Tình Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Khu Vực Mỹ Latinh Và Caribe Năm 2015
Có thể bạn quan tâm
Các nhân tố chủ yếu tác động đến suy giảm của kinh tế khu vực là do nhu cầu tiêu thụ nội khối tiếp tục yếu trong một môi trường toàn cầu với tăng trưởng thấp của các các nước phát triển, sự giảm tốc của các quốc gia đang nổi đặc biệt là Trung Quốc, Brasil và sự phục hồi mạnh của đồng đô-la Mỹ; đồng thời các biến động ngày càng gia tăng của thị trường tài chính kèm theo giá cả hàng hóa thuộc nhóm nguyên liệu và năng lượng lao dốc kéo dài.
Tiểu khu vực Nam Mỹ, chuyên về sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu và năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khoáng sản, cùng với sự hội nhập thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc, là các quốc gia có mức suy thoái cao nhất. Dự báo tăng trưởng GDP của tiểu khu vực này là -1,3% trong năm 2015 và năm 2016 là -1,1%. Cepal cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của Chile năm 2015 từ 2,5% hối tháng 7 xuống 2,1%, còn GDP của Peru sẽ tăng lần lượt là 2,7% và 3,4% tương ứng. Brasil, nền kinh tế lớn nhất khu vực, năm 2015 suy thoái sẽ ở mức -2,8%, cao hơn nhiều so với mức 1,5% theo dự báo trước đó và năm 2016 là -1,0%. Nước có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong tiểu khu vực này là Paraguay với dự báo tăng trưởng lần lượt là 3,3 và 3,6% cho năm nay và năm 2016, còn Venezuela sẽ là nước có tỉ lệ suy thoái sâu nhất với -6,7% cho năm nay và -7,0% cho năm tới, nguyên nhân chính là do gần 95% tổng xuất khẩu của quốc gia này là từ nguồn dầu mỏ.
Mặt khác, các nền kinh tế có mối liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng. Mexico và các quốc gia Trung Mỹ, GDP dự kiến sẽ tăng 2,6% trong năm nay và 2,9% trong năm tới. Còn các nước thuộc Caribe dự báo sẽ tăng lần lượt là 1,6% và 1,8% tương ứng.
Để đương đầu với sự giảm tốc, trong hoạt động kinh tế, các quốc gia Mỹ La Tinh và Caribe được khuyến nghị phải đảo ngược được sự suy giảm về tỷ lệ đầu tư cũng như sự đóng góp thấp từ việc hình thành tổng nguồn vốn cố định cho tăng trưởng, vì đây là hai yếu tố then chốt không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh tế mà còn tác động đến tiềm năng và chất lượng tăng trưởng trong dài hạn. Tăng cường và đẩy mạnh đầu tư là chìa khóa giúp làm thay đổi chu kỳ suy thoái để hướng tới đạt được lộ trình tăng trưởng ổn định và bền vững trong dài hạn.
Từ khóa » Tốc độ Tăng Gdp Của Mĩ La Tinh
-
Trả Lời Câu Hỏi Mục II Trang 26 SGK Địa Lí 11
-
Cho Biểu đồ Sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MĨ LA TINH
-
Cho Bảng Số Liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MĨ LA
-
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MĨ LA TINH GIAI ĐOẠN...
-
Hãy Nhận Xét Tốc độ Tăng GDP Của Mĩ La Tinh Trong Giai đoạn 1985 ...
-
Trả Lời Câu Hỏi Mục II Trang 26 SGK Địa Lí 11 - Học Tốt
-
Giải Câu 3 Trang 21 SBT địa 11 - Blog
-
Giải Bài Tập Địa Lí 11 - - Tiết 2: Một Số Vấn đề Của Mĩ La Tinh
-
Câu 2 Trang 27, SGK Địa Lí 11. | Giải Bài Tập Địa Lý Lớp 11
-
Bài 5: Tiết 2: Một Số Vấn đề Của Mĩ Latinh
-
CEPAL Nâng Mức Dự Báo Tăng Trưởng Của Mỹ Latinh Và Caribe ...
-
Kinh Tế Khu Vực Mỹ Latinh Dự Kiến Chỉ đạt 2,8% Trong Năm 2022
-
Tiết 2. Một Số Vấn đề Của Mĩ La Tinh - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
IMF Nâng Dự Báo Tăng Trưởng Kinh Tế Mỹ Latinh Năm 2021
-
Câu Hỏi Cho Biểu đồ Sautốc độ Tăng Trưởng Gdp Của Mĩ La Tinh Gi
-
Kinh Tế Việt Nam Dự Kiến Tăng Trưởng Khoảng 4,8% Năm 2021: WB
-
Những Nguyên Nhân Nào Làm Cho Nền Kinh Tế Các Nước Mĩ La Tinh ...
-
Giải Địa Lý Lớp 11 Tiết 2: Một Số Vấn đề Của Mĩ La Tinh
-
Một Số Vấn đề Về Kinh Tế Của Mĩ La Tinh