Tinh Dầu Nguyệt Quế Nguyên Chất, Giá Sỉ, Hàng Nhập Khẩu

Cây nguyệt quế đã được sử dụng trong 1000 năm và là một thành phần thiết yếu trong ẩm thực và văn hóa truyền thống ở vùng Nam Âu. Tinh dầu nguyệt quế được sử dụng rộng rãi trên thế giới với những tác dụng có lợi cho sức khỏe và đời sống của con người. Tìm hiểu chi tiết hơn về tinh dầu nguyệt quế trong bài viết sau đây.

1. Mô tả cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế (Laurus nobilis) là một loại cây lâu năm thường xanh thuộc họ Long não Lauraceae.

Cây nguyệt quế có nguồn gốc từ Nam Âu, sau đó lan sang Tiểu Á và khắp nơi trên thế giới. Nó là một loại cây nhiều phân nhánh, thân có chiều cao lên đến 6 – 8 m và đường kính lên đến 15 – 40 cm, vỏ thân nhẵn, mỏng và màu nâu, có tán râm. Các lá mọc xen kẽ, hình mũi mác nhọn, mép nhẵn dài 29 – 30 cm chứa 24 lá chét hình mác, dài khoảng 5 cm, rộng 2 cm với cuống lá dài 0,5 cm. Hoa nhỏ có bốn thùy, màu trắng, có mùi thơm, có 8 đến 12 nhị đực và 2 đến 4 nhụy. Quả dài 10 – 15 mm, thành từng chùm nhỏ, hình trứng, có lớp màng mỏng bao quanh hạt màu xanh lá cây, quả chuyển sang màu đen khi chín.

Theo truyền thống, cây nguyệt quế đã được sử dụng điều trị một số bệnh như thấp khớp, bong gân, khó tiêu, đau tai, để tăng tiết mồ hôi, bệnh tiểu đường và chứng đau nửa đầu. Lá nguyệt quế đặc trị cho nhiều chứng sốt, ho, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn, giảm mức cholesterol trong máu, thủy đậu, tiêu chảy và thuốc chống trầm cảm. Hạt của cây nguyệt quế là một loại thuốc hiệu quả cho chứng đau mắt và quáng gà do thiếu hụt vitamin A, làm giảm chứng khó tiêu, đau họng, táo bón và tiêu chảy.

2. Tinh dầu nguyệt quế là gì?

Cây nguyệt quế trưởng thành có thể được thu hoạch lá bất cứ lúc nào trong năm. Lá sau khi thu hoạch được phơi sấy khô ở 60 độ hoặc chưng cất hơi nước là phương pháp phổ biến để chiết xuất tinh dầu nguyệt quế. Tinh dầu sau khi chiết xuất có hai dạng: dạng không bay hơi và dạng bay hơi.

3. Thành phần hóa học của tinh dầu nguyệt quế

Lá nguyệt quế giàu thành phần flavonoid, tannin, eugenol, axit xitric, carbohydrate, steroid, alkaloid, triterpenoids, tinh dầu; cung cấp protein, carbohydrate, chất béo, sắt (Fe), canxi (Ca), vitamin A, vitamin C và một lượng nhỏ kali. Trong lá nguyệt quế, các hợp chất như eugenol, metyl eugenol và elemicin có ý nghĩa quan trọng, tạo nên mùi thơm cay đặc trưng.

Khoảng 55 hợp chất đã được xác định trong tinh dầu nguyệt quế, trong đó, 1,8-cineole (31,9%), sabinene (12,2%) và linalool (10,2%) là các thành phần chính. Các thành phần khác là α-terpinyl axetat, α-pinen, α-terpineol, metyl-eugenol, neoiso-isopulegol, eugenol, β-pinen và γ-terpinene, sesquiterpenes, các hydrocacbon như β-funebrerne, β-elemene, spathulenol, và các hợp chất chống oxy hóa.

4. Tác dụng của tinh dầu nguyệt quế

4.1 Tinh dầu nguyệt quế trong hoạt động kháng khuẩn

Ngày nay, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh càng phổ biến do tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi, đã khiến các nhà khoa học trên thế giới phải tìm kiếm các nhân tố có hoạt tính kháng khuẩn khác, để có thể cung cấp bổ sung cho các phương pháp kháng sinh hiện có.

Các tài liệu nghiên cứu hiện có xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu nguyệt quế chống lại các mầm bệnh khác nhau. Dầu nguyệt quế có thể chống lại vi khuẩn E. coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. Khả năng kháng khuẩn này được giả thuyết là do tác dụng hiệp đồng của các hợp chất chính có trong tinh dầu, đặc biệt là monoterpen và oxygenat monoterpen.

Hoa nguyệt quế

4.2 Hoạt động kháng nấm

Tinh dầu nguyệt quế cho thấy hoạt tính kháng nhiều loại nấm khác nhau. Tinh dầu hoạt động kháng nấm rõ rệt, vượt trội hơn trên chủng nấm Aspergillus và Penicillium spp.

Người ta giả thuyết rằng tác dụng hiệp đồng giữa các thành phần khác nhau của dầu nguyệt quế giúp loại bỏ điểm yếu của các hoạt chất riêng lẻ.

Hiệu quả đáng chú ý này của tinh dầu nguyệt quế có thể ứng dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm phù hợp với xu hướng hiện đại tới việc sử dụng các công nghệ xanh có thể bảo vệ chất lượng thực phẩm, môi trường và đặc biệt là sức khỏe của người tiêu dùng.

4.3 Tinh dầu nguyệt quế trong hoạt động chữa lành vết thương

Tinh dầu lá nguyệt quế có khả năng hoạt động chữa lành vết thương tốt. Trên động vật thí nghiệm cho thấy tinh dầu nguyệt quế tăng tạo mô hạt, tăng tốc độ liền miệng vết thương, thời kỳ biểu mô hóa, tăng hàm lượng hydroxyproline của mô hạt.

4.4 Hoạt động chống oxy hóa

Gốc tự do là phân tử, ion hay một nguyên tử có một electron hay có số electron lẻ nên thường không ổn định, dễ dàng phản ứng với các phân tử khác trong tế bào. Gốc tự do gây ra nhiều bệnh lý mạn tính ở người và đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể. Sử dụng các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.

Chiết xuất tinh dầu nguyệt quế cho thấy các hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ. Hoạt tính chống oxy hóa được xác định bằng cách đánh giá quá trình quét gốc tự do, quét hydrogen peroxide, quét gốc anion superoxide. Nhiều hợp chất phân cực như flavon, flavonol và phenol có trong chiết xuất tinh dầu lá nguyệt quế là những thành phần chính trong hoạt động chống oxy hóa.

4.5 Hoạt động chống co giật

Tinh dầu lá nguyệt quế cho thấy hoạt động chống co giật ở chuột. Các thành phần tinh dầu như eugenol, pinen, và methyleugenol chịu trách nhiệm cho hoạt động này. Nhiều thành phần trong tinh dầu của lá nguyệt quế như eugenol, metyl eugenol, và pinen có hoạt tính chống co giật. Trong khi eugenol, metyl eugenol và cineole tạo ra tác dụng an thần và giảm kích thích vận động.

4.6 Giảm đau và chống viêm

Tinh dầu nguyệt quế cho thấy các hoạt động giảm đau và chống viêm ở chuột và chuột cống. Chiết xuất tinh dầu thu được cả từ lá và hạt của nguyệt quế đều cho thấy các hoạt động chống viêm cao nhất trong mô hình thí nghiệm phù chân sau do carrageenan gây ra.

Việc sử dụng dầu nguyệt quế pha loãng giúp chống viêm tại chỗ, giảm tập trung bạch cầu trung tính trên cơ thể người.

4.7 Tinh dầu nguyệt quế giúp chống trầm cảm

Tinh dầu nguyệt quế Kobi

Tinh dầu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong nền y học bản địa truyền thống. Hiện nay đang được sử dụng trên toàn thế giới trong việc điều trị chứng trầm cảm, lo âu và các rối loạn liên quan đến căng thẳng, bệnh đau dây thần kinh và bệnh parkinson trong y học dân gian. Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng linalool có tác dụng an thần phụ thuộc vào liều lượng trong hệ thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, hiện nay có rất ít bằng chứng khoa học xác minh về việc tác dụng chống trầm cảm và cách sử dụng dầu nguyệt quế.

4.8 Hoạt động chống khối u

Hoạt tính chống khối u của 1,8-cineole và tinh dầu nguyệt quế đã được đánh giá trong thử nghiệm dòng tế bào u nguyên bào thần kinh, tế bào trong bệnh bạch cầu người, ung thư dạ dày, cho thấy rằng các hoạt chất chống lại các tế bào này và cảm ứng quá trình apotosis. Hoạt động chống tế bào khối u này có thể được giả thuyết rằng do tác động hiệp đồng của các thành phần khác nhau trong dầu nguyệt quế.

4.9 Hoạt tính chống côn trùng, diệt bọ chét

Tinh dầu nguyệt quế đã được báo cáo là có hoạt tính xua đuổi côn trùng đối với muỗi nhà Culex pipiens.

Hoạt động diệt bọ chét của tinh dầu lá nguyệt quế đã được quan sát đối với ve bọ Psoroptes cuniculi. Hoạt tính diệt bọ chét này có thể tiêu diệt 73% số bọ ở nồng độ 10% và ở nồng độ trung bình 5% đã tiêu diệt đáng kể khoảng 51%.

5. Cách sử dụng tinh dầu nguyệt quế

Hầu hết các nghiên cứu khoa học về tinh dầu nguyệt quế đều được thực hiện trên động vật hoặc trong ống nghiệm – không phải trên người. Do đó, chưa có liều lượng tiêu chuẩn hóa để điều trị bất kể bệnh lý nào. Đồng thời, cũng không rõ liều lượng ở động vật có gây ra tác dụng tương tự đối với con người hay không.

  • Pha loãng với dầu nền trước khi tiếp xúc với da. Có thể áp dụng như sau, dùng 4 giọt cho mỗi muỗng cà phê dầu nền (như dầu olive, dầu dừa, dầu hạnh nhân) để giúp giảm nguy cơ dị ứng tinh dầu.
  • Có thể sử dụng 2 – 4 ml dầu nguyệt quế pha vào cồn 70 độ hoặc nước sạch, pha vào bình phun xương hoặc máy xông tinh dầu để xịt khử trùng, làm sạch tự nhiên căn phòng, ô tô.
  • Tinh dầu pha ở nồng độ đậm hơn được sử dụng để xua đuổi các loài côn trùng gây hại trong chuồng nuôi gia súc như gián, ruồi, và chuột.
  • Tinh dầu nguyệt quế có thể được pha trộn với các loại tinh dầu, như là các loại tinh dầu của Gỗ tuyết tùng, Rau mùi, Bạch đàn, Phong lữ, Gừng, Cây bách xù, Hoa oải hương, Chanh, Cam, Hoa hồng, Hương thảo, Cỏ xạ hương và Ylang-Ylang.

6. Lưu ý an toàn khi sử dụng

Dầu lá nguyệt quế và lá nguyệt quế có thể an toàn cho hầu hết mọi người trong số lượng thực phẩm. Tuy nhiên, do chứa nồng độ eugenol cao, tinh dầu này có thể gây kích ứng da và niêm mạc đường hô hấp. Ở một số người, nếu dị ứng với lá nguyệt quế trong tự nhiên thì nên cân nhắc và kiểm tra trước khi dùng dầu nguyệt quế.

Bạn nên đánh giá khả năng dị ứng với tinh dầu nguyệt quế ở vùng da nhỏ trước khi sử dụng toàn bộ da trên cơ thể; sẽ giúp bạn biết da của bạn phản ứng như thế nào với tinh dầu này. Nhỏ một vài giọt dầu nguyệt quế đã pha loãng vào một vùng da nhỏ trên cánh tay của bạn và theo dõi trong vòng 1 ngày. Nếu bạn có dấu hiệu khó chịu như mẩn đỏ, phồng rộp hoặc kích ứng, thì bạn không hợp với tinh dầu này.

Chỉ sử dụng dầu nguyệt quế pha loãng ngoài da như mát xa cơ thể. Tránh sử dụng trên da quá mẫn cảm, bị bệnh ngoài da hoặc đang có vết thương hở.

Không có đủ thông tin đáng tin cậy về tính an toàn khi sử dụng lá nguyệt quế trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, cẩn trọng khi sử dụng nếu phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi.

Tinh dầu nguyệt quế đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và đời sống của con người. Cần có hiểu biết nhất định về cách sử dụng, lưu ý an toàn khi dùng tinh dầu thiên nhiên trong cuộc sống và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng thận trọng khi sử dụng.Đừng ngần ngại liên hệ với Kobi để được tư vấn nhiều hơn bạn nhé.

>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.

7. Các chứng chỉ/chứng nhận

  • GC/MS Test.
  • Food Safety and Standards Authority of India
  • GMP
  • Halal
  • ISO 9001: 2015

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6152719/
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7152419/

Từ khóa » Tinh Dầu Nguyệt Quế Là Gì