Tình Hình Kinh Doanh Trà Sữa Việt Nam Khi Bình Thường Mới

Trà sữa du nhập vào Việt Nam từ 10 năm trước, và đã nhanh chóng bùng nổ, lan rộng khắp cả nước vào năm 2013, khi lần lượt các chuỗi trà sữa thương hiệu nước ngoài lấn sấn vào thị trường Việt.

Một nghiên cứu thị trường vào năm 2018 đã cho thấy trà sữa xếp thứ hai trong số những đồ uống được ưa thích nhất tại thị trường Việt Nam; xếp trên cả cà phê. Nữ giới là đối tượng uống trà sữa nhiều nhất với tỷ lệ 53%, cùng với đó là người trẻ độ tuổi từ 15 – 22 (35%). Trước dịch, cả nước có khoảng 1.500 quán trà sữa với khoảng 100 thương hiệu.

Chuỗi trà sữa nhượng quyền từ Gongcha, Bobapop, Ding Tea, cho tới sự mở rộng của Koi Thé, The Alley,…cũng cho thấy thị trường trà sữa từng phát triển sâu rộng. Đặc biệt là thương hiệu Phúc Long đã có sự vươn lên chóng mặt trong 5 năm gần đây. Phúc Long có nguồn gốc từ vùng chè danh tiếng Bảo Lộc (Lâm Đồng), chỉ từ 10 cửa hàng năm 2015 tăng lên chóng mắt với 70 cửa hàng năm 2019.

Không chỉ thương hiệu lớn, nhiều bạn trẻ cũng bắt tay tìm hiểu mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì để khởi nghiệp cửa hàng nhỏ của riêng mình. Mặc dù cạnh tranh cao nhưng lượng mua vẫn rất lớn. Vì thế không khó để bắt gặp các quán trà sữa vỉa hè, nhỏ lẻ bên đường.

Khẳng định được rằng, trước khi đại dịch diễn ra, tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam sôi động, đầy tiềm năng nhưng cũng cạnh tranh khốc liệt.

2. Các chuỗi kinh doanh trà sữa ảm đạm vì dịch Covid-19

Với sự xuất hiện của dịch Covid-19 vào cuối năm 2019, thị trường trà sữa cũng có nhiều biến động. Theo một số báo cáo ngành thực phẩm và đồ uống (F&B), thị trường trà sữa tại Việt Nam đã giảm mức độ tăng trưởng, và duy trì mức tăng trương tự nhiên ở mức 5,7%/năm. Tức là tốc độ tăng trưởng chỉ còn 1/4 so với thời điểm 2 năm trước. Khi ấy, tốc độ tăng trưởng của trà sữa lên tới 200%.

Trong khi năm 2019 đánh dấu mốc phát triển mạnh mẽ của ngành trà sữa Việt Nam, khi những chuỗi thương hiệu lớn như The Alley, Koi The, Gong Cha, Phúc Long mở rộng chi nhánh mạnh mẽ, kể cả những cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ cũng phát triển không kém. Thì đến năm 2020, trước sự ảnh hưởng nặng nề của COVID-19, nhiều thương hiệu trà sữa đã phải di dời, thậm chí rút quân trả lại mặt bằng.

Ở những “con phố trà sữa” như Ngô Đức Kế, Hồ Tùng Mậu quận 1, TP. HCM – nơi các quán trà sữa nổi tiếng tập trung dày đặt. Thì nay phần lớn là những mặt bằng bỏ trống cho thuê. Thương hiệu The Alley đã đóng 5 cửa hàng, trong đó có cả cửa hàng flagship tại quận 1, TP. HCM.

quán trà sữa đóng cửa vì dịch

Năm 2019, Koi Thé mở khoảng 10 cửa hàng, song đến năm 2020, không nhưng không mở thêm cửa hàng nào, mà còn phải đóng cửa 2 chi nhánh ở các quận trung tâm.

Còn chuỗi trà sữa Phúc Long, năm 2019 có thêm 21 cửa hàng khắp Việt Nam, trong đó có 7 tại Hà Nội; thế nhưng, nhiều đợt lockdown diễn ra, họ buộc phải đóng bớt 2 cửa hàng ở vị trí đắc địa tại Quận 1. Trong năm 2020, dẫu vẫn khó khăn, nhưng Phúc Long đã mở thêm 6 cửa hàng – 3 tại Hà Nội và 3 ở TP. HCM.

Nhiều cửa hàng thuộc chuỗi trà sữa Toocha nằm rải rác ở các quận 1, Bình Thạnh, Phú Nhuận đồng loạt dừng hoạt động.

toocha đóng cửa

Nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới thị trường trà sữa là do dịch Covid-19 và nhiều lý do khách quan khác.

Đại dịch đã ảnh hưởng sâu rộng, từ kinh tế đến đời sống xã hội. Sau nhiều đợt giãn cách xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của mọi người. Nếu như trước đây nhiều người sẵn sàng chọn các loại đồ uống cao cấp với mức giá 50.000đ – 90.000đ, thì nay họ thắt chặt chi tiêu, lựa chọn những sản phẩm có mức giá hợp lý hơn.

Tình hình kinh doanh trà sữa Việt Nam không mấy khả quan khi sức mua giảm , kéo doanh thu giảm, cộng thêm chi phí vận hành, mặt bằng, lương cho nhân viên cao khiến nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn. Và cuối cùng, đóng bớt cửa hàng ở các quận trung tâm hoặc dừng hoạt động hẳn là phương pháp cuối cùng.

Không những thế, với sự nở rộ của nhiều xu hướng đồ uống mới như sữa chua trân châu đường đen hay nước rau má càng ảnh hưởng đến những chuỗi thương hiệu lâu nay chỉ bán trà sữa. Bên cạnh đó, việc các chuỗi cà phê lớn như The Coffee House hay E-Coffee của Trung Nguyên cũng đưa thêm trà sữa vào menu, góp phần ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh trà sữa.

3. Kinh doanh trà sữa ở Việt Nam khi bình thường mới sau đại dịch

Từ khóa » Ngành Trà Sữa Việt Nam