Bác, là Người và đặc biệt gọi là ông Cụ. Tiếng gọi nghetha thiết, chất chứa bao ân tình mà gần gũi xiết bao. Rừng núi trông theo cái điều kìảo diễn ra như một chuyện thần tiên mà không làm ai ngỡ ngàng, vì ông tiên đó làcon người áo nâu túi vải mà ai cũng biết, cũng ngưỡng mộ. “chiếc áo nâu” là hìnhảnh gần gũi đối với những người dân Việt Nam. Không những thế Bác còn là niềmtin, là ánh sáng nâng bước và sưởi ấm lòng mỗi người trong những hoàn cảnh đentối nhất:Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Đây là hình ảnh trở thành điểm quy tụ mọi suy nghĩ và tình cảm. Kết cấu nàybắt đầu từ Bài Ca tháng Mười, qua Việt bắc sẽ còn được tiếp tục trong Xưa nay,Mười năm và Ba mươi năm đời ta có Đảng. Nó chứng tỏ những tình cảm thiết thacủa nhà thơ đối với Bác, đồng thời ở một mức độ nhất định cũng nói lên quanniệm của nhà thơ về vai trò của Người đối với cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta.1.2. Hình ảnh áo chàmÁo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nayÁo chàm là hình ảnh hoán dụ chỉ những người dân Việt Bắc nghĩa tìnhnhưng cũng rất đỗi anh hùng. Việt Bắc đã ca ngợi một tình cảm rất đẹp của ngườiViệt Nam. Mười lăm năm trước họ là những người hoàn toàn xa lạ với nhau. Cuộcchiến tranh đã đẩy họ về gặp nhau tại chiến khu Việt Bắc này. Mười lăm năm mộtHVTH: Ngô Minh Nhàn 3 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc quãng thời gian không phải là ngắn, biết bao kỉ niệm biết bao những cay đắng ngọtbùi đã trải qua giờ đây đến giây phút chia tay, ai cũng bịn rịn, ai cũng nghẹn ngào. Tố Hữu đã một lần nữa cho chúng ta thấy được tính cách dân tộc của ngườiViệt Nam “trọng nghĩa, trọng tình”. Dân tộc ta rất giàu tình cảm. Tình cảm đã làmcho con người qua cay đắng vẫn ngọt ngào, “Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tươitình bạn”. Tố Hữu ca ngợi tình cảm thuỷ chung, đặc điểm này có cội rễ sâu xatrong truyền thống dân tộc, lại được bồi bổ phát huy thêm trong đấu tranh cáchmạng. Người dân Việt Nam mang nặng tình nghĩa đối với Đảng đã hồi sinh đấtnước, đem lại cuộc đời mới cho riêng mỗi người. Chính vì “ngọt bùi nhớ lúc đắngcay” mà “lòng ta ơn Đảng đời đời”:- Nước trôi, lòng suối chẳng trôi Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non Ðá mòn nhưng dạ chẳng mòn Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa. Người Việt Nam yêu quý đất nước mình, tự hào về dân tộc mình. Nghĩa tìnhthuỷ chung là đặc tính của dân tộc ta từ nghìn xưa đến nay. Trong đấu tranh giankhổ, tình cảm ấy lại càng ngời sáng. Những con người hầu hết đã lớn lên cùng cáchmạng, luôn gắn bó với quê hương đất nước.Tác giả đã cố gắng bắt lấy những hình ảnh, âm thanh của đời sống rất đờithường nhưng cũng xiết bao gợi cảm ở chốn rừng núi xa xôi:Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa.(Việt Bắc)Bài thơ được viết khi trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về lại thủđô Hà Nội, từ góc độ cuộc kháng chiến thành công mà nhìn lại căn cứ địa Việt Bắc,chiếc nôi của Cách mạng đầu não của cuộc kháng chiến. Bài thơ là cuộc đối thoạigiữa mình với ta, ta với mình nhưng tình điệu, hơi thơ có khi cả lời thơ quấn quýthòa quyện. Mở đầu bài thơ là câu hỏi:HVTH: Ngô Minh Nhàn 4 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Mười lăm năm ấy bao nhiêu sự kiện lịch sử trọng đại của đã diễn ra, xuấtphát từ cái nôi cách mạng. Việt Bắc hiện lên với những con người thật đẹp biết bao. Tác giả đã dùng haihình ảnh đối lập để nói về tấm lòng của họ:Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son “Hắt hiu lau xám” những ngôi nhà còn nghèo, còn nhiều vất vả nhưng tấmlòng của họ thì son sắt thủy chung vạn lần. Đó là hình ảnh của “người mẹ nắngcháy lưng” vẫn đang ngày đêm góp công sức của mình cho cuộc kháng chiến. Đólà hình ảnh của những con người Việt Bắc trong cuộc sống đời thường hài hòa vớihình ảnh thiên nhiên:Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Đoạn thơ hiện lên “dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa” trong “côngviệc thầm lặng” của người Việt Bắc và dưới ánh sáng của rừng mơ mùa xuân, hìnhảnh cô gái Việt Bắc hiện lên thật thanh mảnh, dịu dàng. Cô sơn nữ một mình trongnúi rừng không gợi ấn tượng buồn hiu hắt mà lại mang vẻ đẹp khoẻ khoắn vì côhiện lên trong tư thế lao động vất vả, giản dị nhưng cũng rất thơ mộng.HVTH: Ngô Minh Nhàn 5 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc 1.3. Hình ảnh chiến sĩ cách mạngNhững người chiến sĩ cách mạng đến với núi rừng Việt Bắc trong giờ phútchia ly cũng đầy tâm trạng:- Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Mười lăm năm gắn bó chắc chắn sẽ có nhiều điều muốn nói nhưng giờ phútchia tay này họ chẳng biết nói gì với nhau. “cầm tay” cái cầm tay chứa chan baotình cảm, như muốn truyền hơi ấm cho nhau. Không nói gì nhưng đã nói vạn lời.Tấm lòng của họ luôn thủy chung, son sắt:- Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu Rời xa Việt Bắc họ ôm bao nhiêu nỗi nhớ: “từng bản khói cùng sương”,“rừng nứa bờ tre”, “ngày tháng cơ quan”, “lớp học i tờ”…Dẫu cuộc chiến gian khổnhiều vất vả “Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” nhưng tâm hồn những ngườichiến sĩ cách mạng vẫn:Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Lạc quan, yêu đời là bản chất tính cách của con người Việt Nam. Đó chính lànguồn sức mạnh lớn lao giúp con người Việt Nam vượt qua bao khó khăn chônggai của cuộc đời. Ân tình là vậy, thủy chung là vậy, hiền lành là vậy nhưng khi vào trận chiến,đối mặt với kẻ thù họ mạnh mẽ vô cùng:Những đường Việt Bắc của ta Ðêm đêm rầm rập như là đất rung HVTH: Ngô Minh Nhàn 6 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Những nhịp điệu đêm đêm, những điệp thanh rầm rập cùng với hình thức sosánh đã gợi tả thật hay, thật hào hùng âm vang cuộc kháng chiến thần thánh. Khíthế chiến đấu thần kì của quân và dân ta làm rung chuyển đất trời, không một thếlực nào có thể ngăn cản được. Cả một dân tộc ào ào ra trận. Và còn có sự góp sứckhông nhỏ của hàng chục vạn anh chị dân công:Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Họ là những người đã khuân, đã vác, đã thồ hàng trăm cây số từ mấy mươitỉnh khác nhau ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Trung đi hàng trăm ngàyđường, qua hàng trăm đêm trắng dưới mưa bão của đất trời và bom đạn đem đượclương thực đến tận tay các chiến sĩ. Chiến dịch Điện Biên Phủ là cả một kì công vềgiao thông tiếp vận mà kẻ thù không sao có thể tưởng tượng nổi. Nó hiểu làm saonổi, ước lường làm sao hết cái giá mồ hôi của một bát gạo, một viên đạn mà nhândân ta đã cung ứng cho chiến trường Tây Bắc. Như vậy có thể nhận thấy, bài thơ Việt Bắc đã khắc họa hình ảnh con ngườiViệt Nam, những con người mang những nét đặc trưng tiêu biểu cho dân tộc ViệtNam: thủy chung, ân tình, luôn luôn lạc quan yêu đời vượt qua mọi gian khổ vàcũng rất anh hùng, dũng mãnh trong chiến đấu. 2. Phong cảnh thiên nhiên đất nước mang bản sắc Việt NamThiên nhiên không chỉ có vẻ đẹp tự tại, không chỉ hé mở cho những tâm hồnriêng lẻ mà gắn liền với quê hương đất nước với đời sống lao động và chiến đấu,với sinh hoạt với những vui buồn của mỗi người Việt Nam. Bức tranh tứ bình trongbài thơ Việt Bắc được xem là một trong những bức họa đẹp nhất của núi rừng conngười Việt Bắc:Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. HVTH: Ngô Minh Nhàn 7 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau. Thiên nhiên làm nền cho vẻđẹp của con người xuất hiện. Thiên nhiên có con người thiên nhiên càng thêm hữutình. Một bông hoa chuối rực đỏ như một ngọn lửa, cháy bùng lên giữa rừng xanhbạt ngàn xua tan đi cái lạnh lẽo giữa mùa đông giá rét. Con người bước đi hiênngang “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Những đóa hoa mơ dệt núi rừng thànhtấm thảm màu trắng tinh khôi. Con người miệt mài với công việc đan nón củamình. Mùa hạ đến, rừng phách như đổ cả hũ mực xuống bức tranh vàng rực rỡ trànđầy sức sống, sáng bừng cả thiên nhiên và con người. Đẹp nhất có lẽ là hình ảnhánh trăng. Bởi đó là ánh trăng của hòa bình của yên vui và hạnh phúc. Ánh trănghòa quyện trong tiếng hát của con người. Việt Bắc không chỉ là hình ảnh của riêng Tây Bắc. Tố Hữu nhắc đến rấtnhiều địa danh, có những cái tên đã đi vào lịch sử, cắm nên những cột mốc lớn nhỏcủa cuộc kháng chiến, những tên đã làm nên nội dung, linh hồn của quê hương đấtnước:Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? …Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy…Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà Niềm vui chiến thắng đến với Việt Bắc từ muôn nơi:Tin vui chiến thắng trăm miềm Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về HVTH: Ngô Minh Nhàn 8 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Vui từ Ðồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. Miền đất nào cũng muốn góp phần mình vào cuộc kháng chiến, xây dựng đấtnước giàu đẹp hơn, hùng mạnh hơn:Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng …Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Ðông Xuất, mía đường tỉnh Thanh…Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông…Nhưng thiên nhiên Việt Bắc không chỉ đẹp, nó cũng khắc nghiệt:Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Tạo hóa ban tặng cho dải đất hình chữ S của Việt Nam nhiều thuận lợi chúngta có núi cao, sông dài, có biển, có rừng …nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thiêntai. Những ngày nước lũ tràn về, Việt Bắc ngập tràn trong mây mù. II. TÍNH DÂN TỘC TRÊN PHƯƠNG DIỆN PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG BÀI THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮUPhần I chúng ta đã đi vào tìm hiểu tính dân tộc của thơ Tố Hữu trong bài thơViệt Bắc trên phương diện nội dung. Nếu xét về hình thức nghệ thuật thì tính dântộc trong nghệ thuật của thơ Tố Hữu được thể hiện ở những nét chính sau đây:ngôn ngữ, nhạc điệu, hình ảnh, thể thơ đậm đà tính dân tộc. Lối cấu tứ, kết cấu giàusắc thái ca dao,thể thơ dân tộc được vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo.1. Ngôn ngữNgôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Tính dân tộc trong ngôn ngữ đượcthể hiện một cách đặc sắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Đó là ông đã vậndụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo cặp đại từ nhân xưng “mình, ta” của cadao xưa. Ở bài thơ Việt Bắc các cặp đại từ “mình, ta” được sử dụng một cách hếtsức sinh động và linh hoạt mang nhiều sắc thái ngữ nghĩa.HVTH: Ngô Minh Nhàn 9 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Cách xưng hô “mình, ta” trong lời đối đáp vốn là cách xưng hô của nhữngđôi bạn tình trong ca dao tình yêu:Mình nói với ta mình hãy còn sonTa đi qua ngõ thấy con mình bòCon mình những trấu cùng troTa đi xách nước tắm cho con mình. Hay:Mình về mình bỏ ta đây Như con tơ rối gỡ ngày nào xong.Mình về mình có nhớ taTa về ta nhớ hàm răng mình cườiỞ đây người Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến đã coi nhau như nhữngngười bạn tình, người bạn đời từng gắn bó tri kỷ suốt mười lăm năm thiết tha sâunặng. Vì thế nhà thơ đã để cho họ xưng hô là “mình” với “ta” rất ngọt ngào thắmthiết. Trong bài thơ đã có một sự chuyển hoá giữa hai nhân vật trữ tình Mình – Tavà có sự sáng tạo của nhà thơ trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống khi sử dụng hai đạitừ này:Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?Nhưng ở những câu hỏi dồn dập tiếp theo, có một câu hỏi đọng lại nhiều bănkhoăn, day dứt mà cũng rất nặng nghĩa nặng tình:Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?Tố Hữu đã thêm hương sắc cho từ “mình” của ca dao, “mình” và “ta” tuy hailà một. Điều này nói lên sự gắn bó sâu nặng giữa quê hương Việt Bắc và người cánbộ kháng chiến, giữa nhà thơ với chiến khu cách mạng. Phải chăng đây cũng chínhHVTH: Ngô Minh Nhàn 10 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc là sự phân thân của chủ thể trữ tình là nhà thơ đang đắm mình trong dòng hoàiniệm thiết tha:- Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi , mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.Mượn cách xưng hô “mình – ta” của ca dao xưa Tố Hữu đã đem lại cho bàithơ Việt Bắc một vẻ đẹp riêng khiến cho bài thơ vừa dồi dào sắc thái trữ tình đờithường với những lời dặn dò, nhắn nhủ hứa hẹn, thề nguyền rất riêng tư, lại vừađậm đà sắc thái dân tộc, đồng thời diễn đạt được một tình yêu rộng lớn sâu sắc,mang tính khái quát, mang yếu tố trữ tình sử thi. Đó là tiếng nói của tình yêu nước.Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã vận dụng một cách nhuần nhị và tài tình cáchnói tu từ phong phú, tế nhị mà giàu sức biểu đạt của ca dao dân ca xưa.Ngoài việc vận dụng đại từ nhân xưng trong ca dao ông còn trở về với cộinguồn dân gian của dân tộc bằng cách mượn ý những câu ca dao, tục ngữ hay sángtạo những câu thơ theo hơi hướng ca dao. Câu thơ: Mình về mình có nhớ không /Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? lấy ý từ câu tục ngữ quen thuộc: “Uốngnước nhớ nguồn”. Thơ ca dân gian hay viết về nỗi nhớ nhung, Việt Bắc của Tố Hữucũng vậy: Nhớ gì như nhớ người yêu Nhớ từng bản khói cùng sương…Nhớ từng rừng nứa bờ tre…Nhớ người mẹ nắng cháy lưng…Nhớ những cảnh quân đi điệp điệp trùng trùng, nhớ một buổi họp Trungương, lớp học i tờ, một vầng trăng thu…Đó là tất cả những kỉ niệm đáng nhớ trongkháng chiến nên nó có gì đó gần gũi với nỗi nhớ da diết đến cháy lòng trong cadao:Nhớ ai nhớ mãi thế nàyHVTH: Ngô Minh Nhàn 11 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Nhớ đêm quên ngủ nhớ ngày quên ănNhớ ai cơm chẳng buồn ănĐã bưng đến bát lại dằn xuống mâm…Nhớ ai bổi hổi bồi hồiNhư đứng đống lửa như ngồi đống than(Ca dao)Nhớ nhung là một trạng thái tình cảm thường xảy ra mà ai cũng có thể bắtgặp. Trong bài thơ Việt Bắc, nỗi nhớ đa dạng, bát ngát, mênh mông. Nó cụ thể màbao quát, gần gũi mà thiêng liêng, tha thiết mà không bi lụy.Những câu thơ nhắc đến những địa danh của đất nước cũng gợi ta nhớ đếnnhững câu thơ trong ca dao:Rủ nhau chơi khắp Long thànhBa mươi sáu phố rành rành chẳng sai.Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng GaiHàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng KhayMã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng GiàyHàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn…(Ca dao)Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Ðông Xuất, mía đường tỉnh Thanh Ai về mua vại Hương Canh Ai lên mình gửi cho anh với nàng Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông (Việt Bắc)Ngoài ra, ta có thể nhận thấy ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu là ngôn ngữ giản dịđời thường gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta. Không có nhữngHVTH: Ngô Minh Nhàn 12 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc điển tích, điển cố những sáo ngữ, tất cả cứ như từ cuộc sống ào ạt vào trang thơ mà“thơ” đến lạ kì:Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Nhớ sao lớp học i tờ Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Những củ sắn lùi, bắp ngô, bát cơm, chăn sui…những điều bình thường giảndị thậm chí “xoàng xĩnh” của cuộc sống tưởng rằng không bao giờ được đem vàothơ nhưng vẫn được Tố Hữu lựa chọn.Như vậy, có thể nhận thấy, ngôn ngữ trong bài thơ Việt Bắc nói riêng vàtrong thơ Tố Hữu nói chung là ngôn ngữ của dân tộc được bắt nguồn từ cội nguồnvăn học dân gian Việt Nam và từ cuộc sống đời thường. Thế nên, nó dễ làm rungđộng trái tim con người bởi đó là ngôn ngữ của dân tộc, tiếng Việt của người ViệtNam. 2. Thể thơViệt Bắc được viết theo thể thơ lục bát với lối kết cấu như lời đối đáp củamột đôi trai gái lúc xa nhau. Lục bát là thể thơ dân tộc, nó ăn sâu bắt rễ trong nhândân mang cốt cách thuần túy Việt Nam. Đơn vị cơ bản của nó là một khổ thơ (gồmhai câu, một câu lục và một câu bát) chiếm hai dòng thơ với số tiếng (chữ) cố địnhmười bốn chữ có thể có từ hai đến hàng nghìn câu thơ. Tố Hữu đã vận dụng điêu luyện sáng tạo thể thơ lục bát, mang âm điệu dịudàng duyên dáng của ca dao dân ca. Tiếng hát tiếng ngâm lời ru đã cất cánh cho thơTố Hữu bay đến mọi miền của đất nước. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng phát triểnthơ trữ tình điệu nói trong lĩnh vực thơ chính trị công dân đưa tiếng nói thơ ca cáchmạng vào trong thơ, nâng tiếng nói tâm tình đời tư thành tiếng nói tâm tình chínhHVTH: Ngô Minh Nhàn 13 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc luận. Trong bài thơ tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: mình, ta để bộclộ thái độ, tư tưởng, tình cảm:- Lòng ta ơn Ðảng đời đời…Mình đi, ta hỏi thăm chừng…Thể thơ lục bát với những ưu thế của nó đã giúp tác giả chuyển tải đượcnhững tình cảm thiết tha của cả người đi và kẻ ở trong buổi tiễn biệt. Những câuthơ như những lời hát ru vọng lên từ thủa ấu thơ làm người đọc mãi không quên:- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? …3. Nhạc điệuTính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn thể hiện ở nhạc điệu, cách gieo vần.Giáo sư Đặng Thai Mai nhận xét: “Tố Hữu là nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âmhưởng của tiếng Việt một cách hết sức tài tình.”Âm điệu thơ của Tố Hữu có đặctrưng riêng đó là sự ngọt ngào, tha thiết. Nó mượt mà, uyển chuyển, đằm thắm nhưlời ru của mẹ bằng lối đối đáp ân tình. Chất nhạc ngoài tài nghệ phối thanh còn ởcách gieo vần. Một nhà thơ giàu từ ngữ và am tường sâu sắc luật thơ. Có thể nói rằng nhạc điệu là yếu tố đi liền với ngôn ngữ và hình ảnh thơ. Nhàthơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Tố Hữu có một hơi thơ dân tộc trong âm điệu”. Cóđược điều ấy bởi lẽ Tố Hữu là nhà thơ có biệt tài trong việc phối hợp các âm thanh,từ ngữ, tiết tấu, vần điệu của ngôn ngữ tiếng Việt để tạo nên một ngôn ngữ thơ rấtgiàu nhạc điệu, có thể chứa đựng cảm xúc dân tộc, thể hiện được tâm hồn dân tộcqua từng giai đoạn cách mạng. Nhưng nhạc điệu trong thơ Tố Hữu là nhạc điệu sống mãi với lòng người,làm rung động cả trái tim và khối óc người nghe. “Điệu dân tộc Tố Hữu đã biết đặtquả tim dân tộc sau âm thanh là có cả một tâm hồn” – Xuân Diệu. Chính vì vậy mànhạc điệu trong thơ Tố Hữu mãi ngân nga trong lòng tâm hồn tác giả. Bởi “Thơ làHVTH: Ngô Minh Nhàn 14 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc đi giữa nhạc và ý, rơi vào cái vực ý thì thơ sâu nhưng lại dễ khô khan. Nếu rơi vàovực nhạc thì thơ dễ làm đắm say lòng người nhưng không khéo lại nông cạn” Việt Bắc là điệp khúc của nỗi nhớ:- Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? Chính nhạc điệu đã làm cho các kỷ niệm trở nên ngân nga, trầm bổng réo rắt,thấm sâu vào tâm tư. Những yếu tố làm nên chất nhạc kỳ diệu ấy không chỉ ởnhững câu lục bát rất chuẩn về thanh luật mà còn ở nghệ thuật tiểu đối được sửdụng với tần số cao trong các câu thơ. Nó không chỉ có khả năng biểu đạt rất xúcđộng nỗi lòng sâu kín bồi hồi của người đi kẻ ở, mà còn tạo ra sự tương xứng vềcấu trúc, vẻ đẹp nhịp nhàng của ngôn từ.Mưa nguồn suối lũ / những mây cùng mùMiếng cơm / mối thùTrám / măngHắt / sonNhớ / mìnhTân / đaHVTH: Ngô Minh Nhàn 15 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Những hình ảnh thơ đã thực sự cất lên chất thơ nhờ nhạc điệu đầy quyếnluyến, trầm bổng, ngân nga qua những câu thơ sóng đôi lối đối xứng tiểu đối, nómang vẻ đẹp cổ điển uyên bác. Đặc biệt câu hỏi cuối đoạn thơ có thể tách riêng rabởi sự thâm thúy, hàm súc:Mình đi mình có nhớ mìnhTân Trào Hồng Thái mái đình cây đaĐại từ “mình”, “ta” vốn được sử dụng trong đối đáp thơ ca dân gian nayđược Tố Hữu sử dụng đầy biến ảo: Khi mình là Ta, khi “ta” là “mình”, cái ngầm ýhai ta là một đã rõ. Nhưng ở đây một câu lục mà tới ba lần lặp lại chữ mình: “Mìnhđi, mình có” là chỉ người về, “nhớ mình” là chỉ người ở. Câu hỏi đầy ý nhị mà sâukín: Mình quên “ta” cũng là quên chính “mình” đó. Cũng như ở phần sau, Tố Hữulại nhấn theo lối bồi thấn trong câu thơ trả lời khẳng định sắt son.Mình đi mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêuNhà thơ đã khai thác rất đắt chữ “mình” trong tiếng Việt. “mình” vừa là bảnthân vừa là ta, “mình” cũng là người thân thiết có thể xem như chính mình vậy. Đạitừ nhân xưng được sử dụng vừa thống nhất vừa biến hoá khiến Việt Bắc cất lên nhưtiếng lòng đồng vọng bản hoà âm tâm hồn của kẻ ở người đi.Như vậy, biệt tài của Tố Hữu là ru người trong nhạc, đánh thức con ngườibằng ý thơ và chế biến ý tưởng cách mạng thành thức ăn của tâm hồn. 4. Hình ảnh thơĐến với thơ Tố Hữu, ta bắt gặp những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sốngdân tộc, gần gũi với cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân.Nhà thơ ChếLan Viên đã từng nhận xét: “Tố Hữu có một bút pháp quần chúng trong hình ảnh”.Bút pháp quần chúng ấy đã góp phần làm nên sắc thái dân tộc đậm đà trong thời TốHữu.Đó là hình ảnh trám bùi, măng mai, cảnh trăng lên đầu núi, bếp lửa nhà sàn…hếtsức nồng ấm và luôn ăn sâu trong tâm khảm của con người Việt Nam:HVTH: Ngô Minh Nhàn 16 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.Có lẽ trước đó trong thơ Việt Nam, những hình ảnh hết sức quen thuộc vớicuộc sống hằng ngày, tưởng như chẳng có gì đáng nói, lại đi vào thơ nhiều nhưvậy. Tất cả đã ùa vào thơ Tố Hữu một cách tự nhiên thoải mái để tạo nên mộtkhông khí dân tộc đậm đà. Và điều đáng nói hơn là dưới ngòi bút miêu tả tài tìnhcủa nhà thơ, chúng đã trở thành những hình tượng thơ sinh động, giàu xúc cảm đemđến cho người đọc những xúc cảm sâu xa.Thơ Tố Hữu là thơ viết cho đại chúng, và điều làm nên “bút pháp quầnchúng” trong thơ ông không chỉ vì những hình ảnh ấy quen thuộc, dễ hiểu, giản dịmà còn vì nó rất giàu sức biểu cảm cho nên dễ lắng sâu và lưu lại trong lòng baothế hệ bạn đọc.***Targo từng nói: “Trách nhiệm của nhà thơ là thể hiện rõ bản sắc của dân tộcmình trước thế giới.”. Tố Hữu đã làm được điều đó hơn nữa đã làm một cách rấtxuất sắc. Trên những trang thơ của ông mà tiêu biểu là bài thơ Việt Bắc là hình ảnhcủa thiên nhiên, con người Việt Nam. Những con người nghĩa tình, thủy chung sonsắt dù trải bao khó khăn gian khổ vẫn luôn lạc quan, hướng về tương lai. Nhữngcon người Việt Nam hồn hậu, hiền lành nhưng rát anh dũng trong chiến đấu. Đó làhình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp với núi, với sông với những tên đất, tên miềnmang hồn thiêng của dân tộc nhưng cũng khắc nghiệt, chứa đầy bao hiểm nguy.Đọc Việt Bắc, ta có cảm giác như được nghe những lời ru từ thủa nhỏ của bà củaHVTH: Ngô Minh Nhàn 17 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc mẹ bởi nhịp thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại. Bởi ngôn ngữ bắt rễ từ văn học dângian. Bởi những hình ảnh thơ gần gũi, thân thương nhưng cũng rất đỗi nên thơ. TốHữu thực sự đã mang hồn thiêng núi sông, tâm hồn dân tộc lên những lời thơ ViệtBắc. Bài thơ xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Văn hóa thông tin. 2. Nhiều tác giả (2011), Tố Hữu – tác phẩm và lời bình, NXB Văn học. 3. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.4. Đinh Quang Tốn, “Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn chương”, />5. Thơ Tố Hữu, NXB Kim Đồng, Năm 2000. HVTH: Ngô Minh Nhàn 18 GVHD: TS Phan Ngọc ThuTính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc MỤC LỤCHVTH: Ngô Minh Nhàn 19 GVHD: TS Phan Ngọc Thu

Tài liệu liên quan

  • Bình luận văn học: Bình luận văn học: "Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi"
    • 10
    • 1
    • 7
  • Tài liệu Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu docx Tài liệu Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu docx
    • 8
    • 16
    • 299
  • Tính dân tộc trong văn học qua quan niệm và thơ xuân diệu trước 1945 Tính dân tộc trong văn học qua quan niệm và thơ xuân diệu trước 1945
    • 52
    • 881
    • 11
  • Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc
    • 19
    • 25
    • 55
  • Việt Bắc thể hiện rất đậm đà tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu Việt Bắc thể hiện rất đậm đà tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu
    • 3
    • 848
    • 2

Từ khóa » Vì Dụ Về Tính Dân Tộc Trong Văn Học