Tình Hình Tội Phạm Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia Hiện Nay - Luật Sư X

Xin chào luật sư. Thời gian dịch Covid-19 vừa qua tôi thấy nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vụ lợi, đưa thông tin sai lệch và dịch bệnh gây ảnh hưởng lớn tới quá trình quản lý và điều hành của nhà nước. Các hành vi đó có được xem là xâm phạm an ninh quốc gia hay không? Tội xâm phạm an ninh quốc gia được pháp luật quy định như thế nào? Tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hiện nay. Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật An ninh Quốc gia năm 2004;
  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Nội dung tư vấn

Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Tội xâm phạm an ninh quốc gia được hiểu là những cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hoặc họ đã có những hành vi xâm phạm Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hiện nay
Tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hiện nay

Tội phản bội tổ quốc

Tội phản bội Tổ quốc được quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Vì lẽ đó mà mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân; hoặc tử hình.

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Điều 109 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, do người đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện. Mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân; hoặc tử hình.

Tội gián điệp

Điều 110 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội gián điệp. Đây là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Động cơ phạm tội rất đa dạng như hận thù giai cấp, vụ lợi, cơ hội chính trị… nhưng không phải dấu hiệu định tội, mà chỉ có thể là dấu hiệu xem xét khi quyết định hình phạt. Mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân; hoặc tử hình.

Tội bạo loạn

Điều 112 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội bạo loạn. Đây là một hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền của một quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định. Mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân; hoặc tử hình.

Tội khủng bố

Điều 229 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội khủng bố. Tội phạm được thể hiện bởi các hành vi xâm phạm tính mạng của người khác; hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng. Mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân; hoặc tử hình.

Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật

Điều 229 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật. Đây là hành vi phá hoại hoặc làm hư hỏng những giá trị vật chất thuộc các lĩnh vực an ninh quốc gia, kinh tế – khoa học kỹ thuật, văn hóa và xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân. Mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân; hoặc tử hình.

Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội

Điều 114 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội phá hoại chính sách kinh tế – xã hội. Đây được hiểu là hành vi làm cho các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước bị cản trở; hoặc không thực hiện được với mục đích chống chính quyền nhân dân. Mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Tội phá rối an ninh

Điều 114 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội phá rối an ninh. Đây là những hành vi kích động; lôi kéo tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ; cản trở sự hoạt động của cơ quan Nhà nước; hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân. Tội phạm này có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt cơ bản là 15 năm tù.

Tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hiện nay

Thời gian qua, nhất là trong giai đoạn dịch Covid -19 diễn biến phức tạp. Một số đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang dư luận.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và đưa ra nhiều biện pháp chỉ đạo để tăng cường bảo vệ ANQG và trật tự an toàn xã hội đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Vì vậy, công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình các tội xâm phạm ANQG ở nước ta vẫn diễn biến hết sức phức tạp và nghiêm trọng. Điều này được thể hiện ở các thông số phản ánh thực trạng; diễn biến; cơ cấu; tính chất của tình hình các tội xâm phạm ANQG trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Tội phạm là gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
  • Luật sư không tố giác thân chủ có bị xử phạt không?
  • Người bị hại tự nguyện rút yêu cầu khởi tố

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hiện nay“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Luật An ninh Quốc gia năm 2004 đã giải thích các hoạt động xâm phạm an ninh tại Điều 3, theo đó đây là những hành vi đã xâm phạm đến chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, chế độ kinh tế, nền quốc phòng, đối ngoại, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khách thể của tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm vào an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: xâm hại sự tồn tại của chính quyền nhân dân; xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân…

Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là ai?

Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Có thể là công dân Việt Nam; người nước ngoài; hoặc người không có quốc tịch.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Ví Dụ Về Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia