Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Bình Quân ... - Kế Toán Việt Hưng

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là một trong những cách tính phổ biến để xác định giá trị hàng tồn kho khi xuất kho. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết hai cách tính: bình quân gia quyền cuối kỳ và bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập, đồng thời phân tích những ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Loại hình sản xuất kinh doanh nào phù hợp để áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền? Các bạn cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết ở nội dung tiếp theo ngay dưới đây.

Hiện nay theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTCThông tư 200/2014/TT-BTC. Phương pháp tính giá xuất kho bao gồm 3 loại.

– Thứ 1: Phương pháp tính giá xuất kho thực tế đích danh.

– Thứ 2: Phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền.

– Thứ 3: Phương pháp tính giá xuất kho nhập trước, xuất trước (FIFO).

– Thứ 4: Phương pháp giá bán lẻ.

So với trước đây thì 02 thông tư này đã BÃI BỎ phương pháp LIFO. Đồng thời thay vào đó là bổ sung “Phương pháp giá bán lẻ”.

XEM THÊM

Khoá học thực hành kế toán Kho

Mô tả công việc kế toán kho làm những công việc gì?

  1. 1. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là gì?
  2. 2. Ưu điểm và nhược điểm của tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền?
  3. 3. Khi nào tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền phù hợp?
  4. 4. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
    1. TRƯỜNG HỢP 1: Phương pháp tính giá xuất kho bình quân cuối kỳ
    2. TRƯỜNG HỢP 2: Phương pháp tính giá xuất kho bình quân liên hoàn

1. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của các loại hàng hóa tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp xuất kho, giá trị hàng hóa sẽ không được xác định dựa trên một lần nhập cụ thể nào, mà thay vào đó, được phân bổ đều dựa trên tổng giá trị của các lần nhập.

Mặt khác, tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà giá trị trung bình có thể được tính bởi 1 trong 2 cách:

(1) Tính giá xuất kho bình quân cuối kỳ (hay còn gọi là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ)

(2) Tính giá xuất kho bình quân liên hoàn (hay còn gọi là phương pháp bình quân tức thời)

2. Ưu điểm và nhược điểm của tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền?

Tùy vào kế toán lựa chọn vào cách tính giá trị trung bình. Thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền có các ưu và nhược điểm khác nhau.

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 2
Ảnh 1: Ưu và nhược điểm tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ và bình quân gia quyền liên hoàn

3. Khi nào tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền phù hợp?

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 6

Khi có nhiều lần nhập kho trong kỳ

Giúp tính toán giá xuất kho ổn định và đồng đều. Với mỗi lần nhập hàng, giá cả của nguyên liệu có thể thay đổi, nhưng PP này giúp trung bình hóa giá trị hàng hóa, giúp cho việc xuất kho không bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả trong các đợt nhập hàng cụ thể.

VÍ DỤ: Các công ty sản xuất, bán lẻ, và dược phẩm thường nhập nguyên liệu hoặc hàng hóa nhiều lần trong kỳ. Phương pháp này đảm bảo tính đồng đều trong tính toán và quản lý hàng tồn kho.

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 6

Khi không có biến động lớn về giá nhập kho

Giúp mang lại hiệu quả cao khi giá nhập kho không biến động quá mạnh. Nếu giá hàng hóa hoặc nguyên liệu đầu vào thay đổi ít, thì giá xuất kho tính theo phương pháp này sẽ phản ánh khá chính xác chi phí nguyên liệu, tránh tình trạng giá trị xuất kho bị dao động nhiều.

VÍ DỤ: Ngành thực phẩm chế biến hoặc sản xuất hàng tiêu dùng có mức giá nhập ổn định sẽ là những ứng viên lý tưởng cho phương pháp này. Giá nguyên vật liệu trong các ngành này thường ít thay đổi, do đó phương pháp bình quân gia quyền giúp tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý.

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 6

Khi doanh nghiệp muốn đơn giản hóa công tác kế toán

Giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình kế toán. Thay vì phải tính toán lại sau mỗi lần nhập hàng (như phương pháp bình quân liên hoàn), việc tính toán chỉ diễn ra một lần vào cuối kỳ. Điều này giúp giảm công việc hành chính, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp không cần cập nhật giá xuất kho theo thời gian thực.

VÍ DỤ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có quá nhiều giao dịch xuất nhập kho liên tục, có thể sử dụng phương pháp này để giảm thiểu công việc kế toán.

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 6

Khi cần ổn định giá xuất kho

Nếu doanh nghiệp mong muốn giữ giá xuất kho ổn định và không bị ảnh hưởng bởi giá nhập kho biến động theo từng đợt nhập, phương pháp bình quân gia quyền là lựa chọn phù hợp. Việc tính toán giá trị trung bình giúp hạn chế các thay đổi lớn về giá trị hàng tồn kho và giá thành sản phẩm.

VÍ DỤ: Ngành sản xuất hàng loạt, như sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), có thể tận dụng phương pháp này để duy trì giá xuất kho ổn định trong suốt kỳ

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 6

Khi không nên sử dụng phương pháp bình quân gia quyền

– Giá hàng hóa hoặc nguyên liệu biến động mạnh: Nếu doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực mà giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh và thường xuyên, phương pháp này có thể không phản ánh chính xác giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm xuất kho. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khai thác, kim loại, hoặc năng lượng thường gặp phải sự biến động lớn về giá, do đó có thể cân nhắc phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) hoặc giá thực tế đích danh để tính giá xuất kho chính xác hơn.

– Doanh nghiệp cần theo dõi chi phí chính xác từng lô hàng: Trong các trường hợp hàng hóa có sự khác biệt lớn giữa các lô nhập (chẳng hạn hàng hóa cao cấp, hoặc hàng nhập khẩu có thuế suất khác nhau), phương pháp bình quân gia quyền có thể làm mất tính chính xác của giá trị hàng tồn kho. Phương pháp giá thực tế đích danh sẽ phù hợp hơn trong trường hợp này.

4. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Sau đây chúng ta sẽ đi cụ thể cách tính giá xuất kho đối với phương pháp này.

Cách tính như sau:

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 3

Trong đó:

> Số lượng chúng ta dựa theo số liệu thực tế thống kê được.

Giá đơn vị bình quân được tính theo một trong 2 cách dưới đây.

TRƯỜNG HỢP 1: Phương pháp tính giá xuất kho bình quân cuối kỳ

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 5

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng có số liệu của nguyên vật liệu X như sau.

+ Tồn kho đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg

+ Nhập trong kỳ: 4.000 kg, có giá trị là: 88.000.000 đồng.

+ Tổng số lượng xuất trong kỳ: 2.500 kg

=> Vậy, Kế toán tính trị giá xuất kho  của 2.500 kg nguyên liệu X như sau:

Tính giá bình quân 1kg của nguyên liệu X trong kỳ là:

(1.000kg x 20.000 đồng/kg + 88.000.000 đồng)/(1.000kg + 4.000kg) = 21.600 đồng/kg.

Giá trị của nguyên liệu X xuất kho trong kỳ là:

2.500kg x 21.600 đồng/kg = 54.000.000 đồng.

TRƯỜNG HỢP 2: Phương pháp tính giá xuất kho bình quân liên hoàn

Ta xác định:

tinh gia xuat kho theo phuong phap binh quan gia quyen 4

Sau đây là một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn.

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng, có số liệu của nguyên liệu M trong tháng 1 như sau:

+ Ngày 01/01: Tồn kho đầu kỳ: 5.000 kg, đơn giá 3.000 đồng/kg.

+ Ngày 10/01: Công ty Việt Hưng nhập kho 4.000 kg nguyên liệu M. Với đơn giá 2.000 đồng/kg.

→ Như vậy, tại ngày 10/01 kế toán phải tiến hành xác định giá đơn vị bình quân 1kg nguyên liệu M. Cụ thể như sau:

Giá đơn vị bình quân (ngày 10/01):

(5.000kg x 3.000 đồng/kg + 4.000kg x 2.000 đồng/kg)/(5.000kg + 4.000 kg) = 2.556 đồng/kg.

>> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 23.000.000 đồng.

 >> Khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 9.000 kg

+ Ngày 13/01: xuất kho 1.000 kg nguyên liệu M.

Giá trị xuất kho = 1.000kg x 2.556 đồng/kg = 2.556.000 đồng.

>> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = giá trị tồn kho trước ngày 13/01 – giá trị xuất kho ngày 13/01

= 23.000.000 – 2.556.000 = 20.444.000 đồng.

>> Tương tự ta tính khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 13/01: 9.000- 1.000 kg = 8.000 kg.

Và kế toán cứ làm tương tự như vậy sau mỗi lần nhập để tính được đơn giá bình quân của từng loại vật liệu. Nếu có bất kỳ câu hỏi nghiệp vụ kế toán nào cần hỗ trợ truy cập ngay: https://ketoanviethung.vn/

tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền 7
Ảnh 2: Hỏi đáp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Trên đây là bài viết chia sẻ cách phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là một công cụ hiệu quả cho các doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho. Tùy vào tình hình và nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn tính toán theo kỳ hoặc liên hoàn để tối ưu hóa hoạt động kế toán. Hi vọng qua bài viết này Kế Toán Việt Hưng đã giúp bạn nắm được cách tính giá xuất kho và đừng quên theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật các ưu đãi giảm học phí các khóa học kế toán tổng hợp – thuế!

BÀI LIÊN QUAN:Các loại sổ sách kế toán cần in cuối năm gồm những gì?Mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng theo TT 200 và 133 mới nhấtHệ thống sổ kế toán tổng hợp theo thông tư 200Những vấn đề cần lưu ý trong kế toán thủy hải sản nuôi trồngMẫu sổ cái theo thông tư 200 và cách lập mẫu sổ cái theo hình thức nhật ký chung 0 0 Bình chọnBình chọn

Từ khóa » Cách Tính Hàng Tồn Kho Bình Quân Gia Quyền