Tình Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Khu Vực Mỹ Latinh Và Caribe Năm 2015
Có thể bạn quan tâm
Các nhân tố chủ yếu tác động đến suy giảm của kinh tế khu vực là do nhu cầu tiêu thụ nội khối tiếp tục yếu trong một môi trường toàn cầu với tăng trưởng thấp của các các nước phát triển, sự giảm tốc của các quốc gia đang nổi đặc biệt là Trung Quốc, Brasil và sự phục hồi mạnh của đồng đô-la Mỹ; đồng thời các biến động ngày càng gia tăng của thị trường tài chính kèm theo giá cả hàng hóa thuộc nhóm nguyên liệu và năng lượng lao dốc kéo dài.
Tiểu khu vực Nam Mỹ, chuyên về sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu và năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khoáng sản, cùng với sự hội nhập thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc, là các quốc gia có mức suy thoái cao nhất. Dự báo tăng trưởng GDP của tiểu khu vực này là -1,3% trong năm 2015 và năm 2016 là -1,1%. Cepal cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của Chile năm 2015 từ 2,5% hối tháng 7 xuống 2,1%, còn GDP của Peru sẽ tăng lần lượt là 2,7% và 3,4% tương ứng. Brasil, nền kinh tế lớn nhất khu vực, năm 2015 suy thoái sẽ ở mức -2,8%, cao hơn nhiều so với mức 1,5% theo dự báo trước đó và năm 2016 là -1,0%. Nước có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong tiểu khu vực này là Paraguay với dự báo tăng trưởng lần lượt là 3,3 và 3,6% cho năm nay và năm 2016, còn Venezuela sẽ là nước có tỉ lệ suy thoái sâu nhất với -6,7% cho năm nay và -7,0% cho năm tới, nguyên nhân chính là do gần 95% tổng xuất khẩu của quốc gia này là từ nguồn dầu mỏ.
Mặt khác, các nền kinh tế có mối liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng. Mexico và các quốc gia Trung Mỹ, GDP dự kiến sẽ tăng 2,6% trong năm nay và 2,9% trong năm tới. Còn các nước thuộc Caribe dự báo sẽ tăng lần lượt là 1,6% và 1,8% tương ứng.
Để đương đầu với sự giảm tốc, trong hoạt động kinh tế, các quốc gia Mỹ La Tinh và Caribe được khuyến nghị phải đảo ngược được sự suy giảm về tỷ lệ đầu tư cũng như sự đóng góp thấp từ việc hình thành tổng nguồn vốn cố định cho tăng trưởng, vì đây là hai yếu tố then chốt không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh tế mà còn tác động đến tiềm năng và chất lượng tăng trưởng trong dài hạn. Tăng cường và đẩy mạnh đầu tư là chìa khóa giúp làm thay đổi chu kỳ suy thoái để hướng tới đạt được lộ trình tăng trưởng ổn định và bền vững trong dài hạn.
Từ khóa » Gần đây Tình Hình Kinh Tế Nhiều Nước Mỹ Latinh Có Chuyển Biến Tích Cực Không Phải Nhờ
-
Những Diễn Biến Chính Trị Mới Và Triển Vọng Của Phong Trào Cánh Tả ...
-
Triển Vọng Mới Của Phong Trào Cánh Tả Mỹ La-tinh - Tạp Chí Cộng Sản
-
Trắc Nghiệm địa Lí 11 Bài 5 Tiết 2 (có đáp án): Một Số Vấn đề Của Mĩ ...
-
“Mùa Xuân Mỹ Latinh” - Nguyên Nhân Và Những Hệ Lụy
-
Đôi Nét Về Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ - Trung Quốc Tại Khu Vực Mỹ ...
-
Phong Trào Cánh Tả Lan Rộng ở Mỹ La-tinh - Báo Nhân Dân
-
Lạm Phát Tại Các Nền Kinh Tế Lớn Nhất Mỹ Latinh đã 'chạm đỉnh'?
-
Mỹ Latinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Nước đang Phát Triển Gặp Khó Khăn Trong Năm 2015 Do Chi Phí ...
-
Chủ Nghĩa Dân Túy ở Khu Vực Mỹ Latinh - Tạp Chí Lý Luận Chính Trị
-
[PDF] Ý Kiến: Cải Cách Toàn Diện để Phát Triển đất Nước
-
In Bài Viết - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc ở Các Nước Thuộc địa Và Nửa Thuộc ...
-
Tổng Quan Dự Báo Tình Hình Kinh Tế Thế Giới Quý I Và Cả Năm 2022