Tinh Dầu Quế - Cinnamon Essential Oil - Hoa Thơm Cỏ Lạ

[TỔNG HỢP] Những điều cần biết và Cách dùng Tinh Dầu Quế (Cinnamon Essential Oil) đúng cách

MỤC LỤC

1. Thông tin Dược liệu Tinh dầu Quế - Cinnamon Hoa Thơm Cỏ Lạ

2. Tác dụng của Tinh dầu Quế đối với sức khỏe

3. Hướng dẫn sử dụng Tinh dầu Quế an toàn

4. Những lưu ý khi sử dụng Tinh dầu Quế

5. Giá của Tinh dầu Quế Hoa Thơm Cỏ Lạ

6. Hình ảnh Tổng hợp tất cả kiến thức cần biết về Tinh Dầu Quế

KẾT LUẬN

Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể đạt đến 40cm. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm.Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 – 90%. Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt , càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 – 4 năm trồng thì cây quế hoàn toàn ưa sáng.

Tinh Dầu Quế có hương thơm trầm mặc và cổ kính, với đặc tính kháng viêm cao nên loại tinh dầu này giúp làm dịu tâm trí như một liệu pháp giảm đau, giảm căng thẳng. Quế là một vị thuốc có giá trị được dùng phổ biến trong Đông y lẫn Tây y. Trong Đông y quế đứng thứ 3 trong bốn loại dược phẩm quý giá nhất, gồm sâm, nhung, quế, phụ. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, cả cành, lá và vỏ quế đều là vị thuốc chữa bệnh vì có chứa tinh dầu

Do vậy, Hoa Thơm Cỏ Lạ cung cấp 2 loại Tinh Dầu từ 2 bộ phận khác nhau của Cây Quế:- Chiết xuất từ Lá, Cành Quế được gọi là: Tinh Dầu Quế - Cinnamon Essential Oil- Chiết xuất từ Vỏ Quế được gọi là: Tinh Dầu Vỏ Quế - Cinnamon Bark Essential Oil

Xét một cách tổng quát thì tác dụng của 2 loại tinh dầu này tương tự nhau. Tuy nhiên, tinh dầu vỏ quế được cho là có mùi mạnh hơn so với loại được chiết xuất từ lá. Do có sự chênh lệch của tỷ lệ phần trăm chất aldehyd cinnamic và eugenol trong Tinh Dầu Quế.

Tinh Dầu Vỏ Quế - có giá thành cao hơn so với Tinh Dầu Quế (Lá Quế)

Xem thêm:

  • Tinh Dầu Vỏ Quế - Cinnamon Bark Essential Oil
  • Cây Quế và thông tin dược liệu học? Vai trò quan trọng của Quế với đời sống con người

1. Thông tin dược liệu Tinh dầu Quế - Cinnamon Essential Oil - Hoa Thơm Cỏ Lạ

- Thông tin thực vật cây Quế

Tên Tiếng Anh: Cinamon Tên Khoa Học: Cinnamomum verumHọ: LauraceaeChi: CinnamomumTên khác: Quế hay quế quan, quế Tích Lan (danh pháp khoa học: Cinnamomum verum, đồng nghĩa: C. zeylanicum) (Tên địa phương có thể gọi: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế.)Phần Nguyên Liệu Chưng Cất: Lá QuếPhương pháp: chưng cất lôi cuốn hơi nước

- Tiêu chuẩn chất lượng Tinh Dầu Quế - Cinnamon Essential Oil

Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ/lá/cành cây gồm 3 thành phần chính sau: cinnamaldehyde, eugenol và linalool. Các thành phần này chiếm khoảng 85%-90% thành phần của tinh dầu quế. Tỷ lệ của từng thành phần phụ thuộc vào bộ phận được đem ra chiết xuất của cây.- Vỏ cây chủ yếu chứa: cinnamaldehyde- Lá chủ yếu chứa: eugenol

Hình ảnh sản phẩm

2. Tác dụng của Tinh Dầu Quế - Cinnamon đối với sức khỏe và đời sống

Dưới đây là những công dụng của tinh dầu quế đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.1. Tốt cho tim mạchMột nghiên cứu trên động vật được công bố năm 2014 cho thấy tinh dầu quế có khả năng làm giảm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol có hại (LDL) trong khi làm tăng chỉ số cholesterol tốt (HDL). Chính điều này giúp nó trở thành một trong số những loại tinh dầu tốt cho sức khỏe tim mạch.Tinh dầu quế cũng đã được chứng minh là có khả năng làm tăng khả năng sản xuất Nitric Oxit (NO). Một chất có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, tăng tuần hoàn máu đến các tế bào từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Bên cạnh đó loại tinh dầu này còn có khả năng chống viêm, chống ngưng tập tiểu cầu giúp bảo vệ các động mạch của tim.2. Chất kích thích tình dục tự nhiênTrong nền y học Hindu của Ấn Độ (còn được gọi là Ayurvedic) quế được khuyến cáo sử dụng cho rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.Một nghiên cứu tiến hành trên động vật được công bố vào năm 2013 đã cho thấy tinh dầu quế có khả năng điều trị chứng bất lực ở đàn ông. Đối tượng nghiên cứu là những động vật có dấu hiệu bất lực khả năng tình dục do tuổi tác, chiết xuất tinh dầu quế đã cho thấy khả năng cải thiện chức năng tình dục cả về ham muốn lẫn khả năng cương dương. Bạn có thể xem kỹ hơn nghiên cứu này tại đây3. Giảm lượng đường trong máuCác nghiên cứu được tiến hành trên cả người và động vật đều đã chứng minh rằng: Tinh dầu quế có khả năng làm tăng bài tiết Insulin. Từ đó giúp làm hạ đường huyết trong máu, giữ cân bằng đường huyết, giúp giảm cảm giác thèm ăn.Bạn có thể sử dụng tinh dầu quế nguyên chất trong thực phẩm hàng ngày để tận dụng lợi ích hạ đường huyết của nó. Tuy nhiên đừng lạm dụng quá vì nó có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết nặng.4. Chăm sóc da, môi và tócMột nghiên cứu tiến hành năm 2017 đã cho thấy tinh dầu quế có khả năng ngăn chặn sự hình thành các chất sinh học gây nên quá trình viêm và khả năng tái tạo mô. Chính nhờ đặc tính chống viêm này mà tinh dầu quế có thể trở thành một phương thuốc tự nhiên cho tình trạng viêm da như: mụn trứng cá, phát ban.Bên cạnh đó loại tinh dầu còn được khuyến cáo sử dụng để chăm sóc da đầu, môi nhờ đặc tính làm tăng lưu thông tuần hoàn máu của nó.Để tận dụng khả năng chống viêm, tăng lưu thông máu của tinh dầu quế đối với da, tóc và môi bạn có thể sử dụng 2-3 giọt tinh dầu kết hợp cùng với 2 thìa cà phê dầu dừa rồi thoa lên vùng cần tác động.5. Hỗ trợ giảm cânTinh dầu quế có tác dụng giảm cân là nhờ 2 cơ chế sau:Nó giúp cân bằng lượng đường trong máu, hạ đường guyết, làm giảm cảm giác thèm ăn. Giúp thay thế đường trong thức ănMột nghiên cứu trên tạp chí Metabolism đã chứng minh cinnamaldehyde (một thành phần của tinh dầu quế) có khả năng làm tăng cường quá trình sinh nhiệt và trao đổi chất ở lớp mỡ dưới da của người. Từ đó giúp giảm mỡ, chống béo phì.6. Hỗ trợ điều trị loét dạ dàyMột trong số các nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày chính là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Một thử nghiệm tiến hành trên 15 bệnh nhân bị loét dạ dày và có xét nghiệm dương tính với vi khuẩn đã xem xét tác dụng của việc sử dụng 40 mg chiết xuất quế trong 4 tuần. Kết quả cho thấy mặc dù tinh dầu quế không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP nhưng nó đã hạn chế sự xâm nhập và tấn công của loại vi khuẩn này.Một nghiên cứu được công bố vào năm 2000 cũng đã chỉ ra một chất có tên eugenol (một thành phần của tinh dầu quế) có khả năng làm giảm số lượng cũng như mức độ vết loét.7. Chống ký sinh trùngNhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu quế hay chiết xuất từ quế có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại ký sinh trùng có hại.Một nghiên cứu được công bố năm 2014 đã chứng minh rằng sự phối giữa tinh dầu gừng và quế giúp ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng giunia (G. lamblia). Một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường ruột.Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tinh dầu quế có khả năng chống lại sự phát triển của ký trùng sốt rét có tên Plasmodium falciparum. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại tinh dầu này làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp Acid Amin của chúng.8. Giảm đau họngNhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch nên tinh dầu quế được coi là một trong số những loại tinh dầu tốt nhất cho đau họng.Nếu bạn đang bị đau họng hãy thử uống một cốc chanh ấm có mật ong và vài giọt tinh dầu quế. Chắc chắn tình trạng đau sẽ giảm bớt.9. Chống nhiễm nấm móngMột nghiên cứu được công bố năm 2016 đã chứng minh rằng tinh dầu oliu, tinh dầu quế là một bài thuốc tự nhiên, hiệu quả cho việc ngăn chặn nấm candidan albicans. Một nguyên nhân gây ra tình trạng nấm móng chân và nhiều bệnh khác.Nếu bạn muốn điều trị nấm móng chân hãy kết hợp tinh dầu oliu, tinh dầu quế với dầu dừa rồi thoa lên vùng móng chân bị nhiễm nấm.10. Khử mùi tự nhiên

Hình ảnh sản phẩm

Tham khảo thêm:

  • Tinh dầu là gì? Tinh dầu có tác dụng gì đối với sức khỏe và làm đẹp?
  • Hướng dẫn nhận biết tinh dầu thật và tinh dầu giả
  • Tổng Hợp Danh Sách Tinh Dầu Nguyên Chất Hoa Thơm Cỏ Lạ

3. Hướng dẫn cách sử dụng Tinh Dầu Quế - Cinnamon an toàn

Xông phòng:Nhỏ 3-5 giọt Tinh dầu Quế vàođèn xông tinh dầu/ máy khuếch táncho không gian dưới 30m2.

Thư giãn:Ngửi trực tiếp tinh dầu quế giúp giảm mệt mỏi, an thần

Ngâm tắm:Thêm 2 -3 giọt tinh dầu vào bồn tắm thư giãn, giúp làm sạch, se lỗ chân lông, thư giãn.

Chữa lưng gối tê mỏi: Pha 5 ml tinh dầu quế với 100ml rượu 45 độ dùng xoa bóp các vị trí đau mỏi.

Chữa hôi miệng: Nhỏ 3 giọt tinh dầu với nước đun sôi để nguội dùng để xúc miệng buổi tối và buổi sáng sau khi đánh răng

Pha chế rượu bổ: Nhỏ 10 giọt tinh dầu với 1000ml rượu, một ngày không uống quá 100ml.

Pha chế nước siro: nước ngâm hoa quả có thể thêm 1 giọt tinh dầu quế và uống luôn.

Chăm sóc da: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu pha với 50ml dầu nền nhưdầu hạt nho,dầu jojobađể dưỡng da. Loại này phù hợp với cả da dầu và da khô.

Xông hơi: Nhỏ 2- 3 giọt tinh dầu vào bát nước nóng trùm kín khăn để xông hơi. giúp làm sạch da, chống lão hóa, căng tràn sức sống.

Pha massage: 7 giọt tinh dầu với 30mldầu nềnđể massage cơ thể.

Ướp thơm, chống mốc tăm: nhỏ 1 giọt tinh dầu quế vào một mẩu giấy ăn, để vào hộp đựng tăm.

Làm gia vị tẩm ướp thực phẩm: tương tự như với bột quế, cho với liều lượng 1 giọt tinh dầu tương đương với 15g quế để tẩm ướp thực phẩm

Khử mùi, làm sạch không khí: Nhỏ 3 giọt tinh dầu vào một ít nước đốt xông phòng.

Gợi ý kết hợp vớiTinh dầu Bưởi,tinh dầu Chanh,tinh dầu Nhũ hương, Hoa nhài, Gỗ đàn hương, Hương thảo, tinh dầu Ngọc lan tây.

4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Tinh Dầu Quế - Cinnamon?

An toàn: Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang điều trị, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Tránh tiếp xúc với mắt. Không sử dụng tinh dầu nguyên chất trên da. Tránh xa tầm tay trẻ em. Không sử dụng trên da bị tổn thương.Thời hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

5. Giá của Tinh Dầu Quế - Cinnamon Essential Oil Hoa Thơm Cỏ Lạ

♦ Dung tích: 5ml – giá niêm yết 110.000đ♦ Dung tích: 10ml – giá niêm yết 180.000đ♦ Dung tích: 30ml – giá niêm yết 400.000đ♦ Dung tích: 100ml – giá niêm yết 1.080.000đ

Hiện nay, Hoa Thơm Cỏ Lạ cung cấp Tinh dầu Quế với 4 dung tích trên, nếu có nhu cầu mua số lượng lớn hơn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua:

- Hotline (8h-22h GTM+7): (+84)888.454.600 (Call/Zalo)

- Email: support@hoathomcola.vn

Nếu quý khách có nhu cầu đặt hàng trực tiếp trên website, quý khách có thể tham khảo thông tin hướng dẫn chi tiết dưới đây:

--> Hướng dẫn thanh toán khi mua hàng trực tuyến tại hệ thống Website của Hoa Thơm Cỏ Lạ

6. Tổng hợp thông tin Tinh Dầu Quế - Cinnamon Hoa Thơm Cỏ Lạ:

Hình ảnh sản phẩm

Từ khóa » Tinh Dầu Quế Tiếng Anh Là Gì