TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁP | Đại Bi

TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁP

 

Tham thiền không Tịnh độ, một chín chục người khổ

Tịnh độ chẳng tham thiền, tu muôn thành đủ số

Cứ theo bài kệ chẳng là chê ép phép tu tham thiền mà bảo chuốt tôn trọng, khen ngợi cách tu Tịnh Độ thái quá chăng?

Lão nhơn đáp: không phải Vĩnh Minh Đại Sư khen phép tu Tịnh Độ thái quá. Phép Tịnh Độ rất rộng, cách tu rất tiện, sao gọi là phép rộng lớn? Bời hết thảy phép tu đều tóm rút vào đủ, trừ bực thượng là Phật, bậc trung là Bồ- tát, bực hạ là Thinh Văn,  Duyên Giác, hạng dưới chót là kẻ dốt hoặc phạm tội ngũ nghịch, thập ác. Nếu chịu ăn năn chừa lỗi tu theo Tịnh Độ, không cần lau mau, không đợi trường trai 24 tháng cơn lâm chung niệm Phật không xao lãng, Phật cũng rước về tây Phương Cực Lạc, còn tiện dễ là : không có học chi khó, làm chi mệt, kẻ sáng dạ niệm thêm 30 vạn biến vãng sanh, kẻ tối dạ không thuộc vãng sanh cứ niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật” cho đủ 30 vạn câu là đủ, sau dư công tu thêm , thời khi lâm chung niệm Phật mười câu, Phật Di Đà cũng rước về cực lạc liên hoa hóa thân, tu thêm cho tới thành Phật. Hỏi thử có phép tu nào dễ mà mau thành Phật như vậy chăng.

Nếu ai không có trí tuệ như Vĩnh Minh Thiền sư thời cũng không lo tu thêm Tịnh Độ và khuyên người tu Tịnh Độ như mình.

HỎI: Hòa thượng, Đại đức đã thông hiểu tham thiền kiến tánh thành Phật cũng đủ, phải tu thêm Tịnh Độ làm chi.

ĐÁP: Quý vị  thông thái muốn tu thêm Tịnh Độ như Vĩnh Minh thiền sư nếu thông như Thiền sư thờinôn và nóng theo Tịnh Độ, sức con trâu kéo cũng khôngthèm trở lại hốt vàng rồi sẽ tu thêm Tịnh Độ. Nếu thông phép tham thiền mà chắc sẽ thành Phật thời các vị Bố- tát,trước khi tham thiềnđã sáu bựcnhiều kiếpmà chưa thành còn phải tu thêm Tịnh Độ mới thành Bồ- tát

Kinh Tam Muội nói: Văn thù Bồ- tát thuật chuyện cũ của mình, gọi mình nhờ niệm Phật mới thành chánh quả. Thế Tôn làm dấu trên đầu nói rằng “ ngươi nhờ niệm Phật mà được vãng sanh Cực Lạc, chớ có nói tham thiền giỏi đâu. Kinh Hoa Nghiêm  nói: Phổ Hiền Bồ-tát lấy mười nguyện lớn, mà dạy Thiện Tài Đồng Tử cũng tu Tịnh Độ cho Phật rước vãnh sanh là quý hơn hết.

Kinh Lăng Dà nói: Thế Tôn thọ ký cho Long Thọ Bồ –tát mới vãng sanh Cực lạc. Ngũ thông Bồ-tát người nước thiên Trúc tu luyện tham thiền, xuất hốn qua Cực Lạc ra mắt Phật Di Đà bạch rằng: Tôi Là chúng sanh cõi ta bà nguyện vãng sanh Tịnh Độ, nay xin Phật hiện hình rước có nghi tiết ấy cũng phải tu thêm Tịnh Độ mà Phật rước nào phải chỉ lấy sức tham thiền đặng lên cảnh Phật mà ở luôn sao? Thử hỏi được bao nhiêu vị tham thiền xuất hồn đến cảnh giới Cực Lạc.

HỎI: Có kẻ tu lâu,  gần lâm chung ngã mặn, thôi tu, kẻ chết Phật rước chăng ?

ĐÁP: Kẻ ấy như người đến bến đò, chờ lâu ngã lòng đi chơi, đò qua sông không hay, làm sao Phật rước đặng ? Nhưng vị này lúc bịnh ráng nguyện lại, trường trai theo phép, niệm Phật gia-bội ít ngày Phật rước mau lắm : cũng như người đến bến đò đã lâu, bỏ đi chơi hay kịp chuyến đò. Qúi vị ngã mặn đã lâu, vì nghi ngại tu không kịp dể thác như để hụt đò. Uổng quá ! tiếc thay !

HỎI: Những vị nào hồi tâm muộn quá ,đôi ngày kế thác có đặng vãng-sanh không ?

ĐÁP: Qúi vị lúc gần lâm chung,  có thiện-căn mới được. Song phải phát nguyện, xuất của bố-thí tức thời,hoặc dặn con bố-thí thế cho mình. Nghèo thời dặn con trường-trai trong ba năm tang. Niệm Phật tụng kinh Di-đà cho mình. Đại nguyện như vậy, lòng phải chí thành niệm Phật nửa ngày hoặc ít giờ, Phật cũng rước về làm dân tu thêm cho khỏi phải luân-hồi.

HỎI: Ai ăn người ấy no, con tu thế cho cha mẹ đặng sao ?

ĐÁP: Sao không ? vì máu thịt cha mẹ chia ra tuy thác như sống, trối tu như vậy thời thành, song e con cháu không chịu tu thời vong-hồn tu thêm tại Tây phương, lâu ngày cũng có quả vị. Qúi vị lúc lâm chung có Phật rước thời đặng thành.

HỎI: Người phàm nhiều kiếp đến nay, làm tội dữ vô-số gần chết niệm Phật mười câu, sao mà đặng vãng-sanh dễ như vậy ?

ĐÁP: Người ấy đời nay không tu sớm mà kiếp trước có công tu nhân tích đức mộ đạo Phật, nay lỡ mê trần quên tỉnh-ngộ, nếu kiếp trước không tu thời nay chết như thế thường, có đâu may gặp người biết phép Tịnh-độ chỉ điểm lúc lâm chung, niệm phật hết lòng cho Phật rước. Người không có thiện-căn, dầu chỉ điểm cũng không tin mà niệm Phật, có đâu ăn-năn đặc ngộ, ma sám hối tội-lỗi xưa, bỏ hết các việc vọng, tưởng “ quyết một đường qua Cựu Lạc, không mơ ngõ khác” lòng chí thiết không xao-lãng, như vậy niệm Phật một câu bằng ngàn câu: mười câu bằng muôn câu, lẽ nào đức Phật Di-Đà không cảm động qua rước. Kinh Thập Lục Quán nói: “lòng thanh-tịnh chí-quyết, niệm mười hơi cũng đủ tiêu tội 80 ức dư kiếp trước”. Nếu quả lòng thành như vậy, nhờ có công tu kiếp trước Đức Phật Di-đà qua rước chẳng sai.

HỎI: Nếu còn tội mà ăn-năn tu niệm chí-thành, cũng đặng vãng-sanh về Tây-phương, tu thêm mới thành Phật. Vậy thời tu sớm làm chi, để hưởng mùi đời cho phỉ tình, đợi gần chết ăn không đặng sẽ trường-trai, tu niệm Tịnh-độ ít ngày mà theo Phật, như mấy người ác vãng-sanh đó, tợi gì mà tu sớm thiệt-thòi lắm.

ĐÁP: Phật quí tại tâm, những ác nhơn vãng-sanh là thuở nay không biết phép Tịnh-độ mà tu, nay gần lâm chung có người chỉ điểm, nên hồi tâm niệm Phật, ấy là làm ác bấy lâu mà vô-tâm, nay sám-hối hồi tâm Phật mới rước. Chớ tiềm-tâm làm ác, tính điếm-đàng, xảo-quyệt, Trời Phật thua trí người sao ? Trời Phật chuộng những người chân thật. Kẻ dữ được vãng-sanh vì có căn tu lúc trước nên Phật thương tình mà xui người chỉ điểm lúc lâm chung. Muôn người mới có một.

Có mười hạng người khi lâm chung niệm Phật không đủ mười câu : Một là lúc lâm-chung không gặp người biết tu Tịnh-độ mà chỉ điểm. Hai là oan báo theo mình cản trở không cho niệm Phật. Ba là bị á-khẩu hoặc tắt tiếng. Bốn là mê sản không biết gì. Năm là bị chết chìm, chết thiêu. Sáu là bị hùm tha, sấu bắt, rắn cắn trào đờm. Tám là trúng thực, nhiễm gió bất tỉnh  nhơn sự. Chín là tử trận. Mười là té cây, đụng xe, gãy chân. Mười sự chết đó dễ gì tỉnh-táo mà niệm đủ mười câu cho minh-bạch, lòng không loạn tâm, hoặc niệm Phật mà tưởng vợ chồng con, nhớ của chôn lo trối-trăn hậu sự dễ bị xao-lãng. Có đâu lòng biết ăn năn, giữ thanh-tịnh niệm cho đủ số ? Hoặc lòng còn nuối kẻ nọ, trông có thuộc hoàn sanh, chồng khóc vợ kể, con cháu theo kêu cho rầy tai, loạn-tâm lãng-trí, trong lòng bối-rối như tơ, khó sửa lòng thanh-tịnh mà niệm đủ mười câu cho Phật rước.

Chớ đợi đến già mới niệm Phật

Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời

Khuyên niệm Phật than mình chưa rảnh

Đọi bắt hồn, rắp việc cũng theo !

Nhức là thời buổi giặc-giã chiến tranh, người ta bị bom đạn chết một cách bất ngờ. Đâu có ai chắc mình sống đến ngày mai. Ai biết trước số mấy mươi mà thác, đừng tin thầy coi số coi tướng nói bốc bướng mà lầm. Thừa lúc chưa già chưa bịnh, chọn ngày sám hối lập-nguyện tu lần đi cho có căn. Bác thợ rèn vừa đập sắt vừa niệm Phật : vừa làm công việc hằng ngày để nuôi vợ nuôi con vừa tu, hoàn cảnh nào tu cũng được cả. Chớ bảo có thời giờ mới tu được hay là còn trẻ dại gì tu để hưởng mùi đời phỉ tình rồi sẽ hay, tử-thần đến công việc gì gấp cũng phải buông, trẻ cũng không tha.

Nếu xảo-quyệt tính cho lắm, e bị sự rủi, đầu thai kiếp khác chắc không làm người hay maang lông đội sừng. Dẫu may làm người e không ai nói pháp cho mà nghe, không dễ gì gặp người khuyên tu Tịnh-độ theo con đường tắt : Dẫu có người khuyên chưa chắc tin. Mất thân người muôn kiếp khó tu được mới là khổ. Cũng bởi  tính già hóa non.

HỎI: Người phàm dễ bị bó buột phạm nhiều tội-lỗi, các điều phiền-não chưa dứt, một mải phước đức chưa tu. Còn như Tây-Phương Cực-lạc trên ba cõi thiên-tiên quí hơn cõi Thiên-đường bực Thiên-đế bá-bội, lẽ nào mới niệm Phật mà đặng về Cực Lạc.

ĐÁP : Nhờ Phật Di-đà rước, không phải nhờ sức mình tham-thiền mà qua nổi Cực-lạc ở luôn. Thí dụ: Con Kiến lẩn-thẩn cả đời không đi xa, còn sợ bị cóc liếm giữa đường, nếu đeo vào áo một người đi du lịch bằng máy bay, trong vài giờ đến xứ khác như không. Còn tu Tịnh-độ, Phật Di-đà tiếp dẫn cũng như vậy.

Nếu người tu hành cứ ỷ tham-thiền hay luyện-đơn tại cõi trần thời đầu thai hoàn tu không biết mấy kiếp, mà cũng không giải thoát khỏi sanh lão bịnh tử có đâu thành Phật, kiếp này tu kiếp sau mình tu nữa không, hay hưởng phước giàu sang phú quí quên tu. Về Cực-lạc khỏi phải luân-hồi, lo gì không thành Phật La-hán. Như con mọt trong cây gần gốc, nếu bò lên đục từ mắt đục lần cho tới ngọn thời lâu biết chừng nào. Ấy là ví dụ cách tham-thiền hay luyện-đơn khổ mà lâu vô  cùng, e không thành nữa. Như con mọt chưa ra khỏi ngọn tre mà chết. Còn tu Tịnh-độ thiệt tắt dễ nên ví như con mọt ấy, đục dụa ống tre không bao lâu sẽ ra khỏi. Nên tu Tịnh-độ gọi là hoành xuất tam-giới, đi ngay rất mau, lo chi phàm-tục không đặng vãng-sanh Cực-lạc.

HỎI: Trong chín phẩm tòa sen, bực thấp từ thứ bảy cho đến thứ chín, để dành cho kẻ mới tu ít phước. Nhứt là tòa sen thứ chín, nhiều kẻ ác mới tu may phước đặng vãng-sanh như tích: Trương-Thiện-Hòa, sãi Huýnh-Kha, tôi e kẻ ấy về đó, còn thói tà lòng dữ, chi cho khỏi con sâu làm rầu nồi canh chăng?

ĐÁP: Lo không đặng vãng-sanh, lo chi về đó mà còn làm dữ, là vì có năm cớ : một là có Phật gìn-giữ, hai là muốn chi có nấy không lòng tham, ba là chim linh giảng kinh trên cây báu cũng đủ hồi tâm ăn-năn mà sữa lòng, bốn là ở gần Bồ-tát bạn lành không ai rầy rà gât oán-thù, năm là sống đời tu mãi trở nên lòng Phật, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, xung quanh mọi người tu tời mình cũng tu theo. Nên về Cực-lạc kiếp chầy cũng đặng thành Phật, không thối chí nữa.

HỎI: Kinh nói “ Tại thế-gian, có kẻ lòng thành phát nguyện Tịnh-độ, thời trong ao thất-bửu cõi Cực-lạc có mọc một bông sen trổ ra một bông. Lúc lâm chung, Phật rước hồn người tu ngồi bay vế Cực-lạc cho Liên-Hoa hóa thân ngồi tòa sen ấy. Nếu lúc sống tu tấn-tới, bụi sen mau ra bông, búp sen mau lớn bằng bánh xe, có nêu tên họ người tu bên ngoài. Tới số Phật Di-Đà ứng-điềm, định ngày tiếp dẫn. Còn ai thối chí ngã lòng, bê-trễ việc tu thời sen ấy héo dần. Tới thôi tu thời sen ấy sẽ rụng. Sau tu lại, sen nẩy chồi lên bông khác, nếu bỏ đạo đến chết thời bụi sen cũng chết khô. Chẳng hay lời ấy có đáng tin chăng ?

ĐÁP: Việc ấy dễ hiểu. Như cái kiếng lớn, vật nào chiếu vào thời cũng thấy bóng y như vậy. Cõi Cực-lạc của Phật Di-Đà rất linh, thế gian có người tu Tịnh-độ, cõi Tịnh-độ mọc sen thêm, sen ấy tùy theo người tu siêng-năng hay bê-trễ mà tươi héo gọi là giống sen Bồ-Đề, mà cũng có Đức Phật Di-Đà chủ trương trong đó, là lý chắc tự nhiên, lẽ nào Đức Phật Thích-Ca đặt chuyện huyễn-hoặc mà nghi-ngại ? “Người tu sen Phật lên, người thành sen Phật trổ” ấy là nhơn-quả tự nhiên.

HỎI: Tại sao niệm Phật Di-Đà cầu vãng-sanh về nước Cực-lạc. Thiếu chi các vị Phật khác mà phải niệm Di-đà mãi ?

ĐÁP: Một là bao nhiêu công-đức của chư Phật mười phương, đức Phật A-di-đà đều có đủ, nên niệm Phật A-di-đà cũng như niệm đủ các vị Phật mười phương. Hơn nữa, mỗi tháng Phật A-di-đà hội chư Phật tại hướng nào mình có lạy sám hối phát-nguyện, chư Phật mười phương chứng minh đâu có thiếu sót vị nào đâu.

Hai là: không cầu quyết một chỗ khó nhứt tâm dễ bị xao-lãng.

Ba là: Các cõi Phật khác không như cõi Cực-lạc, dẫu vị đó thành Phật thời hưởng tiêu-diêu một nơi, chứ chư dân trong nước đều khổ não. Bốn là Phật a-di-đà phát 48 điều nguyện, quyết tiếp-dẫn chúng-sanh niệmngài, dầu phạm tội ngũ nghịch biết ăn-năn hối-cãi, Ngài cũng độ hết. Nên ai ở cõi nầy, có niệm Phật thời phần đông niệm Di-đà nhiều hơn.

Đức Phật Thích-Ca dạy nhiều phép tu luyện rất khó,trừ phép tu Tịnh-độ rất dễ vì biết trước đời sau, chúng sanh, phước mỏng, nghiệp-chướng, nặng-nề, đạo Phật đã mỏng mà các Kinh lạc hết mà kinh Di-Đà còn soi dấu cả trăm năm. Bởi dễ nên ít ai tin, nên mỗi lần ngài giảng kinh Di-Đà, ngài có mời chư Phật Như-Lai mười phương đến chứng-minh cho đủ tin chắc.

HỎI: Nước Cực-lạc cách xa cõi trần mười muôn ức thế-giới xa-xôi dường ấy, lẽ nào người phàm đi tới ?

ĐÁP: Xác phàm đi xa như vậy không đặng, chớ phần hồn có khó gì! Vì lòng thành niệm Phật, Phật rước hồn không phải xác. Thí dụ : chiêm bao đi tới nước khác ngàn muôn dặm, nghe ai kêu thời tỉnh thức dậy liền! Có phải chiêm bao thấy đi gần thời tỉnh mau, đi xa thời tỉnh chậm sao?

HỎI: Kinh nói “ai ăn chay niệm đủ 30 vạn biến vãng sanh,thời Phật Di-Đà hằng chiều-giám trên đâù,bảo hộ tai qua nạn khỏi, để làm ăn mà tu, đợi lâm chung cho biết ngày về cực lạc. Người tu Tịnh- Độ ai thấy khoảng đó mà không ham vì niệm thêm 30 vạn có khó chi. Di-Đà có một ông chiếu- giám sao cho xiết, hơn nữa cả mười phương thế giới biết bao vãng-sanh cùng một lúc làm sao rước cho kịp ?

ĐÁP : Rất đỗi mặt trời mặt trăng là nhỏ còn chiếu khắp trên thiên hạ trên thế gian, huống chi hào quang phật. Còn thần thông Đức Phật Di-Đà hóa 36.000.000 119.500 ông. Hơn nữa Phật còn biết bao nhiêu đệ-tử thành phật đều đắt lục-thông. Lo mình không tu, lo chi phật rước không kịp.

HỎI: Nay muốn vãng–sanh Cực-Lạc  Tây –phương phải làm công hạnh chi ? Phát tâm làm sao? Vẽ lại kẻ ở thế cho vợ chồng con cái, chưa dứt đường dâm dục, kế lâm chung niệm Phật, Phật có rước không ?

ĐÁP: Phật cũng rước hết. Muốn vãng-sanh cứ niệm Di-Đà. Cư-sĩ ở nhà có vợ chồng sanh đẻ không có tội chi miễn giữ giới-kỳ cho nghiêm thời khỏi tội. Nếu khuyên vợ chồng con cháu tu theo sau cũng vãng-sanh về Cực-lạc sum họp một nhà. Mình còn khuyên người khác tu lẽ nào để con cháu luân-hồi-đọa-lạc sao ?

Lòng phát tâm có ba cách: một là nhàm cõi trần, hai là mộ Cực-lạc, ba là phát tâm Bồ-đề.

Cõi trần như chông gai, vì sự ăn mặc mà cực khổ cả đời, vì chữ danh-lợi mà bôn-chôn mạt kiếp, có người khổ nhiều, có người khổ ít. Nghèo thời lo ăn mặc, giàu thời lo giữ tiền, sợ ăn cướp, song ai ai cũng không khỏi bốn điều là sanh, lão, bịnh, tử.

1.-Sanh khổ: Còn trong bụng mẹ, không đặng thong-thả, ở nơi không sạch, ăn uống huyết nhơ. Chịu gần ba trăm ngày, gần bằng 20 năm khổ não, đến lúc sanh ra ép gần móp mình, nhứt sanh nhứt tử giết mẹ trong một khắc, sanh rồi bị huyết dơ tống theo, lại tiểu-tiện dầm-dề không biết hổ thẹn. Dầu sang giàu, thánh hiện cũng vậy, lớn lên muốn không đặng cũng khổ, ly biệt cũng khổ, oán  thù giận cũng khổ. Hưởng sự vui sướng có một, bị việc tham-phiền hơn tám chín, làm quan ngay thẳng đứa gian cũng oán ghét. Ít có ngày nào vui trọn, gặp sự bất-bình trái ý luôn-luôn. Nằm đêm xét kỹ lại, nhờ có thê-thiếp con cái của tiền làm cho khuây-khỏa vài mươi năm rồi cũng già.

2.- Lão khổ: Cảnh già khổ lắm, chân mỏi gối chùn, mắt mờ, tai điếc răng rụng nhai đau, tinh thần hao tổn, ăn không ngon ngũ không được, bịnh hoạn luôn. Trở trời trong mình đã đau nhức khó chịu, giàu có khó mua được sức-khỏe như lúc còn xuân. Ngày tháng thấm thoát như cá cạn nước lần-lần.

3.- Bịnh khổ: Ai cũng trải qua thời kỳ bệnh hoạn thời biết bệnh như thế nào. Nằm nhà thương hay vào thăm ai nằm nhà thương thời thấy rõ khỏi nhắc lại.

4.- Chết khổ: Tới lúc chết giựt mình,  mắt trợn tròng, tay chân co quắp dễ sợ, không biết chết rồi đi về đâu ? Trừ ra người tu Tịnh-Độ mừng mìnhđược cởi bỏ xác phàm hôi thúi nầy.

- Một cực-lạc như vầy: Cực-lạc hơn thiên đường thập bội khỏi luân-hồi. Lòng ao ước trông mãn-phần về Cực-Lạc thảnh-thơi.

- Phát tâm Bồ-đề: Bồ-đề tâm là lòng làm lợi ích cho người. Khi phát tâm nầy như đồ máy được gắn điện có năng-lực mạnh mẽ. Những công-đức bình thường khôngthể sánh kịp. Nhứt là lòng từ bi thương xót chúng sanh luân-hồi khổ sở, hết lòng nguyện độ và khuyên mọi người tu như mình.

Từ khóa » Tịnh độ Vấn đáp