Tinh Dịch đổi Màu Cảnh Báo Bệnh - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Tinh dịch là dịch tiết của cơ thể giúp vận chuyển tinh trùng, hỗ trợ quá trình thụ tinh. Thông thường, tinh dịch có màu kem hoặc màu trắng xám. Khi xuất tinh, tinh trùng keo, quánh, loãng ra sau 20-30 phút. Nam giới xuất tinh trung bình 2-5 ml một lần và mùi tanh. Đó là tinh dịch khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp tinh dịch đổi màu do sinh lý hoặc cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:
Khi tinh dịch trong, ít đục có thể là dấu hiệu biểu thị mật độ tinh trùng trong tinh dịch thấp. Với những trường hợp dịch nhớt hoàn toàn trong suốt không màu thì đó có thể là dịch tiền xuất tinh từ các tuyến Cowper, xuất hiện trước cực khoái.
Tinh dịch màu vàng nhạt thường do kiêng xuất tinh lâu ngày khiến tinh trùng bị ứ đọng và tăng độ nhớt, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng. Tình trạng này có thể cải thiện dễ dàng khi tăng tần suất quan hệ, nếu không có thể là dấu hiệu của viêm cơ quan sinh dục. Ngoài ra một số thực phẩm như nghệ, hành tây, tỏi hay một số thuốc kháng sinh hoặc vitamin như B1 cũng có thể gây vàng tinh dịch. Tình trạng này sẽ cải thiện sau một vài ngày.
Trường hợp tinh dịch chuyển màu vàng sẫm có thể do các bệnh lý gây vàng da và ứ đọng các sắc tố mật gây ra, thường ít triệu chứng biểu hiện tại đường sinh dục. Nếu tinh dịch màu vàng kết hợp với mùi hôi, sưng đau hay đái buốt đái rắt thường là dấu hiệu của viêm đường sinh dục.
Nếu tinh dịch chuyển màu xanh lục có thể do tuyến tiền liệt hoặc các mô xung quanh bị nhiễm trùng. Tinh dịch màu nâu hoặc đỏ cảnh báo tình trạng rò rỉ hoặc một mạch máu bị vỡ xung quanh túi tinh. Việc giải phóng máu có thể khiến tinh dịch có màu nâu hoặc đỏ. Xuất tinh kèm nhiều dịch máu thì có thể do ung thư tuyến tiền liệt, lao tuyến tiền liệt hay viêm túi tinh... Nếu tinh dịch tiếp tục có màu đỏ sau một đến hai ngày, bạn nên đi khám và điều trị.
Để có chất lượng tinh trùng tốt, nam giới cần có chế độ tập luyện và ăn uống khoa học. Bổ sung đủ các chất gồm kẽm từ hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, tôm, cua, đậu, sữa và sản phẩm từ sữa; vitamin B12, C, P, E trong rau quả; Omega-3 từ cá và hải sản; các loại thịt, đậu... Kiêng rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, không thức khuya và không sử dụng các chất kích thích, stress để tránh gây ảnh hưởng xấu tới tinh trùng. Phái mạnh cũng chú ý vận động thể dục thể thao phù hợp, tránh gây tổn thương tới tinh hoàn.
Bác sĩ Lê Duy Thảo
Khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Ít tinh dịch có ảnh hưởng đến sinh sản?
- Có nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ?
- Tinh trùng kém có con được không?
- Tranh cãi về 'nCov trong tinh dịch'
Từ khóa » Tinh Dịch Màu Gì Thì Tốt
-
TS.BS Trương Hoàng Minh: Màu Sắc Tinh Dịch Phản ánh Những ...
-
Hướng Dẫn Nhận Biết Màu Sắc Tinh Dịch Bình Thường Và Bất Thường
-
Tinh Trùng Khỏe Mạnh Có Màu Và Mùi Gì? | Vinmec
-
Màu Sắc Tinh Dịch Cảnh Báo Sức Khỏe Sinh Sản Nam Giới
-
Nhận Biết Tinh Trùng Khỏe Mạnh Qua Màu Sắc Tinh Dịch
-
Tinh Trùng Có Màu Gì Là Bình Thường, Màu Gì Là Bất Thường? - Bệnh Trĩ
-
Tinh Trùng Khỏe Mạnh Có Màu Sắc, Mùi Vị Như Thế Nào? - Webflow
-
Tinh Dịch Có Màu Vàng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Tinh Trùng Bình Thường - Màu Sắc, Số Lượng, Hình ảnh?
-
Cách Nhận Biết Tinh Trùng Khỏe Mạnh Qua Màu Sắc, Mắt Thường
-
Tinh Trùng Bình Thường Có Màu Gì? (Kèm Hình ảnh)
-
Tinh Dịch Màu Vàng Liệu Có Bình Thường? - YouMed
-
Cách Biết Các đặc điểm Của Tinh Trùng Không Khỏe Mạnh ... - Genlab