Tinh Hoàn Co Rút Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
1. Tinh hoàn co rút là gì?
Giống như tên gọi, tinh hoàn co rút là tình trạng tinh hoàn co rút không nằm ở vị trí bìu của nó mà di chuyển qua lại giữa bìu và bẹn. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn, dùng tay khám có thể xác định được vị trí của bên tinh hoàn di chuyển này. Đồng thời tinh hoàn lạc chỗ này cũng dễ dàng có thể đưa về vị trí trong bìu bằng di chuyển tay mà không gây đau đớn.
Tinh hoàn vùng háng thường xảy ra ở trẻ trai, cho đến tuổi dậy thì hoặc trưởng thành thì tinh hoàn thường sẽ ổn định vị trí trong bìu. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn co rút tiếp tục xảy ra khi trẻ lớn, nhất là ở nam giới trưởng thành thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản là khá lớn. Nguyên nhân do trong bìu, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 - 3 độ C nên tinh hoàn được nuôi dưỡng và sinh tinh tốt hơn.
Tinh hoàn nằm ở vị trí khác ngoài bìu đều chịu nhiệt độ cao có thể gây chết tinh trùng, xơ hóa, xuất hiện tế bào ung thư,… Vì thế, trẻ bị tinh hoàn co rút cần được tiếp tục theo dõi bệnh thường xuyên, nếu tình trạng không cải thiện thì bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật cố định vị trí tinh hoàn.
Bìu là môi trường thích hợp cho tinh hoàn phát triển và sinh tinh
Cha mẹ nên chú ý thường xuyên thăm khám và phát hiện tình trạng tinh hoàn co rút ở trẻ như sau:
-
Dùng tay chạm thấy tinh hoàn không ở bìu nhưng ở vùng háng, khi đó dễ dàng di chuyển tinh hoàn trở lại vị trí trong bìu. Thông thường tinh hoàn sẽ không ngay lập tức trở lại háng nhưng sẽ xảy ra từ từ.
-
Dùng tay thấy sự xuất hiện thất thường của một bên tinh hoàn, tự nhiên xuất hiện và tự nhiên biến mất.
Hầu hết trường hợp tinh hoàn co rút chỉ có thể phát hiện bằng thăm khám do quá trình di chuyển tinh hoàn này không gây đau đớn, khó chịu. So với tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ thì tinh hoàn co rút không nguy hiểm bằng, song vẫn cần theo dõi để can thiệp y tế khi cần thiết.
2. Điểm danh các nguyên nhân dẫn đến tinh hoàn co rút
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tinh hoàn co rút là do sự hoạt động quá mức của một cơ bắp vùng háng, khiến tinh hoàn bị kéo di chuyển ngược lên. Điều này đồng thời xảy ra với cơ bìu, bởi cơ bìu có dạng như một túi mỏng đựng tinh hoàn, chỉ khi chúng co lại thì tinh hoàn mới bị kéo ngược lên trên cơ thể.
Tinh hoàn co rút có liên quan đến sự co cơ bìu
Cơ bìu giãn giải phóng khiến tinh hoàn co rút thường xảy ra khi:
-
Cơ bìu được làm dịu trong môi trường ấm áp, giãn ra và đủ cho tinh hoàn dễ dàng di chuyển ngược.
-
Môi trường lạnh khiến tinh hoàn trong bìu có thể bị ảnh hưởng, lúc này cơ bìu sẽ co lại và tinh hoàn được kéo sát về cơ thể hơn để có nhiệt độ thích hợp.
-
Kích thích thần kinh hoặc cọ xát quá mức: điều này xảy ra khi lực vật lý cọ xát mạnh vào dây thần kinh sinh dục đùi hoặc tinh thần lo lắng, căng thẳng quá mức.
Phản xạ cơ bìu bất thường như đột ngột mạnh hơn thường dẫn đến tinh hoàn co rút và tinh hoàn dễ di chuyển vào trong háng. Sau đó khi không còn kích thích, cơ bìu mở ra và tinh hoàn có thể di chuyển về vị trí cũ.
Song không phải trường hợp nào tinh hoàn co rút cũng tự di chuyển về vị trí ban đầu, trong quá trình đẩy cao chúng có thể bị mắc kẹt, dẫn đến tinh hoàn nằm cao. Biến chứng này dễ xảy ra ở trẻ nam có thừng tinh ngắn, mô bào thai còn sót lại sau khi sinh hoặc phẫu thuật thoát vị dẫn đến hình thành mô sẹo.
Bác sĩ cũng cần kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị hoặc can thiệp phù hợp.
3. Phương pháp điều trị và kiểm soát tinh hoàn co rút
Đa phần trường hợp trẻ bị tinh hoàn co rút sẽ tự khỏi bệnh, nghĩa là tinh hoàn tự đi ngược lại vào trong bìu và cố định tại đây trong tuổi dậy thì. Điều cần làm lúc này là cha mẹ cùng với bác sĩ thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh, nếu tinh hoàn không tự di chuyển ngược vào hoặc vị trí tinh hoàn bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thì việc điều trị là cần thiết.
Nên kiểm tra để phát hiện sớm tinh hoàn co rút ở trẻ nam
3.1. Điều trị tinh hoàn co rút
Di chuyển bằng tay không gây đau đớn và giúp tinh hoàn quay trở lại bìu là phương pháp khá đơn giản, hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, khi tinh hoàn co rút tiếp tục xảy ra, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật và làm hẹp đường màng bảo vệ. Phẫu thuật được khuyến cáo nên thực hiện ở trẻ nằm ở độ tuổi đầu thời niên thiếu để đảm bảo an toàn cũng như sự phát triển sinh dục bình thường.
Sau điều trị tinh hoàn co rút, bệnh nhân lưu ý hạn chế hoạt động thể thao mạnh để tinh hoàn nằm cố định trong bìu không đi ngược trở lại. Theo dõi sau điều trị tinh hoàn co rút là cần thiết để kịp thời xử lý nếu xảy ra biến chứng kẹt tinh hoàn hoặc tinh hoàn co rút tái phát.
3.2. Phòng ngừa và hạn chế tinh hoàn co rút
Một số lưu ý dưới đây được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên áp dụng tại nhà cho trẻ để kiểm soát và phòng ngừa tinh hoàn co rút:
-
Thường xuyên kiểm tra vị trí tinh hoàn cho trẻ, nhất là lúc tắm và lúc thay tã.
-
Ổn định tâm lý, giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng tinh hoàn co rút cũng như cách nhận biết để tự mình theo dõi và kiểm tra khi có thể.
-
Lựa chọn quần áo cho trẻ thoải mái, không bó hẹp để hạn chế tâm lý tự ti do tinh hoàn co rút cũng như biến chứng khác xảy ra.
Hiểu về tinh hoàn co rút sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng ngừa hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Da Bìu Co Lại
-
Tinh Hoàn ẩn Hay Co Rút? - Tuổi Trẻ Online
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Bìu - Vinmec
-
Tinh Hoàn Co Rút - Hello Bacsi
-
Giãn Tinh Hoàn Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả?
-
Tinh Hoàn Co Rút: Có Cần điều Trị Không?
-
Bìu Tinh Hoàn Có Những Chức Năng Như Thế Nào?
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Tinh Hoàn Co Rút
-
Tinh Hoàn ẩn - Bệnh Lý Hay Gặp ở Bé Trai ⋆ Hồng Ngọc Hospital
-
TINH HOÀN ẨN & CÂU CHUYỆN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM TRAI
-
Xệ Tinh Hoàn Là Gì Và Các Hướng điều Trị - IVF Hồng Ngọc
-
Bị đau Nhức Tinh Hoàn Trái Và Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Gì
-
Ngứa Bìu ở Nam Giới Là Dấu Hiệu Gì? Cách Chữa Ngứa Bìu Triệt để | Blog
-
Dấu Hiệu Gây Sa Tinh Hoàn Và Mức độ Nào Là Nguy Hiểm?