Tinh Hoàn ẩn ở Trẻ Nhỏ Có Phải Là Vấn đề đáng Lo Ngại Hay Không?

1. Hiện tượng tinh hoàn ẩn ở trẻ

Như đã nêu trên, tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng phổ biến, do đó ít bậc phụ huynh nắm được tình trạng này. Các bác sĩ cho biết hiện tượng này xảy ra khi tinh hoàn của bé trai không thể di chuyển từ bụng tới bìu. Tinh hoàn ẩn xảy ra đối với trẻ sơ sinh chủ yếu là do một số rối loạn trong cơ thể.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ xảy ra vì nhiều nguyên nhân

Tinh hoàn ẩn ở trẻ xảy ra vì nhiều nguyên nhân

Để xử lý kịp thời tình trạng trên, chúng ta cần xác định được yếu tố nào trong cơ thể trẻ đang rơi vào tình trạng rối loạn. Dựa vào thông tin đó, bác sĩ sẽ tìm ra phác đồ điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tinh hoàn ẩn là do tuyến yên suy giảm so với bình thường. Chính vì lý do này mà tuyến yên không cung cấp đủ lượng Gonadotropin cần thiết và gây ẩn tinh hoàn. Không những vậy, khi suy giảm tuyến yên, kích thước dương vật của trẻ cũng nhỏ hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, hiện tượng tinh hoàn ẩn xảy ra ở trẻ sơ sinh có thể do chức năng của thụ thể Androgen kém. Các thụ thể này có nhiệm vụ cảm nhận, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển sức khỏe sinh dục cho nam giới. Khi Androgen hoạt động kém hiệu quả, bé trai sinh ra đời sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ẩn tinh hoàn.

Một số nguyên nhân khác gây tinh hoàn ẩn ở trẻ mà các bậc phụ huynh không thể bỏ qua là: quá trình tổng hợp Testosterone kém hiệu quả hoặc dây tinh hoàn có những dấu hiệu phát triển không bình thường…

2. Những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết hiện tượng tinh hoàn ẩn ở trẻ

Hiện tượng trẻ bị ẩn tinh hoàn khá hiếm, vì vậy chúng ta thường có tâm lý chủ quan và hầu như không nắm được những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết. Trên thực tế, có khá nhiều dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh phát hiện trẻ có bị ẩn tinh hoàn hay không. Ba mẹ có thể tham khảo một số triệu chứng dưới đây, đồng thời theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của em bé nhà mình nhé.

Cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ

Cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ

Khi xảy ra tình trạng tinh hoàn ẩn ở trẻ, thông thường chúng ta sẽ thấy bìu kém phát triển. Tình trạng tinh hoàn ẩn có thể xảy ra ở 1 bên hoặc đồng thời cả 2 bên.

Bên cạnh đó, tinh hoàn ẩn thường khiến các khối u hình thành ở ống bẹn và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Nếu phát hiện ra dấu hiệu trên, chúng ta nên chủ động đưa con đi khám để được bác sĩ theo dõi và đưa ra kết luận chính xác nhất.

3. Góc giải đáp thắc mắc: tinh hoàn ẩn ở trẻ có nguy hiểm không?

Câu hỏi được quan tâm hàng đầu là: tinh hoàn ẩn ở trẻ có phải vấn đề sức khỏe đáng lo ngại hay không? Trên thực tế, đây là vấn đề khá nghiêm trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của bé trai trong tương lai. Cụ thể, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, nam giới có nguy cơ cao bị vô sinh. Đây là điều không ai mong muốn xảy ra.

Nếu không được điều trị sớm, nam giới có nguy cơ bị vô sinh

Nếu không được điều trị sớm, nam giới có nguy cơ bị vô sinh

Theo các bác sĩ, một số trường hợp bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn vẫn có khả năng sinh con, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp. Thậm chí, những bệnh nhân này có thể bị bệnh ung thư tinh hoàn ở bên tinh hoàn bị ẩn, sức khỏe suy giảm trầm trọng. Đó là lý do vì sao cha mẹ không thể chủ quan khi phát hiện tinh hoàn ẩn ở trẻ.

Tốt nhất, tình trạng này cần được phát hiện và điều trị trước khi bé trai tròn 1 tuổi, đây là thời điểm vàng để xử lý dứt điểm tình trạng tinh hoàn ẩn, đồng thời không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản trong tương lai. Nếu hiện tượng tinh hoàn ẩn được phát hiện khi bé trai bước vào tuổi dậy thì, khả năng điều trị khỏi bệnh rất thấp, lúc này sức khỏe sinh sản của nam giới chắc chắn chịu nhiều ảnh hưởng xấu.

4. Phương pháp phát hiện trẻ bị tinh hoàn ẩn

Trước những biến chứng nghiêm trọng mà hiện tượng tinh hoàn ẩn để lại, các bậc phụ huynh tỏ ra khá lo lắng. Vậy có cách nào để phát hiện sớm tình trạng tinh hoàn ẩn ở trẻ hay không? Tin mừng là y học ngày nay tương đối phát triển, nhiều kỹ thuật hiện đại đã và đang được áp dụng nhằm hỗ trợ quá trình chẩn đoán của bác sĩ.

Siêu âm hỗ trợ việc phát hiện, chẩn đoán bệnh

Siêu âm hỗ trợ việc phát hiện, chẩn đoán bệnh

Đối với trẻ nhỏ bị ẩn tinh hoàn, bác sĩ thường yêu cầu đi siêu âm ổ bụng hoặc chụp cắt lớp ổ bụng hoặc nội soi ổ bụng để phát hiện vị trí tinh hoàn bị ẩn, đồng thời phát hiện những bất thường khác như ung thư tinh hoàn,... Dựa vào thông tin này, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất để xử lý dứt điểm tình trạng tinh hoàn ẩn.

Ngoài ra, các phương pháp xét nghiệm cũng được áp dụng để hỗ trợ việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả hơn. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các xét nghiệm nội tiết như: xét nghiệm LH, testosterone hoặc FSH,…

Tốt nhất, cha mẹ nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để cho bé đi khám và điều trị tình trạng tinh hoàn ẩn. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết nên lựa chọn cơ sở nào, hãy tham khảo ngay dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - đơn vị với 26 năm kinh nghiệm hoạt động.

Đặc biệt, hệ thống máy móc tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đều được trang bị hiện đại, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh. Chúng tôi tự hào sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp đối với các phòng LAB đạt chuẩn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ

Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ hiểu về mức độ nghiêm trọng của tình trạng tinh hoàn ẩn ở trẻ. Từ đó, chúng ta sẽ chủ động theo dõi và cho bé đi điều trị sớm khi phát hiện tình trạng trên. Nếu có thắc mắc nào khác, Quý khách có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Hoàn Bị Là Gì