Tinh Dầu Hoa Ly Và Những Bí ẩn đằng Sau Nó
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tinh dầu hoa ly là gì?
- Thành phần hóa học trong tinh dầu hoa ly
- Công dụng của tinh dầu
- Cách sử dụng tinh dầu hoa ly
- Những lưu ý khi sử dụng
Trong vô vàn các loại tinh dầu hoa, thì một trong những mùi hương quý phái nhất là tinh dầu hoa ly. Tinh dầu hoa ly ít xuất hiện trong các nghiên cứu. Vì vậy, bài viết sau của bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Vũ Thu Thảo sẽ giới thiệu về công dụng cũng như phương pháp chiết xuất tinh dầu này. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
Tinh dầu hoa ly là gì?
Tinh dầu hoa ly được chiết xuất từ hoa ly (Lilium sp.). Hoa ly là một loại cây cảnh nổi tiếng, với nhiều loại mùi hương. Các gen tổng hợp terpene đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mùi của loài hoa này. Chính nhờ đó, tạo ra được tinh dầu hoa ly. Nhóm hương hoa ly phân thành các mùi: thơm, mát, trái cây, musky, mật ong và hoa huệ.1
Hoa ly (L. Candidum) đã được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền trong điều trị nhiều loại bệnh. Ví dụ như: các bệnh do tuổi tác, bỏng, loét. Ngoài ra, tinh dầu hoa ly còn có khả năng chống viêm và điều hòa đường huyết.2
Thành phần hóa học trong tinh dầu hoa ly
Cũng như các loại tinh dầu khác, tinh dầu hoa ly chứa các flavonoid (kaempferol), terpen (linalool), citronellal, caryophyllene, humulene, neridiol…
Công dụng của tinh dầu
Vì hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tinh dầu hoa ly. Nên bài viết này phân tích công dụng của tinh dầu hoa ly dựa vào công dụng của các hợp chất có trong tinh dầu.
Tác dụng của kaempferol
- Điều trị rối loạn tiêu hóa: Kaempferol là một loại flavonoid thu được từ hoa ly. Được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa. Kaempferol có khả năng ức chế sự phát triển của Entamoeba histolytica (kí sinh trùng gây tiêu chảy) trong ống nghiệm.3
- Tiêu huyết khối: Kaempferol chống lại sự phát triển huyết khối trên động vật. Động vật được gây mô hình huyết khối cấp tính do FeCl3 và mô hình gây huyết khối do collagen and epinephrine.4
- Kháng viêm: Có nhiều nghiên cứu về cơ chế chống viêm của kaempferol. Trong đó, kaempferol có ức chế COX, làm giảm tình trạng viêm của tế bào.5
- Chống ung thư: Kaempferol khó hấp thu dưới dạng đường uống. Tuy nhiên, khi kết hợp kaempferol với các tác nhân chống ung thư khác làm tăng ái lực chống ung thư. Ví dụ, sự kết hợp của kaempferol với quercetin làm tăng đáng kể tác dụng chống ung thư của quercetin.5
- Chống oxy hóa: Các chất oxy hóa như ROS và Nito ảnh hưởng đến biến đổi protein, lipid và DNA trong tế bào. Những thay đổi này kích thích các hóa chất trung gian gây viêm và gây bất lợi cho các tế bào. Kaempferol có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời và có thể phản ứng với các chất oxy hóa như H2O2, hocl, superoxide, oxit nitric,… trong các thí nghiệm trong ống nghiệm.5
Tác dụng của linalool
- Kháng vi khuẩn: Linalool có khả năng ức chế vi khuẩn Acinetobacter baumannii. Vi khuẩn này xuất hiện nhiều ở bệnh viện, và chúng tạo thành màng sinh học để kháng kháng sinh. Linalool ức chế sự hình thành màng sinh học của A. baumannii, giảm độ bám của nó trên các bề mặt. Do đó, linalool có thể là một tác nhân kháng khuẩn đầy hứa hẹn để kiểm soát A. baumannii.6
- Kháng viêm: Linalool ức chế quá trình gây viêm nhờ ức chế COX2.6
- Điều trị các bệnh lí thần kinh như bệnh Alzheimer: Những con chuột bị Alzheimer sau khi được điều trị linalool thì cải thiện trí tuệ và trí nhớ không gian và hành vi tốt hơn nhóm chứng. Chúng cũng giảm đáng kể β-amyloidosis, và COX2 và IL- 1β. Những phát hiện trên cho thấy linalool khôi phục khả năng nhận thức và cảm xúc thông qua chống viêm. Vì vậy, nó có tiềm năng trong điều trị Alzheimer.6
- Chống oxy hóa: Ngoài ra, linalool cũng ức chế các phản ứng oxy hóa ở những bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay.7
Tác dụng của citronellal2
- Chống côn trùng: Citronellal được sử dụng như là một chất chống côn trùng, ruồi, muỗi.
- Bảo vệ tế bào gan: Hít citronellal thông qua tinh dầu có khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi quá trình ung thư. Nghiên cứu thấy rằng citronellal bảo vệ tế bào gan nhờ vào hoạt động chống viêm, chống oxy hóa.
- Kháng nấm: Citronellal có khả năng chống nấm Candida albicans và nhiều loại nấm khác ở nồng độ ức chế tối thiểu là 1mg/ml. Cintronellal ảnh hưởng đến sự cân bằng nội môi, và ảnh hưởng đến màng tế bào nấm. Đồng thời, làm giảm sự gắng của nấm lên tế bào biểu mô miệng người.
Tác dụng của caryophyllene
- Caryophyllene có khả năng chống ung thư, chống đột biến, chống vi khuẩn. Đồng thời bảo vệ các tế bào thần kinh, chống lại các bệnh nhiễm trùng, chống co giật.
- Điều hòa đường huyết.
- Chống vi khuẩn gây hại.
- Giảm đau và bảo vệ các tế bào thận.2
Xem thêm: Mách bạn cách ổn định đường huyết hiệu quả lâu dài
Tác dụng của humulene
- Humelene trong tinh dầu có khả năng chống côn trùng, nên thường được sử dụng trong các loại thuốc chống côn trùng.
- Chống ung thư: Humulene có khả năng thay đổi quá trình chết tế bào của tế bào ung thư đại tràng ở người.8
- Kháng viêm.2
Cách sử dụng tinh dầu hoa ly
Cũng như các loại tinh dầu các loại hoa khác, tinh dầu hoa ly có thể sử dụng bằng nhiều cách như sau:
- Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu. Để trong môi trường thoáng khí, và thư giãn. Tinh dầu hoa ly sẽ được phát tán trong không khí và mũi của chúng ta có thể ngửi được. Khi ngửi tinh dầu hoa ly, bạn sẽ cảm thấy cảm giác thoải mái, thư giãn.
- Pha tinh dầu hoa ly cùng với dầu nền (dầu cọ, dầu dừa,..). Hỗn hợp này có thể sử dụng để massage cơ thể và massage mặt.
- Nhỏ tinh dầu vào trong bông gòn và để trong phòng. Tinh dầu sẽ dần dẫn khuếch tán vào không khí.
- Nhỏ tinh dầu vào nến thơm để tạo ra mùi hương nến ưa thích. Đốt nến thơm vào buổi tối để có một không gian lãng mạn. Ngoài ra, nến thơm còn thích hợp cho nhiều buổi tiệc.
- Các nhà sản xuất nước hoa thường nhỏ tinh dầu hoa ly vào tầng hương đầu, hoặc tầng hương thứ hai để có thể khuếch tán hương nhẹ nhàng và ngọt. Thích hợp để làm nước hoa cho nữ.
Những lưu ý khi sử dụng
- Tinh dầu hoa ly cần được pha loãng trước khi chấm trực tiếp lên da.
- Tinh dầu này có thể bảo quản trong lọ thủy tinh đen/tối màu và nơi thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời.
- Nếu là lần đầu massage bằng tinh dầu, hãy thử trên một diện tích da nhỏ trước. Nếu có triệu chứng mẫn ngứa, đỏ da, thì nên ngưng sử dụng.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ngứa da toàn thân? Cách điều trị hiệu quả
Thực tế, nghiên cứu đầy đủ về tinh dầu hoa ly không có. Tuy nhiên, nếu dựa trên các thành phần hoạt chất của tinh dầu. Ta có thể thấy rằng tinh dầu này có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Tinh dầu không chỉ chống viêm, chống nấm, chống vi khuẩn gây hại. Mà tinh dầu còn là chất đuổi côn trùng gây hại, cũng như điều hòa đường huyết. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia tinh dầu trước khi sử dụng nhé.
Từ khóa » Tinh Dầu Hoa Ly Có Tác Dụng Gì
-
Tinh Dầu Hoa Ly (Lily Essential Oil) Heny Garden
-
Công Dụng Của Tinh Dầu Hoa Ly
-
Tinh Dầu Hoa Ly Lily - Tinh Tế Tốt Cho Sức Khỏe, Sắc Đẹp - HAKU Farm
-
TINH DẦU HOA LY
-
Tinh Dầu Hoa Ly | 100% Thiên Nhiên
-
TINH DẦU HOA LILY NGUYÊN CHẤT 50ML - Truonghien
-
TINH DẦU HOA LY LILY FLOWER - Tinh Dầu Cho Sức Khỏe Và Làm ...
-
Tinh Dầu Hoa Ly Ly Nguyên Chất | Lily Flower Oil Pure 30%
-
Công Dụng Của Tinh Dầu Hoa Ly Nguyên Chất - Điện Máy CHÀO BÁN
-
9 Tác Dụng Của Tinh Dầu Hoa Hồng Với Sức Khỏe - Hello Bacsi
-
Bán Tinh Dầu Hoa Lily Tại HCM & GH Toàn Quốc
-
Lamha- Tinh Dầu Hoa Ly 10ml - Siêu Thị Mỹ Phẩm
-
Lợi ích Sức Khỏe Từ Tinh Dầu Hoa Nhài | Vinmec
-
Tinh Dầu Hoa Ly